GATS là gì? Thương mại dịch vụ quốc tế theo quy định của GATS.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế như hiện nay, thương mại dịch vụ và dịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia, các nước phát triền và đang phát triển đặc biệt là Việt Nam.

1. Lịch sử hình thành và phát triển của GATS:

Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (viết tắt là ‘GATS’) là một hiệp định trong khuôn khổ WTO và điều chỉnh các vấn đề về thương mại dịch vụ giữa các thành viên WTO. Hiệp định được ký kết sau khi kết thúc Vòng đàm phán Uruguay và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, gồm 29 điều và nhiều phụ lục. Hiệp định được thiết lập nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của hệ thống thương mại đa phương sang lĩnh vực dịch vụ chứ không chỉ điều chỉnh một mình lĩnh vực thương mại hàng hóa như trước đó. Không giống những lĩnh vực thương mại khác, trong các cuộc đàm phán thương mại, thương mại dịch vụ chưa được định hình rõ rệt, cho đến những năm 80-90 của thế kỉ XX, khi các chuyên gia kinh tế và các nhà hoạch định chính sách bắt đầu phải đối mặt với nhu cầu cần có sự điều chỉnh một vấn đề ngày càng trở nên quan trọng trong hoạt động kinh tế. 

2. Phạm vi áp dụng của GATS:

Quy định tại Khoản 1 Điều 1: “Hiệp định này áp dụng đối với các biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ của thành viên”.

GATS được thiết lập nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của hệ thống thương mại đa phương sang lĩnh vực dịch vụ. Tất cả các thành viên WTO đều tham gia GATS. Các nguyên tắc cơ bản của WTO về  đãi ngộ tối huệ quốc (Most Favoured Nation-MFN) và đãi ngộ quốc gia (National Treatment-NT) cũng đều áp dụng với GATS.

GATS được áp dụng cho tất cả các loại dịch vụ được trao đổi trên thế giới.Theo tài liệu ký hiệu MTN.GNS/W/120 của WTO, dịch vụ được chia thành 12 nhóm lớn với 155 phân ngành, 4 phương thức cung cấp dịch vụ.

Theo GATS phạm vi bao gồm bất kì dịch vụ nào trong tất cả các lĩnh vực trừ

+ Dịch vụ công (theo pháp luật từng nước. Ở Việt Nam như điện, nước…)

+ Dịch vụ thuộc lĩnh vực vận tải hàng không

Các biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ 

+ Bất kì biện pháp nào

+ Tác động đến thương mại dịch vụ (dù là tích cực hay tiêu cực)

+ Hình thức: luật, quy định, thủ tục, hành vi hành chính (chính quyền trung ương, địa phương, cơ quan được nhà nước trao quyền, bang)

3. Khái niệm thương mại dịch vụ quốc tế:

Theo Hiệp định Marrakesh: phụ lục 1b GATS

Khoản 2 Điều 1 GATS:

Theo Hiệp định này, thương mại dịch vụ được định nghĩa là việc cung cấp dịch vụ:

(a) Từ lãnh thổ của một thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một thành viên nào khác;

(b) Trên lãnh thổ của một thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác;

(c) Bởi một người cung cấp dịch vụ của một thành viên, thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thổ của bất kỳ thành viên nào khác;

(d) Bởi một người cung cấp dịch vụ của một thành viên thông qua sự hiện diện thể nhân trên lãnh thổ của bất kỳ thành viên nào khác;

4. Các phương thức cung cấp dịch vụ:

Phương thức 1: Cung ứng dịch vụ qua biên giới (Cross-border supply): Cung ứng dịch vụ qua biên giới được hiểu là việc cung cấp dịch vụ từ lãnh thổ của một thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một thành viên nào khác.

Đặc điểm của loại hình cung cấp dịch vụ này là chỉ có bản thân dịch vụ là đi qua biên giới, còn ngư­ời cung cấp dịch vụ không có mặt tại n­ước nhận dịch vụ.

Ví dụ: hoạt động chuyển tiền, giáo dục từ xa, tư vấn pháp lý cho người nước ngoài qua điện thoại, mail…

Phương thức 2: Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài

Tiêu dùng ở nước ngoài (Consumtion abroad): sự cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của một thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ thành thành viên nào khác.

Đặc điểm:

  • Chủ thể tham gia: bên cung ứng dịch vụ là thương nhân; bên sử dụng dịch vụ là người tiêu dùng
  • Người tiêu dùng từ bất kì nước nào di chuyển qua nước nơi có bên cung ứng DV để nhận DV
  • Bên cung ứng DV không di chuyển mà vẫn ở trong nước để cung ứng DV

Ví dụ: du lịch, du học…

Phương thức 3: Hiện diện thương mại

Hiện diện thương mại (Commercial presence): đây là phương thức cung ứng dịch vụ, theo đó dịch vụ được cung ứng bởi một nhà cung ứng dịch vụ của một thành viên, thông qua việc thành lập một hiện diện thương mại ở lãnh thổ một thành viên khác.

Cung cấp dịch vụ ở nước ngoài bằng cách thành lập hiện diện thương mại của mình. Có thể là văn phòng đại diện (tùy thuộc theo pháp luật của qgia đó), Công ty liên doanh, cty con, cty 100% vốn nước ngoài, chi nhánh, ngân hàng…

Văn phòng đại diện tại VN k đc phép thu lợi nhuận, tại TQ thì được phép thu lợi nhuận

Đặc điểm:

  • Chủ thể tham gia: bên cung ứng dịch vụ là thương nhân; bên sử dụng dịch vụ là người tiêu dùng
  • đây là phương thức đầu tư, tạo thành phần cốt yếu của TMDV. Trong phương thức này, một công ty dịch chuyển đến một nước khác để cung ứng dịch vụ thông qua việc thành lập một hiện diện thương mại.
  • Người tiêu dùng không di chuyển mà nhà cung ứng dịch vụ di chuyển

 Ví dụ : ANZ – một trong ba ngân hàng nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép thành lập tại Việt Nam. Đây chính là việc cung ứng dịch vụ ngân hàng thông qua hiện diện thương mại.

Phương thức 4: Hiện diện thể nhân (Thể nhân k được hiểu là người tìm kiếm việc làm) (Movement of natural persons): là phương thức cung ứng dịch vụ, theo đó dịch vụ được cung ứng bởi nhà cung ứng của một thành viên, thông qua hiện diện của nhà cung ứng này ở lãnh thổ một thành viên khác.

+ Được của ra nước ngoài cung ứng dịch vụ (di chuyển nội bộ). Nhân sự cấp cao di chuyển sang chi nhánh

+ Thể nhân nhân danh chính mình sang cung ứng dvụ (theo hợp đồng)

Đặc điểm:

  •  Nhà cung ứng dịch vụ không phải là doanh nghiệp mà là thể nhân
  • Người tiêu dùng ở tại lãnh thổ của mình; người cung ứng di chuyển đến với người tiêu dùng để cung ứng dịch vụ

Ví dụ: Giảng viên ở nước ngoài về VN dạy học  …

=> Có thể áp dụng cùng lúc các phương thức.

5. Tư cách chủ thể của cá nhân:

Cá nhân với tư cách chủ thể trong thương mại quốc tế là thương nhân hội đủ các điều kiện mà pháp luật quy định. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà luật pháp các nước có thể quy định một cách cụ thể hoặc không cụ thể các điều kiện đối với cá nhân khi tham gia quan hệ thương mại quốc tế với tư cách chủ thể. 

– Nếu pháp luật quy định một cách cụ thể các tiêu chuẩn của chủ thể là cá nhân thì chỉ những người có đầy đủ tất cả những yêu cầu mà pháp luật quy định mới có thể trở thành chủ thể trong quan hệ luật thương mại quốc tế.

– Nếu pháp luật không quy định cụ thể về các điều kiện của chủ thể là cá nhân trong quan hệ của luật thương mại quốc tế thì khi xem xét tư cách chủ thể của một người trong quan hệ thương mại quốc tế sẽ căn cứ vào các quy định đối với cá nhân là thương nhân trong quan hệ pháp luật thương mại trong nước đồng thời có bổ sung một số điều kiện nhất định. Nói cách khác, trong trường hợp này, cá nhân muốn trở thành chủ thể trong luật thương mại quốc tế phải là thương nhân trong quan hệ thương mại trong nước, đồng thời hội đủ các điều kiện bổ sung theo quy định của pháp luật để có thể tham gia giao dịch thương mại quốc tế. 

Ví dụ: theo quy định của pháp luật việt Nam thì người đủ điều kiện trở thành chủ thể trong hoạt động thương mại trong nước, nếu muốn hoạt động thương mại với nước ngoài thì phải có đầy đủ các điều kiện do chính phủ quy định (Điều 73 LTM 2020). Mặc dù có những quy định cụ thể khác nhau nhưng nhìn chung luật pháp của hầu hết các nước đều dựa trên hai tiêu chuẩn là: 

6. Các nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực thương mại dịch vụ theo quy định GATS.

 6.1. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc MFN

Khoản 01 Điều 02 GATS cấm việc phân biệt đối xử giữa các dịch vụ tương tự hay nhà cung ứng dịch vụ tương tự từ những thành viên khác nhau: đối với bất kì biện pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này, mỗi thành viên phải dành ngay lập tức và vô điều kiện cho dịch vụ và các nhà cung ứng dịch vụ của bất kì thành viên nào khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà thành viên đó dành cho dịch vụ và các nhà cung ứng dịch vụ tương tự của bất kì thành viên nào khác.

Theo Phụ lục ngoại lệ của Điều 2 GATS, các thành viên được đưa vào biểu cam kết những ngoại lệ nhằm phân biệt đối xử giữa các thành viên. Sự phân biệt này mang tính đơn phương, có nghĩa là các thành viên không cần phải biện minh hay được chấp thuận bằng bất kì cam kết nào. Tuy nhiên, ngoại lệ không được mở rộng đối với toàn bộ một ngành dịch vụ, mà phải cụ thể tới từng biện pháp riêng biệt. Hơn nữa, Phụ lục của Điều II ghi rõ rằng sự hạn chế chỉ mang tính tạm thời và nó phải được đưa ra tại thời điểm gia nhập

Để xem xét việc tuân thủ nghĩa vụ của thành viên thì cần trả lời 3 câu hỏi: liệu biện pháp được nói đến có chịu sự điều chỉnh của GATS – một biện pháp quy định một vấn đề khác tác động đến TMDV cũng chịu sự điều chỉnh của GATS; liệu các dịch vụ hay nhà cung ứng dịch vụ có tương tự hay không; liệu một sự đối xử kém thuận lợi hơn có xảy ra đối với các dịch vụ hay nhà cung ứng dịch vụ của một thành viên hay không.

6.2. Nguyên tắc minh bạch:

Điều 3 GATS đặt ra nghĩa vụ cho các thành viên phải công bố tất cả các biện pháp chung được áp dụng chung, gắn liền hoặc có ảnh hưởng đến sự áp dụng GATS. Trừ tình huống khẩn cấp, vào thời điểm gia nhập, các thành viên có nghĩa vụ công bố tất cả các luật, quy định, văn bản hướng dẫn hay thậm chí các thỏa thuận quốc tế có ảnh hưởng đến GATS và trong vòng 2 năm sau đó phải lập một cơ quan thông tin về GATS để thuận tiện cho các cuộc đối thoại về TMDV, cam kết hàng năm thông báo bất cứ thay đổi nào về luật hay quy định liên quan đến TMDV cho ủy ban GATS nhằm ngăn chặn việc những biện pháp trong nước có thể hủy hoại các nhượng bộ thương mại. Đối với một số ngành dịch vụ giữ vị trí quan trọng chiến lược đối với an ninh quốc gia thì thành viên có thể không có nghĩa vụ công bố thông tin như: cản trở việc thi hành pháp luật, chống lại lợi ích cộng đồng hoặc xâm hại lợi ích chính đáng của một doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước cụ thể.

6.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường: 

Theo Điều XVI GATS gồm 2 khía cạnh:

+ Các nước thành viên mở cửa thị trường cho nhau thông qua việc cắt giảm từng bước, tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, mở đường cho thương mại phát triển;

+ Các chính sách, luật lệ thương mại phải được công bố công khai, minh bạch, kịp thời để có thể dự báo được môi trường và triển vọng thương mại

WTO không yêu cầu tất cả các thành viên phải mở cửa thị trường đối với tất cả các lĩnh vực dịch vụ. Việc mở cửa lĩnh vực dịch vụ nào và mức độ mở cửa tới đâu sẽ được thực hiện thông qua đàm phán. Kết quả đàm phán của từng thành viên sẽ được ghi nhận trong biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ.

6.4. Nguyên tắc đối xử quốc gia: 

Theo Điều XVII GATS: “Các thành viên phải dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà thành viên đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của mình.” 

Mỗi quốc gia sẽ có cam kết cụ thể về đối xử quốc gia đối với từng phương thức cung cấp dịch vụ của từng phân ngành dịch vụ.

Các quy định thuộc phạm vi áp dụng nguyên tắc NT trong TMDV:

+ Điều kiện đối với nhà cung cấp dịch vụ muốn cung cấp dịch vụ tại nước sở tại

+ Phạm vi hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ khi đã được phép cung cấp dịch vụ tại nước sở tại.