Enterprise là gì? Thuật ngữ này có tên gọi nào khác không?

Quá trình hội nhập diễn ra với tốc độ chóng mặt, các thuật ngữ tiếng Anh xuất hiện ngày càng nhiều. Đặc biệt nếu bạn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, enterprise chắc hẳn đã không còn xa lạ. Vậy thực chất, enterprise là gì? Chúng được sử dụng để đề cập đến vấn đề nào? Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Enterprise-la-gi

Một số thông tin chung về enterprise

Hiểu rõ định nghĩa enterprise sẽ giúp người dùng sử dụng từ mới này đúng cách, trong những trường hợp cụ thể và hợp lý.

Enterprise là gì?

Theo đó, enterprise có nghĩa là doanh nghiệp. Đây là một từ mới tiếng Anh cơ bản trong lĩnh vực kinh doanh. Từ này được sử dụng nhằm mô tả một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản riêng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có trụ sở giao dịch, địa chỉ cụ thể, được các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh. Những đặc điểm của tổ chức này đều được quy định rõ trong Luật Doanh nghiệp, ban hành năm 2014.

Enterprise có thuật ngữ nào thay thế không?

Hiện nay, có rất nhiều thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng, có nhiều nét tương đồng về nghĩa so với enterprise (doanh nghiệp). Phổ biến nhất là business – doanh nghiệp hoặc company – công ty.

Trong trường hợp bạn muốn đề cập đến một tập hợp các công ty có mối quan hệ mật thiết, lợi ích kinh tế thống nhất như công ty mẹ – công ty con,… “Company group” là từ ngữ thích hợp. Chúng có nghĩa là nhóm doanh nghiệp, nhóm công ty. Tùy theo từng ngữ cảnh cũng như mục đích sử dụng, bạn có thể cân nhắc để sử dụng các từ nêu trên một cách hợp lý nhất.

Enterprise (doanh nghiệp) có những đặc điểm gì?

Để dễ dàng phân biệt doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế, kinh doanh khác, bạn đọc cần nhớ rõ một số đặc điểm sau:

  • Có tính hợp pháp, được các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh, được nhà nước và pháp luật công nhận.
  • Lợi nhuận, cung cấp dịch vụ, lợi ích lâu dài là mục đích chính của các enterprise. Hình thức phổ biến nhất là sản xuất hàng hóa, buôn bán, kinh doanh để sinh lời, cũng như tạo dựng được niềm tin, uy tín đối với người tiêu dùng.
  • Hoạt động có tính tổ chức, có bộ máy nhân sự, cơ cấu tổ chức rõ ràng. Trong các tổ chức có sự phân chia các bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận có một nhiệm vụ riêng, hướng đến mục tiêu chung nhằm xây dựng và phát triển công ty, doanh nghiệp. Đây là một tổng thể thống nhất, có mối quan hệ mật thiết.
  • Kinh doanh theo cơ chế thị trường, có sự cạnh tranh mạnh mẽ để tồn tại và phát triển. Đây là nguyên tắc sống còn của các doanh nghiệp. Có thể tồn tại lâu dài được hay không tùy thuộc vào mô hình, sản phẩm cũng như chiến lược kinh doanh.

Có thể bạn chưa biết: MEP là gì và những bí quyết để thành công của kỹ sư MEP

Có bao nhiêu mô hình doanh nghiệp hiện nay?

Nếu bạn đang có nhu cầu thành lập enterprise, đừng bỏ qua thông tin về một số mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay.

Theo hình thức pháp lý

Cách phân loại phổ biến, dễ hình dung nhất là theo hình thức pháp lý của tổ chức. Bao gồm 5 loại hình cơ bản:

Co-nhieu-mo-hinh-doanh-nghiep-hien-nay-toi-uu-nhu-cau-kinh-doanh

  • Doanh nghiệp tư nhân: do cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mô hình, hoạt động kinh doanh của mình.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: thành viên có thể là tổ chức, cá nhân song không được quá 50 người/doanh nghiệp. Mọi vấn đề về thủ tục pháp lý, vốn, hoạt động kinh doanh do thành viên chịu trách nhiệm.
  • Công ty cổ phần: có hai khái niệm chính liên quan đến mô hình này là cổ phần – vốn điều lệ được chia đều và cổ đông – người sở hữu cổ phần. Cổ đông là người có nghĩa vụ và trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh.
  • Công ty hợp danh: ít nhất là hai thành viên cùng đứng tên chủ sở hữu trên giấy tờ kinh doanh.

Theo tính chất sở hữu tài sản của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, phân loại theo tính chất sở hữu tài sản của doanh nghiệp cũng bao gồm bốn loại hình cơ bản sau:

Enterprise-la-doanh-nghiep-co-to-chuc-co-tinh-phap-ly-hoat-dong-thu-loi-nhuan.

  • Doanh nghiệp Nhà nước: do Nhà nước cấp 100% vốn. Tổ chức đứng đầu doanh nghiệp có nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Doanh nghiệp hùn vốn: các thành viên có nhu cầu, mục tiêu chung tiến hành góp vốn thành lập. Mức lợi nhuận chia đều theo tỷ lệ vốn đã góp.
  • Doanh nghiệp tư nhân: do cá nhân làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh. Mức vốn thành lập doanh nghiệp tư nhân bằng hoặc cao hơn vốn đăng ký.
  • Hợp tác xã: mô hình này đã không còn phổ biến trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, đây là loại hình kinh tế tập thể, là tập hợp những người có chung mục đích, chung lợi ích thành lập và điều hành.

Theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

Nếu phân loại theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, có thể kể đến như:

  • Doanh nghiệp nông nghiệp.
  • Doanh nghiệp dịch vụ.
  • Doanh nghiệp công nghiệp và khoáng sản.
  • Doanh nghiệp thời trang, may mặc,…
  • Doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Có thể bạn chưa biết: CEO là gì? Vai trò và trách nhiệm của CEO đối với công ty

Theo quy mô về vốn, lao động và định lượng sản phẩm

Có ba mô hình doanh nghiệp được phân chia theo quy mô về vốn, số lượng lao động cũng như định lượng sản phẩm. Cụ thể bao gồm:

  • Doanh nghiệp nhỏ.
  • Doanh nghiệp vừa.
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Doanh nghiệp lớn.

Mỗi mô hình doanh nghiệp đều có những tiêu chuẩn quy định rõ ràng dựa theo ba tiêu chí nêu trên.

Theo chế độ trách nhiệm

Hai mô hình cuối cùng chúng tôi muốn giới thiệu trong bài viết này là phân loại theo chế độ trách nhiệm:

  • Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn.
  • Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn.

Quy trình thành lập doanh nghiệp bao gồm mấy bước?

Nhìn chung, quy trình thành lập doanh nghiệp bao gồm 5 bước sau đây:

  • Bước 1: Lựa chọn mô hình kinh doanh. Có thể tham khảo 5 cách phân loại như đã giới thiệu trong phần trên của bài viết.
  • Bước 2: Lập hồ sơ trình cơ quan các cấp có thẩm quyền. Chờ xét duyệt và nhận giấy phép kinh doanh.
  • Bước 3: Khắc con dấu, đại diện cho tập thể doanh nghiệp.
  • Bước 4: Công bố con dấu – khẳng định thương hiệu, sự tồn tại của đơn vị.
  • Bước 5: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đến rộng rãi công chúng.

Theo đó, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp bao gồm giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp; bản sao có công chứng Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu trong thời hạn cho phép sử dụng của các chủ sở hữu, cổ đông; hồ sơ dự thảo mô hình kinh doanh, điều lệ hoạt động của doanh nghiệp.

Quy trình nộp hồ sơ xin thành lập công ty kéo dài từ 2 – 3 tuần tùy theo mô hình kinh doanh lớn hoặc nhỏ cũng như tốc độ xử lý hồ sơ của các bên liên quan

Trên đây là bài viết của chúng tôi với chủ đề enterprise là gì. Hy vọng rằng qua những thông tin ReviewAZ cung cấp, bạn đọc đã có cái nhìn toàn diện về khái niệm này. Qua đó, có thể lựa chọn mô hình doanh nghiệp kinh doanh phù hợp nhất với tình hình thực tế, sớm tạo dựng được thương hiệu cho riêng mình.

Có thể bạn chưa biết: Giải nghĩa Company là gì và có những phân loại như thế nào