gai đốt sống cổ | BvNTP
Trong Y học, gai đốt sống cổ là một bệnh lý thoái hóa xương khớp khá phổ biến. Nó đặc trưng bởi tình trạng lắng đọng canxi ở thân sống và dây chằng tạo thành các mỏm gai xương. Các mỏm gai này ban đầu chỉ có kích thước tầm vài milimet và thường không gây ra đau đớn hay bất cứ triệu chứng nào. Theo thời gian, gai xương dần phát triển dài và to ra, gây chèn ép vào ống tủy, rễ dây thần kinh khiến người bệnh đau nhức dữ dội.
Gai cột sống thường xảy ra ở những người trên 55 tuổi và đang có có xu hướng trẻ hóa do nhiều nguyên do. Một số yếu tố hàng đầu gây bệnh gai đốt sống cổ tương đối có thể kể đến như thoái hóa xương khớp, chấn thương cột sống, lao động nặng trong thời gian dài,…
Gai cột sống cổ có nguy hiểm không?
Gai cột sống cổ không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người. Tuy nhiên, những biến chứng khó lường trước của bệnh làm sức khỏe suy kiệt, đời sống sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều cản trở, thậm chí là tàn phế. Điều trị càng sớm thì các biến chứng càng nhẹ, tỷ lệ hồi phục của người bệnh càng cao.
-
Gây đau đớn vùng cổ – vai: Triệu chứng này tương đối phổ biến ở những bệnh lý xương khớp khác nên người bệnh thường chủ quan. Tuy nhiên, khi gai xương bắt đầu phát triển, cọ xát với vùng cơ xung quanh thì người bệnh sẽ cảm nhận được các cơn đau nhức ở vùng cổ, gáy và lan dần xuống vai. Các cơn đau này có thể kèm theo hiện tượng co cứng cơ, mỏi cơ ngay cả khi người bệnh không thực hiện bất gì vận động nào.
-
Rối loạn cảm giác tứ chi: Khi gai xương cọ xát hoặc đâm vào dây thần kinh các cơn đau sẽ lan xuống hai tay, hai chân chân gây ra cảm giác tê bì hoặc mất cảm giác tạm thời. Ngoài ra, cơ bắp của người bệnh sẽ yếu dần.
-
Rối loạn dây thần kinh thực vật: Biểu hiện của việc rối loạn này là việc người bệnh khó khăn trong cử động, tụt huyết áp, mồ hôi tiết ra nhiều người hơn bình thường,… Các biểu hiện này cảnh báo sự phát triển xấu đi của gai đốt sống cổ.
-
Gây mất cân bằng: Máu không thể lưu thông bình thường lên não gây nên tình trạng mất cân bằng. Thêm vào đó, khi các cơn đau dữ dội xuất hiện, người bệnh sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt.
-
Cơ thể mệt mỏi: Các cơn đau khiến người bệnh mất ngủ, chán ăn, lo lắng kéo dài. Do vậy, cơ thể của người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi.
-
Mất kiểm soát trong vấn đề tiểu tiện: Khi gai cột sống cổ chuyển biến đến giai đoạn nặng chèn ép vào rễ thần kinh hoặc tủy sống có thể gây rối loạn thần kinh thực vật, người bệnh mất kiểm soát việc đại tiểu tiện.
Gai đốt sống cổ hay bị ở vị trí nào?
Cổ của con người gồm có 7 đốt sống được kí hiệu lần lần từ C1 đến C7. Thông thường, bệnh gai đốt sống cổ thường xảy ra ở vị trí C5 C6 do nhiều lý do tác động.
Gai đốt sống cổ C5 C6
Cột sống cổ là vùng tập trung của rất nhiều dây thần kinh và mạch máu quan trọng trong cơ thể. Trong đó, đốt sống C5C6 có vị trí nằm ở phần gần cuối của chuỗi đốt sống cổ. Đây là hai vị trí phải chịu đồng thời lực tác động của trọng lượng phần đầu và sự chèn ép về lực của phần cổ – vai – cánh tay mỗi khi chúng ta thực hiện các động tác xoay, vặn cổ – vai.
Theo thời gian, xương khớp dần lão hóa thì vị trí này cũng thường có mức độ tổn thương nghiêm trọng nhất. Đây chính là nguyên do vì sao đa số trường hợp gai đốt sống cổ lại rơi vào vùng C5C6.
Triệu chứng cơ bản của gai đốt sống cổ là các cơn đau dữ dội ở vùng gần gáy lan dần xuống hai bả vai, có thể xuống một phần đốt sống lưng. Các cơn đau càng thêm dữ dội khi người bệnh ngửa cổ lên hoặc cúi đầu xuống. Ngoài đau đớn, người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng sau đây:
-
Tê bì tay chân
-
Cánh tay ngứa rát
-
Bại liệt tứ chi
-
Các bệnh lý về tủy sống
Gai đốt sống cổ nên uống thuốc gì?
Thuốc giảm đau
thông thường
Loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Paracetamol. Để đảm bảo an toàn cho cơ thể, người bệnh cần tham vấn ý kiến của bác sĩ về liều lượng.
Thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa Steroid
Thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa Steroid là loại thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân gai cột sống cổ. Một số loại điển hình là: Aspirin, Diclofenac hoặc Ibuprofen,…
Tác dụng của các loại thuốc này là đẩy lùi các cơn đau ngoại biên tức thì, đồng thời ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm tại vùng xương khớp tổn thương thông qua việc ức chế enzyme Cyclooxygenase 1 và 2.
Khi sử dụng loại thuốc kể trên người bệnh cần đặc biệt chú ý đến liều lượng và thời gian sử dụng. Nếu lạm dụng thuốc trong thời gian dài hoặc dùng không đúng chỉ dẫn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho gan, thận, dạ dày. Do đó, người bệnh chỉ nên dùng theo chỉ định của bác sĩ chứ không tự ý mua về điều trị.
Thuốc giãn cơ
Thông qua quá trình ức chế dẫn truyền dây thần kinh nguyên phát, ức chế quá trình tái hấp thụ Ca2+, thuốc giãn cơ sẽ làm giảm tình trạng co cứng, đau nhức, tê cứng cột sống do gai xương chèn ép. Ngoài ra, thuốc giãn cơ có khả năng tăng cường tuần hoàn máu hoặc giảm tình trạng cơ thắt quá mức của hệ cơ xương khớp.
Thuốc Corticoid
Loại thuốc Corticoid được sử dụng nhiều nhất trong điều trị gai cột sống cổ là Methylprednisolon. Thuốc cho tác dụng giảm viêm nhiễm vùng xương khớp tổn thương thông qua cơ chế ức chế miễn dịch. Ngoài ra, bác sĩ còn chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc này để đẩy lùi các cơn đau nhức do gai cột sống cổ gây ra.
Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp bệnh bệnh có thể dùng dài lâu do tác dụng phụ của thuốc gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày, tá tràng và hệ tim mạch.
Vitamin nhóm B
Các loại vitamin nhóm B như B1, B6, B12 có khả năng phục hồi dây thần kinh tổn thương tương đối hiệu quả nhờ khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu. Ngoài ra, thuốc có công dụng ngăn chặn tình trạng co cứng cơ và giảm chèn ép dây thần kinh đáng kể.
Gai đốt sống cổ và cách điều trị hiệu quả bằng An Cốt Nam
Đa phần các loại thuốc kể trên đều gây ra những tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Để khắc phục nhược điểm đó, các bác sĩ Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược đã nghiên cứu và bào chế nên bài thuốc An Cốt Nam có nguồn gốc 100% từ thảo dược tự nhiên, đạt chuẩn CO-CQ về hàm lượng dược tính và độ tinh khiết theo tiêu chuẩn quốc tế.
An Cốt Nam kế thừa tinh hoa của 2 phương thuốc cổ xưa là “Độc hoạt tang ký sinh” và “Quyên tý thang”. Để tăng cường hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị, các bác sĩ Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược đã gia giảm thêm nhiều vị thảo dược quý hiếm như Sâm Ngọc Linh, Thiên Niên Kiện, Trư Lung Thảo, Bí Kỳ Nam,…
Bạn đọc tìm hiểu chi tiết về An Cốt Nam tại đây