FAQ – Chuyên viên BA và những câu hỏi thường gặp

1. Kiến thức nghiệp vụ (domain knowledge) là một yếu tố không thể thiếu cho một BA chuyên nghiệp. Với một Junior BA mới chập chững bước vào nghề thì nên chuyên tâm học sâu một domain hay nên cố gắng trải rộng kiến thức của mình trên nhiều domain khác nhau?

Junior Business Analyst được hiểu là những người mới bước vào nghề, chưa có hoặc có chưa đầy đủ kiến thức căn bản để đảm nhận vai trò của một người BA. Vậy nên câu hỏi ở đây không phải là chuyên tâm học một business domain knowledge hay là dàn trải học nhiều business domain mà là những kĩ năng căn bản nào một người làm Business Analyst (BA) cần có. Thực tế khi bạn có cơ hội khởi nghiệp với vai trò này, bạn không có quyền chọn mình sẽ học chuyên sâu hay dàn trải. Nếu bạn tham dự vào một dự án lớn hoặc tổ chức chuyên về một business domain cụ thể  như ngân hàng, bảo hiểm,… mà cần nhiều công sức (effort) của BA, bạn sẽ có cơ hội đi sâu vào một business domain. Ngược lại, nếu tổ chức chỉ  có các dự án nhỏ và chỉ cần duy nhất một BA cho tất cả dự án nhỏ đó, bạn vẫn phải tham gia. Và lúc này, bạn sẽ dàn trải công sức (effort) cho domain của từng dự án. Trải qua các dự án, chính các kĩ năng căn bản, kĩ năng nâng cao mà một BA cần có sẽ giúp cho bạn thành công ở các dự án, đồng thời phát triển sự nghiệp của bạn trong lĩnh vực này.

Có cùng quan điểm, anh Phụng Trần – Giám đốc Trung Tâm Đào Tạo và Tư Vấn BAC  chia sẻ: Khi mới bước vào nghề BA, điều đầu tiên các bạn nên học là các kiến thức, kĩ năng cơ bản (core skill) mà một người BA cần có. Song song đó, các bạn hãy dành thời gian thực tập những kĩ năng này ở từng dự án thực tế. Nếu có cơ hội, các bạn hãy bắt đầu thực tâp với những business domain đơn giản, sau đó là những business domain phức tạp hơn. Khi đã nắm chắc được các kĩ năng cần thiết mà một BA cần có, thì việc cập nhật business domain ở những mảng khác lúc này sẽ không còn quá khó đối với bạn. Ngược lại, nếu bạn chỉ tập trung tìm hiểu business domain quá nhiều  mà những kĩ năng cơ bản để làm BA lại không nắm chắc thì bạn sẽ không thể tiến xa được trong nghề BA.

 

 

2. Với vai trò khởi nghiệp trong lĩnh vực BA, một Junior BA nên khởi nghiệp ở một công ty chuyên làm software (outsourcing / ODC / product) hay một công ty bảo hiểm / ngân hàng (chỉ chuyên một domain)?

Nếu bạn khởi nghiệp ở một công ty chuyên làm phần mềm (outsourcing / ODC / product), bạn sẽ có cơ hội để hiểu rõ ràng vai trò của một BA trong dự án, quy trình làm việc của BA trong dự án cũng như quy trình sản xuất phần mềm của dự án. Đồng thời, bạn sẽ được thực tập nhiều hơn với vai trò của một người BA, được cộng tác với những người làm BA trong dự án hoặc người làm BA bên phía khách hàng.

Nếu bạn khởi nghiệp ở một công ty/ tổ chức chuyên về một business domain ngân hàng, bảo hiểm,… bạn sẽ được học và có cơ hội đi sâu vào một domain đó. Bạn sẽ phải tầm sư học đạo từ những BA kinh nghiệm trong tổ chức để hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ của mình cũng như là các kĩ năng cần có. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự tìm hiểu hoặc tham gia các khóa học về BA để xây dựng cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc. Tuy nhiên, khi làm việc ở những tổ chức như vậy, vai trò BA của bạn có thể sẽ không rõ ràng vì bạn có thể sẽ phải làm một số công việc liên quan khác mà doanh nghiệp yêu cầu. Điểm mạnh ở đây là nếu bạn rời tổ chức, bạn sẽ có trong tay kiến thức về domain knowledge đó, cùng với những trải nghiệm BA đã học được.

Tóm lại, bạn nên khởi nghiệp với vai trò BA ở một công ty outsourcing phần mềm. Bạn sẽ có nhiều cơ hội để phát triển những kĩ năng cần thiết với vai trò một BA cũng như sẽ có có thể học hỏi và được hướng dẫn từ những BA giàu kinh nghiệm (mentor) về nhiều domain khác nhau trong công ty.

Tham khảo:  http://www.bridging-the-gap.com/

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

Tại Hà Nội:

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất. 

Nhóm nội dung Công ty Đào Tạo và Tư Vấn BAC