Gateway là gì? Khái niệm, công dụng và phân loại Gateway
Gateway là gì? Khái niệm, công dụng và phân loại Gateway
Gateway là một thuật ngữ ngàng viễn thông. Gateway dường như là một thiết bị không thể thiếu đối với một hệ thống mạng cho doanh nghiệp. Bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về Gateway là gì cũng như các lợi ích to lớn mà nó có thể mang lại. Cùng tham khảo nhé!
Gateway là gì?
Gateway là một nút mạng được sử dụng để kết nối hai mạng có giao thức truyền dẫn khác nhau lại với nhau. Nó sẽ xử lý đầu vào và đầu ra của mạng bởi tất cả các dữ liệu phải đi qua gateway trước khi được định tuyến.
Ưu điểm chính của việc sử dụng Gateway là để đơn giản hóa kết nối internet vào một thiết bị. Trong doanh nghiệp, một nút gateway cũng có thể hoạt động như một máy chủ proxy (proxy server) và tường lửa (firewall).
Gateway hoạt động thế nào?
Tất cả các mạng đều có một ranh giới. Ranh giới này sẽ giới hạn giao tiếp với các thiết bị được kết nối trực tiếp với nó. Do đó, nếu một mạng muốn giao tiếp với các thiết bị/nút hoặc với mạng bên ngoài ranh giới đó, chúng sẽ chức năng của một gateway. Gateway thường có đặc điểm sự kết hợp của router và modem.
Gateway được bổ sung ở rìa của một mạng và quản lý tất cả dữ liệu được chuyển hướng nội bộ hoặc chuyển hướng ra bên ngoài từ mạng đó. Khi một mạng muốn giao tiếp với mạng khác, gói dữ liệu sẽ được chuyển đến gateway và sau đó được chuyển đến đích thông qua đường dẫn hiệu quả nhất. Ngoài dữ liệu định tuyến, một gateway cũng sẽ lưu trữ thông tin về đường dẫn nội bộ (internal paths) của mạng máy chủ và đường dẫn của bất kỳ mạng bổ sung nào mà nó gặp phải.
Các gateway về cơ bản là bộ chuyển đổi giao thức, tạo điều kiện tương thích giữa hai giao thức và có thể hoạt động trên bất kỳ lớp nào của mô hình open systems interconnection (OSI).
Các lợi ích Gateway mang lại là gì?
Sau đây là các lợi ích cơ bản mà Gateway có thể mang lại:
-
Khả năng kết nối: Gateway cung cấp khả năng kết nối tốt hơn với các mạng khác nhau và nó cũng giúp mở rộng mạng bằng cách liên kết nhiều máy tính cùng với các hệ thống khác với nhau. Do đó, các loại máy tính khác nhau có khả năng truy cập vào cùng một loại thông tin.
-
Bảo vệ khỏi người dùng không mong muốn: Gateway cho phép xác thực người dùng để cải thiện bảo mật. Vì vấn đề bảo mật, ID người dùng và Mật khẩu được cài đặt trên cổng mạng, những người dùng không mong muốn không thể truy cập bất kỳ loại thông tin nào từ mạng và chỉ những người dùng được ủy quyền mới có quyền truy cập vào tất cả thông tin trên toàn bộ mạng.
-
Khả năng lọc: Quá trình lọc là một khả năng chính khác của gateway, bởi vì nó có thể thực hiện quá trình lọc bằng việc kiểm tra mọi gói dữ liệu khi chúng được chuyển qua cổng.
-
Kiểm soát miền (domain): Số lượng lớn miền xung đột và miền quảng bá (collision and broadcast domain) ngày càng tăng và Gateway có khả năng quản lý miền xung đột và miền quảng bá.
-
Bộ chuyển đổi giao thức: Một gateway có khả năng chuyển đổi các gói dữ liệu theo nhu cầu. Nếu bất cứ lúc nào mạng đích có các loại yêu cầu khác nhau thì nó cũng có thể chuyển đổi tất cả các định dạng dữ liệu theo nhu cầu.
Gateway gồm bao nhiêu loại?
-
Web application firewalls:
Loại tường lửa này lọc lưu lượng truy cập đến và đi từ máy chủ web, đồng thời xem xét dữ liệu của lớp ứng dụng.
-
Cloud storage gateway:
Loại này phiên dịch các yêu cầu lưu trữ với các lệnh API calls dịch vụ lưu trữ đám mây khác nhau. Nó cho phép các tổ chức tích hợp việc lưu trữ từ cloud riêng vào các ứng dụng mà không phải di chuyển vào cloud công cộng.
-
API, SOA or XML gateway:
Loại gateway này quản lý lưu lượng truy cập ra vào một dịch vụ, kiến trúc SOA (microservices-oriented architecture) hoặc dịch vụ web dựa trên XML (XML-based web service).
-
IoT gateway:
Tổng hợp dữ liệu cảm biến từ các thiết bị IoT, chuyển đổi giữa các giao thức cảm biến và xử lý dữ liệu cảm biến trước khi gửi đi.
-
Media gateway:
Chuyển đổi dữ liệu từ định dạng yêu cầu riêng cho một loại mạng này sang định dạng yêu cầu khác của một mạng khác.
-
Email security gateway :
Loại này ngăn chặn việc truyền các email vi phạm chính sách của công ty và chặn việc truyền các thông tin với mục đích xấu.
-
VoIP trunk gateway:
Loại này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các máy điện thoại cũ, chẳng hạn như điện thoại bàn và máy fax với điện thoại VoIP.
Ngoài ra, một nhà cung cấp dịch vụ có thể phát triển các gateway cá nhân của riêng họ để khách hàng có thể sử dụng. Ví dụ: Amazon Web Services (AWS) có Cổng API Amazon cho phép nhà phát triển kết nối các ứng dụng không phải AWS với các tài nguyên hỗ trợ AWS.
Sự khác biệt giữa gateway và Router
Gateway và router giống nhau ở chỗ là cả hai đều có thể được sử dụng để điều chỉnh lưu lượng giữa hai hoặc nhiều mạng riêng biệt. Tuy nhiên, một router được sử dụng để tham gia hai loại mạng giống nhau và một gateway được sử dụng để tham gia hai mạng khác nhau.
Một bộ Router có thể được coi là một gateway, nhưng một gateway không phải lúc nào cũng được coi là một router. Router là cổng kết nối phổ biến nhất và được sử dụng để kết nối mạng gia đình hoặc mạng doanh nghiệp với internet.
Lời kết
Vừa rồi là những thông tin cơ bản nhất về gateway. Có thể thấy gateway đóng một vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong một hệ thống mạng qui mô lớn. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ hình dung được gateway là gì cũng như những công dụng của nó. Ngoài ra bạn cũng đừng quên nghiên cứu thật kỹ để có thể lựa chọn cho mình một thiết bị gateway phù hợp nhất nhé!
FPT – Thiết Bị Mạng