[FREE] 10+ Bài Tiểu Luận Đạo Đức Kinh Doanh & 50+ Đề Tài HAY

5/5 – (1 bình chọn)

Theo sự phát triển của nền kinh tế, trách nhiệm và đạo đức trong công việc kinh doanh càng được quan tâm hơn là tính chất doanh số. Các mô hình kinh doanh được mở ra nhiều đồng nghĩa với việc cạnh tranh ngày càng đông, nhiều người chạy theo lợi nhuận mà quên đặt tâm, đặt đức vào việc làm. Vậy nên bài viết này sẽ cùng bàn luận về đề tài tiểu luận đạo đức kinh doanh thông qua việc tìm hiểu khái niệm và những chủ đề có liên quan mật thiết tới đạo đức trong kinh doanh.

Tìm hiểu về đạo đức kinh doanh.

Đạo đức kinh doanh nằm trong phạm trù đạo đức thuộc lĩnh vực kinh doanh. Đây là tổ hợp  của những chuẩn mực, nguyên tắc được đặt ra nhằm đảm bảo lợi ích kinh doanh của một cá nhân, một tập thể nào đó. Đạo đức kinh doanh là điều tất yếu để kiểm soát mức độ chân thực và công bằng cho sự cạnh tranh trong kinh doanh.

Xoay quanh vấn đề đạo đức kinh doanh có rất nhiều khía cạnh cần khai thác, dưới đây sẽ là danh sách đề tài tiểu luận được chọn lọc về đạo đức kinh doanh để mọi người tham khảo.

Danh sách đề tài tiểu luận về đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là gì ? Ý nghĩa của đạo đức kinh doanh.

Đạo đức kinh doanh có quan trọng với nền kinh tế không ?

Thực trạng về đạo đức kinh doanh. Giải pháp nào để giải quyết vấn đề.

Bí mật về đạo đức của người làm việc trong xây dựng kinh doanh.

Đặc điểm của đạo đức kinh doanh trong thời đại số.

So sánh tầm quan trọng của lợi nhuận với tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh.

Mối liên kết giữa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh.

Đề tài tiểu luận đạo đức kinh doanh: Rủi ro từ việc suy đồi đạo đức kinh doanh.

Thách thức mà đạo đức kinh doanh đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam.

Đạo đức trong kinh doanh ảnh hưởng tới lợi ích xã hội như thế nào ?

Bài học rút ra từ vấn đề đạo đức trong kinh doanh.

Đạo đức kinh doanh trong ngành marketing.

Đạo đức kinh doanh và ý thức doanh nghiệp.

Đạo đức kinh doanh trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Đạo đức kinh doanh và vấn đề phát triển cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Thách thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu về đạo đức trong kinh doanh.

Những vấn đề đạo đức kinh doanh đặt ra cho doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

Đề tài tiểu luận về đạo đức kinh doanh: Yếu tố nào đã tác động tới đạo đức trong kinh doanh.

Trách nhiệm về đạo đức của người đứng đầu doanh nghiệp.

Điều phối giữa đạo đức kinh doanh với đối thủ cạnh tranh.

Bài toán đạo đức kinh doanh đặt ra cho pháp luật.

Nghiên cứu về các hành vi vi phạm về đạo đức trong kinh doanh.

Điểm khác nhau giữa đạo đức kinh doanh và đạo đức xã hội.

Đề tài tiểu luận đạo đức kinh doanh: Giá trị thực tế của đạo đức kinh doanh.

Tìm hiểu đạo đức kinh doanh đối với các tập đoàn lớn Việt Nam.

Đạo đức kinh doanh trong đại dịch Covid-19.

Đây là danh sách những đề tài tiêu biểu về đạo đức kinh doanh được dùng làm tiêu đề cho tiểu luận. Cùng với đó là 10 bài mẫu hữu ích giải quyết vấn đề.

Top 10 bài mẫu hay nhất về đạo đức kinh doanh.

Bài mẫu 1: Đạo đức kinh doanh là gì ? Ý nghĩa của đạo đức kinh doanh.

Đây là một đề tài tiêu biểu về đạo đức kinh doanh hiện nay. Bài mẫu này là mở đầu để khai thác các phương diện khác nhau đồng thời cũng tìm ra ý nghĩa cốt lõi của đạo đức kinh doanh đối với xã hội.

Về hình thức, cách trình bày gọn gàng, cách đầu dòng hay sắp xếp các khổ cần chú ý lề để phân tách rõ ràng. Các luận điểm cần bôi đậm để nêu rõ nội dung. Bài tiểu luận trên 10 trang, không dài dòng.

Về nội dung, tìm ra các luận điểm của chủ đề. Chia các luận điểm thành các phần phù hợp.

Phần đầu tiên cần giải thích đạo đức kinh doanh là gì? Ở đây cần đưa ra định nghĩa, một số ví dụ về đạo đức kinh doanh trong thực tế để thuyết phục người đọc.

Phần thứ hai là ý nghĩa của đạo đức kinh doanh. Ý nghĩa của đạo đức kinh doanh có tác dụng cân bằng công việc kinh doanh, là quyết định quan trọng cho một doanh nghiệp về độ uy tín cũng như chất lượng sản phẩm, đồng thời cũng là yếu tố đánh giá trách nhiệm của từng cá nhân trong doanh nghiệp.

Với bài mẫu thứ nhất này, đã khai thác được phần nền của đạo đức kinh doanh, bổ trợ cho việc tìm hiểu sâu hơn. Bài mẫu tiểu luận đạo đức kinh doanh này khá đầy đủ các thông tin để các bạn tham khảo và phát triển sáng tạo.

Bài mẫu 2: thực trạng của đạo đức kinh doanh. Giải pháp nào để giải quyết vấn đề.

Chủ đề tiểu luận đạo đức kinh doanh sẽ luôn xoay quanh cuộc sống tuy nhiên để hiểu được thực trạng cần phải có cơ hội thực tế, bài tiểu luận vấn đề này thường xuất hiện cho sinh viên kinh tế vào giai đoạn năm 3- năm 4 khi các bạn đã có cơ hội được đi thực tế thông qua việc làm thêm ở những mô hình kinh doanh nhỏ và hơn thế có bạn đã được trải nghiệm tại các công ty lớn. Đạo đức kinh doanh là một bức mành cần được các bạn vén màn sự thực thông qua những lập luận có căn cứ trong bài tiểu luận về thực trạng đạo đức trong kinh doanh.

Hình thức bài tiểu luận cần tính logic cao, sự linh hoạt trong sắp xếp các vấn đề, ngắn gọn nhưng đầy đủ ý chính.

Về nội dung bài, chủ đề đã chia rõ hai phần. Bám sát vào chủ đề để triển khai vấn đề, các phần có sự liên kết, câu từ mạch lạc, dễ hiểu.

Phần 1: thực trạng của đạo đức kinh doanh.

Nêu ra bề nổi của đạo đức trong kinh doanh. Ví dụ như là sự thể hiện của người đứng đầu trong việc đưa ra sản phẩm, nhân viên tại các bộ phận biểu hiện ra sao. Đưa ra nhận xét khái quát về bề nổi của vấn đề để tìm hiểu sâu.

Khai thác được bề nổi thì cần đi sâu vào vấn đề bằng cách đưa ra những dẫn chứng cụ thể mà bản thân trải nghiệm sau khi làm việc cho doanh nghiệp. Đạo đức có thật sự công bằng không, trong việc kinh doanh đạo đức có thực sự cần thiết. Xoay quanh các câu hỏi liên quan và đưa ra câu trả lời.

Phần 2: giải pháp nào để giải quyết vấn đề.

Vấn đề rõ ràng ở đây chính là đạo đức kinh doanh, đã có thực trạng thì cần phải có giải pháp thiết thực để giải quyết những khúc mắc trong vấn đề đạo đức kinh doanh. Giải pháp cần bắt đầu từ người lãnh đạo mô hình kinh doanh, việc đưa ra các nguyên tắc trong công việc chính là yếu tố quan trọng cho đạo đức trong công việc, từ các nguyên tắc đó nhân viên cũng sẽ tự hình thành ý thức của bản thân cũng như đạo đức nghề nghiệp. Sau cùng là đưa ra ý nghĩa của những giải pháp về đạo đức đối với kinh doanh.

Mẫu tiểu luận môn đạo đức kinh doanh trên kết hợp cả lý thuyết và thực tiễn nên cần sự trau dồi kiến thức nhiều, các bạn hoàn toàn có thể rút ra những ý kiến hay để hoàn thiện bài tiểu luận của mình.

Bài mẫu 3: Thách thức của đạo đức kinh doanh đối với nền kinh tế Việt Nam.

Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ thịnh vượng vậy nên thách thức đặt ra ngày càng nhiều, một trong số đó chính là chủ đề đạo đức kinh doanh. Nghe thì không thấy liên quan nhưng thực chất, giữa đạo đức kinh doanh và nền kinh tế có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Một đạo đức tốt hình thành trong kinh doanh sẽ thúc đẩy chất lượng sản phẩm tốt hơn và đem đến nguồn lợi nhuận to lớn cho kinh tế. Bài mẫu thứ ba này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về những thách thức đặt ra và cách khắc phục.

Hình thức bài viết có thể trình bày theo cách sơ đồ tư duy hoặc phát triển ý tưởng hơn thành dạng hình ảnh.

Đối với nội dung bài viết, bạn cần theo dõi các thông tin từ bản tin kinh tế, thời sự nhiều để bổ sung những thông tin thiết yếu về kinh tế và phân tích thông tin. Với chủ đề này phân chia thành hai phần sau:

Phần 1: thách thức của đạo đức kinh doanh đối với nền kinh tế Việt Nam.

Thách thức là điều cần đối mặt và nền kinh tế cần đối mặt là những phương diện của đạo đức trong kinh doanh. Bạn cần nêu ra những điểm tích cực của vấn đề, sau khi xử lý các thông tin tích cực chúng ta cần bẻ lại vấn đề nói sâu về mặt tiêu cực. Kết luận để thấy thách thức đặt ở hai khía cạnh.

Phần 2: cách khắc phục các thách thức do đạo đức doanh nghiệp.

Các điểm cần khắc phục được nêu ra là thay đổi cách nhìn nhận đạo đức kinh doanh, đổi mới cách làm việc để mọi người có thể tự do phát triển dần dần họ sẽ tự đặt ra nguyên tắc đạo đức cho công việc. Những gì họ thay đổi tích cực sẽ giúp nền kinh tế được đổi mới, đem lại nhiều lợi ích hơn và giúp đất nước vươn tầm thế giới,…

Mong rằng đây sẽ là một bài mẫu hay để các bạn tham khảo và đạt được điểm cao cho đề tài tiểu luận đạo đức kinh doanh hay nhất.

Bài mẫu 4: Yếu tố ảnh hưởng tới đạo đức kinh doanh.

Ngoài những chủ thể như khái niệm, ý nghĩa, vai trò,…thì các yếu tố khác cũng là một phần quan trọng trong đạo đức. Những yếu tố kể đến là gì? Cùng chờ phần phân tích dưới đây.

Về hình thức, các yếu tố có thể dùng sơ đồ để phân mục nhỏ để tìm hiểu từng khía cạnh. Cách viết gọn gàng, không rườm rà.

Với nội dung của chủ đề chia thành hai phần riêng biệt.

Phần 1: các yếu tố ảnh hưởng tới đạo đức kinh doanh.

Các yếu tố bao gồm yếu tố ngoại cảnh và yếu tố bên trong. Yếu tố ngoại cảnh là các nguồn lực tới doanh nghiệp, sự thay đổi của xã hội, các ngành kinh tế,… Những yếu tố này sẽ thay phiên nhau trở thành điểm mấu chốt của đạo đức, được sắp xếp theo một quy tắc chuẩn mực.

Về phần yếu tố bên trong phải kể đến như khối lượng công việc, cách sắp xếp công việc, lợi nhuận thu vào, cách quản lý của người đứng đầu,… Mỗi một yếu tố đều cần được phân tích kỹ càng ngoài ra phải đưa ra những dẫn chứng quan trọng cho yếu tố đó.

Phần 2 của bài tiểu luận môn đạo đức kinh doanh: các yếu tố ảnh hưởng tới đạo đức kinh doanh có ảnh hưởng tới kinh tế như thế nào.

Đầu tiên là ảnh hưởng trực tiếp, về mặt tốt sẽ tác động tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế, mô hình doanh nghiệp cũng ngày càng được mở rộng đồng thời chất lượng sản phẩm sẽ được đảm bảo, nguồn lợi thu vào sẽ không có biến động.

Ảnh hưởng gián tiếp là các cuộc cạnh tranh ngầm sẽ diễn ra nảy lửa dựa trên vấn đề trực tiếp, cầm tìm cách giải quyết cả hai vấn đề cùng lúc để không làm tổn hại đến doanh nghiệp. Nêu ra nhận xét chung về các ảnh hưởng trên và đưa ra biện pháp giải quyết tối ưu.

Nhìn chung, bài mẫu trên có thể cho chúng ta nhiều kiến thức hơn về khía cạnh của đề tài tiểu luận về đạo đức kinh doanh. Ngoài ra trau dồi thêm những kỹ năng mềm để góp phần cho bài tiểu luận chất lượng và đạt được số điểm cao.

Bài Tiểu Luận Đạo Đức Kinh DoanhBài Tiểu Luận Đạo Đức Kinh Doanh

Bài mẫu 5: Đạo đức kinh doanh và ý thức doanh nghiệp.

Mối liên hệ giữa đạo đức và ý thức rất mỏng manh, nếu bạn không phân chia ra được ranh giới cụ thể sẽ dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên đạo đức lại bổ trợ cho ý thức của doanh nghiệp nên cần cân nhắc trong kỹ năng tính toán. Đề hiểu rõ ý nghĩa của chủ đề hơn thì bài mẫu sẽ cùng phân tích.

Đầu tiên về hình thức chia đều các mục, tiêu đề ngắn gọn, hợp lý. Cách trình bày chuyên nghiệp theo dạng báo cáo.

Tiếp theo về nội dung cần chia ra hai phương diện là đạo đức kinh doanh và ý thức doanh nghiệp. Cuối cùng nêu ra mối liên kết của hai phương diện và tổng kết vấn đề.

Phần 1: đạo đức kinh doanh và ý thức doanh nghiệp.

Ở phần này, cần đi so sánh hai khía cạnh với nhau, có gì giống và khác nhau giữa hai chủ thể. Đưa ra những dẫn chứng tác động tới hai khía cạnh như đạo đức là một phạm trù rộng hơn ý thức, nó quyết định ý thức của một cá thể hiện hữu trực tiếp có sức ảnh hưởng to lớn, sau đó đưa ra các bằng chứng về đạo đức và ý thức để phân biệt.

Phần 2 bài tiểu luận về đạo đức kinh doanh: mối liên kết giữa đạo đức kinh doanh và ý thức doanh nghiệp.

Sợi dây kết nối giữa hai chủ thể là có cùng chung một mục tiêu phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, cả hai đồng thời quyết định cho tính lợi nhuận của một tập thể không tách rời. Nếu không có một trong hai thì điều gì sẽ xảy ra. Đưa ra ý kiến về tầm quan trọng của mối liên kết.

Đây là một bài mẫu về so sánh nên sẽ dễ dàng cho việc tìm được các ý chính cho chủ đề cần làm, các bạn hoàn toàn có thể tham khảo bài mẫu trên.

Bài mẫu 6: Nghiên cứu về các hành vi vi phạm trong đạo đức kinh doanh.

Vấn đề nào cũng sẽ có mặt trái, trong đạo đức kinh doanh cũng vậy. Có nhiều yếu tố khiến bạn mất kiểm soát trong việc giữ gìn đạo đức. Những hành vi  vi phạm có nghiêm trọng không cần theo sát bài mẫu nghiên cứu này.

Hình thức nói về một vấn đề quan trọng nên hình thức cần chỉn chu, chính xác. Câu văn mạch lạc, đầy đủ ý.

Nội dung bài cần tính tổng hợp cao từ nhiều nguồn, cần trích dẫn chính xác và cụ thể.

Phần 1: các hành vi phạm trong đạo đức kinh doanh.

Là một bài tiểu luận môn đạo đức kinh doanh nghiên cứu nên các hành vi cần xuất phát từ thực trạng của chủ đề, những hành vi vi phạm đó như tắc trách trong việc quản lý, nhận hối lộ, không hoàn thành sản phẩm đúng yêu cầu,… Các hành vi nào được nhìn thấy rõ nhất, những hành vi nào mang tính nghiêm trọng cao. Các bạn cần đưa ra các dẫn chứng cụ thể, với những hành vi trực tiếp sẽ đánh giá được từ sản phẩm kinh doanh còn những hành vi không minh bạch cần thông qua sự tìm hiểu của các cơ quan chức năng và người viết luận sẽ là người tổng hợp lại.

Phần 2: nguyên nhân và hậu quả những hành vi vi phạm.

Các nguyên nhân tiêu biểu là việc chạy theo lợi nhuận, không chú ý tới chất lượng sản phẩm,… Phân tích nguyên nhân ra nhiều mặt, nguyên nhân nào có thể gây ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp như chạy theo lợi nhuận, lợi nhuận có thể nhận lại nhưng đã mất đi đạo đức trong việc kinh doanh thì khó mà sửa chữa được. Đôi khi bạn sẽ phải đối mặt trước pháp luật về việc bản thân làm sai. Đưa ra các nhân chứng về việc đó như nhiều người đứng đầu đã buộc bị từ chức hay phải đền bù thiệt hại cho việc đánh mất đạo đức kinh doanh của mình.

Phần 3: cách khắc phục những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh.

Không có gì là ngẫu nhiên khi bạn không thực sự làm, tuy nhiên bạn vẫn còn cơ hội khắc phục nó. Ngay từ ban đầu khi xây dựng một mô hình kinh doanh, điều người làm cần biết là đặt cái tâm và đạo đức của mình lên trên đầu. Khi bạn đã có đạo đức thì ắt mọi việc sẽ đạt được kết quả như mong đợi.

Bài mẫu 7: Đạo đức kinh doanh trong đại dịch Covid-19.

Đại dịch Covid-19 đã và đang có những biến đổi, để thích ứng và phát triển nền kinh tế nhiều công ty và doanh nghiệp phải gấp rút chạy đua các ngành công nghiệp vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Điều đáng nói ở đây là, liệu trong khi phải chạy đua như vậy có còn giữ được đạo đức trong kinh doanh hay không ?

Hình thức chủ đề chỉ cần đơn giản, dễ hiểu. Tiêu đề gây được sự thu hút tới người đọc.

Về nội dung, nêu ra được tình hình kinh tế thay đổi ra sao và tác động như thế nào tới xã hội. Rút ra các luận điểm chính và triển khai các luận cứ.

Phần 1 bài mẫu môn đạo đức kinh doanh: sự thay đổi của nền kinh tế trong đại dịch Covid-19 và thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp.

Nói một cách dễ hiểu, để tìm hiểu vấn đề chính cần xác định bối cảnh của vấn đề. Ví dụ như tiêu đề đã nói trong thời kỳ đại dịch như hiện nay nền kinh tế sẽ phải thay đổi để thích ứng, các ngành kinh tế nào cần thu mình vào và ngành kinh tế nào cần phát triển rộng hơn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Thách thức to lớn đặt ra cho các doanh nghiệp là phải biết chọn lọc các sản phẩm để kinh doanh, cân bằng chất lượng sản phẩm và lợi nhuận công ty, tiếp theo là phải làm sao để ngăn chặn tình trạng lỗ vốn, hàng tồn. Những thách thức này tạo thành áp lực cho doanh nghiệp vậy còn có thể giữ vững phong độ mà không làm mất đi đạo đức khi kinh doanh hay không?

Phần 2: đạo đức kinh doanh trong đại dịch Covid-19.

Trả lời câu hỏi cuối phần một, cần phải nhìn rõ thực trạng của đại dịch hiện tại, không thể chắc chắn bao giờ đại dịch sẽ kết thúc nhưng để đảm bảo cuộc sống cho người dân thì người kinh doanh có một trọng trách lớn trên vai, trọng trách đó đi đôi với đạo đức. Đại dịch tràn lan và người dân cần là các doanh nghiệp vẫn đưa ra được những sản phẩm tốt, đặc biệt là ngành kinh doanh thực phẩm. Đạo đức luôn phải được sưởi ấm nhờ sự cổ vũ của người dân thì mới bền lâu. Trong thời kỳ này, mọi người phải cùng đồng lòng, giữ được tinh thần một người vì mọi người, không nên vì lợi nhuận mà đánh mất đạo đức kinh doanh.

Bài mẫu số 7 xoay quanh một thực tế không thể chối cãi nên bạn có thể tham khảo từ thực tiễn để chứng minh vấn đề, có thể từ bài mẫu khai thác thêm các vấn đề.

Bài mẫu 8: bài toán đạo đức kinh doanh đặt ra pháp luật.

Dưới sự can thiệp của pháp luật, đạo đức kinh doanh đã trở thành một phạm trù tiêu biểu để đặt ra các nguyên tắc trong cách hoạt động kinh doanh. Và bài toán đặt ra là pháp luật có liên quan gì tới đạo đức kinh doanh.

Hình thức được trình bày logic, câu từ không được sai. Đối với mặt pháp luật cần được sắp xếp hợp lý.

Nội dung cần đưa ra những luận điểm sắc bén để khẳng định và phản biện vấn đề.

Phần 1: đạo đức kinh doanh đặt ra cho pháp luật.

Trong luật pháp, đã có nhiều quy tắc về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp và người dân thì việc luật pháp can thiệp vào vấn đề đạo đức kinh doanh là vô cùng cần thiết.

Phần 2: lợi ích của pháp luật về đạo đức kinh doanh.

Chắc chắn khi đã được kiểm soát bằng pháp luật thì các doanh nghiệp sẽ có ý thức duy trì đạo đức nghề nghiệp. Các nguyên tắc sẽ góp phần đưa ra các sản phẩm chất lượng. Pháp luật giúp cân bằng giữa đạo đức và lợi ích doanh nghiệp.

Bài mẫu này  khá hay về tiểu luận đạo đức kinh doanh, cung cấp nhiều kiến thức pháp luật hơn để không mắc vào vi phạm, chắc chắn bạn sẽ được điểm cao và chất lượng sau bài mẫu.

Bài mẫu 9: tìm hiểu đạo đức kinh doanh đối với các tập đoàn lớn tại Việt Nam.

Việt Nam đang phát triển với tốc độ cực nhanh không chỉ nhờ vào sự quản lý tốt của chính quyền mà còn nhờ sự lớn mạnh của các tập đoàn phân phối. Vậy điều gì đã giúp cho các tập đoàn phát triển như vậy, chính là nhờ vào một phần đạo đức trong kinh doanh, thử tìm hiểu qua bài mẫu này nào.

Về hình thức, các phần được chia ra đầy đủ và hợp lý. Cách trình bày gọn gàng, không rườm rà.

Về nội dung, đưa ra các luận điểm để phân tích tiêu đề. Trong bài này chia chủ đề thành hai phần, phần đầu tiên là tìm hiểu và phần thứ hai là ý nghĩa của đạo đức kinh doanh đối với các tập đoàn.

Phần 1: tìm hiểu đạo đức kinh doanh đối với các tập đoàn lớn tại Việt Nam.

Các tập đoàn lớn thường tập trung một hệ sinh thái ngành nghề lớn nên việc quản lý kinh doanh cần quan tâm rất nhiều. Điều quan trọng là những người tham gia vào việc kinh doanh phải có đạo đức thì mới có khả năng lãnh đạo và kiểm soát các công việc.

Phần 2 bài tiểu luận môn đạo đức kinh doanh: ý nghĩa của đạo đức kinh doanh đối với các tập đoàn.

Các tập đoàn lớn khi có đạo đức trong việc kinh doanh thì chắc chắn sẽ có đạt được sự tin tưởng của người tiêu dùng. Ngoài ra ý nghĩa thực tế là mang lại những giá trị thiết thực của các tập đoàn, từ đó lợi nhuận thu vào sẽ nhiều hơn góp phần hòa nhập với nền kinh tế toàn cầu,… Đưa ra thêm nhiều dẫn chứng thực tế của các tập đoàn như Vingroup, Sungroup,…

Bạn có thể tham khảo để hoàn thành bài tiểu luận chất lượng, tìm ra nhiều ý tưởng sáng tạo về đề tài đạo đức kinh doanh.

Bài Tiểu Luận Đạo Đức Kinh DoanhBài Tiểu Luận Đạo Đức Kinh Doanh

Trong quá trình tìm kiếm tài liệu để làm bài, chắc hẳn là khoảng thời gian rất khó khăn với các bạn, tìm không được tài liệu ưng ý để làm bài thì khiến các bạn dễ nản chí, còn tự viết bài thì câu cú lũng củng, không biết viết từ đâu, Luận Văn Tốt hiểu rõ hiện trạng mà các bạn sinh viên đang trải qua, bạn nào đang gặp tình trạng như mình nói thì hãy liên hệ ngay ZALO: 0934 573 149^^💖💖💖, và DỊCH VỤ THUÊ VIẾT TIỂU LUẬN chuyên nghiệp, uy tín, sẽ hỗ trợ các bạn tận tình trong quá trình hoàn thiện bài làm của mình.

Bài mẫu 10: rủi ro từ suy đồi đạo đức kinh doanh.

Hình thức: trình bày theo hình thức sơ đồ, các rủi ro là từng mục nhỏ, tạo ra các tiêu đề sáng tạo.

Nội dung: chia thành hai phần là tìm hiểu nguyên nhân gây ra suy đồi đạo đức kinh doanh, phần hai là rủi ro do suy đồi đạo đức kinh doanh đưa tới. Mỗi phần đều cần có dẫn chứng và lập luận chính xác.

Phần 1: tìm hiểu nguyên nhân gây ra suy đồi đạo đức kinh doanh.

Nguyên nhân của vấn đề suy đồi chính là kết quả của việc chạy theo lợi nhuận, bỏ rơi người tiêu dùng, làm đồ giả, đồ kém chất lượng để không bị tốn tiền vốn mà vẫn đạt được lợi ích cao. Những việc làm đó đã đi ngược lại với sự tin tưởng của người tiêu dùng, là những hành vi vi phạm đáng lên án. Suy đồi đạo đức kinh doanh sẽ dẫn đến những tác hại khôn lường, nhiều mô hình kinh doanh nghĩ rằng mình sẽ không bị phát hiện nhưng với chế độ luật pháp hiện hành thì sớm muộn cũng bị vạch trần nên hãy làm việc có tâm, có đạo đức để xứng với niềm tin của người tiêu dùng.

Phần 2: giải pháp khắc phục suy đồi đạo đức kinh doanh.

Các doanh nghiệp cần đưa ra một bộ quy tắc về vấn đề việc làm, các cơ quan chức năng cần vào cuộc khi một mô hình kinh doanh được mở ra. Ngăn chặn ngay các hành vi sai phạm đạo đức trong kinh doanh để trả lại một môi trường làm việc trong sạch. Đưa ra những dẫn chứng về việc đã và đang thực hiện để ngăn chặn sai phạm về đạo đức ở các doanh nghiệp nhỏ hay lớn.

…………………………………………………………………………………………….

Thông qua bài viết về danh sách các chủ đề tiểu luận về đạo đức kinh doanh và 10 bài tiểu luận môn đạo đức kinh doanh hay nhất sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình viết tiểu luận, hình thành kỹ năng về mặt từ ngữ sử dụng trong bài. Chúc bạn sẽ có một bài tiểu luận hoàn chỉnh và đạt chất lượng cao.      

LƯU Ý BẠN NÀO MUỐN TẢI NỘI DUNG CỦA CÁC BÀI MẪU TRÊN, HÃY NHẮN TIN CHO LUẬN VĂN TỐT QUA ZALO ĐỂ MÌNH CÓ THỂ GỬI QUA CHO CÁC BẠN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ NHÉ

Nguyễn Thị Hiền Luận Văn TốtNguyễn Thị Hiền Luận Văn Tốt

Mình tên là Nguyễn Thị Hiền, năm nay 32 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ  trường Đại học Tài Chính, mình hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvantot.com. Luận Văn Tốt được thành lập từ năm 2010, nhóm gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ  loại khá giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng mình nhận hỗ trợ sinh viên, học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn, khóa luận  https://luanvantot.com/ – Hoặc ZALO: 09345.73149