Em bé 25 tuần nặng bao nhiêu
Chỉ số thai nhi phản ánh cân nặng, chiều dài của trẻ. Chỉ số thai nhi 25 tuần chuẩn nhất theo tiêu chuẩn của bộ y tế giúp các mẹ biết được tình hình phát triển của bé nhà mình.
Nếu các chỉ số trên nằm ngoài giới hạn cho phép trong bảng, bạn cần nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn cụ thể về các dị tật của thai và giải pháp khắc phục.
Đọc thêm:
Mục Lục
Thai 25 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn
Chỉ số bình thường của thai nhi 25 tuần tuổi:
- Thai nhi nặng 776 g
- Chu vi đầu: 220
- Bụng: 217
- Đường kính lưỡng đỉnh: 58
- Đường kính ngang bụng: 64
- Chiều dài xương đùi: 42
Thai nhi 25 tuần phát triển như thế nào?
Bước vào tuần thai thứ 25, chúng ta đã có thể đo chiều dài em bé từ đầu đến chân, em bé sẽ ít co người lại hơn mà sẽ duỗi ra. Theo chỉ số thai nhi 25 tuần, chiều dài trung bình của em bé ở tuần thai thứ 25 là 34,6 cm. Thời điểm này em bé đang lớn rất nhanh, các lớp mỡ quan trọng cũng đang hình thành dưới da và quanh các cơ trong cơ thể giúp bé trở nên đầy đặn hơn.
Mắt của bé cũng có sự thay đổi lớn trong tuần này, võng mạc cũng dần hoàn thiện hơn, bé cũng học được cách nhắm mở mắt. Phần cảm ứng ánh sáng trong mắt bé rất quan trọng trong việc giúp bé nhìn được rõ ràng.
Thai nhi cũng học được cách làm cho mình thư giãn hơn, biết cách ngậm ngón tay cái khi bé muốn. Kể từ tuần 25 trở đi, cử chỉ này không phải ngẫu nhiên nữa mà là một thú vui nhỏ của bé. Em bé vẫn hít thở nước ối vào ra phổi của mình, đây là cách luyện tập để có thể hít thở không khí ngay khi bé ra khỏi cơ thể mẹ. Khi còn trong bụng mẹ thì tất cả không khí của bé được cung cấp qua nhau thai.
Những thay đổi cơ thể người mẹ ở tuần thai 25
Chỉ số thai nhi 25 tuần tuổi không chỉ cho biết mức độ phát triển của bé mà còn thể hiện những thay đổi của cơ thể người mẹ. Ở tuần 15, lúc này bụng đã lớn ra và khung xương sườn cũng lớn theo. Chắc chắn khung xương phải nở ra bởi dạ con cần có chỗ để nhô lên cao và nhô ra ngoài. Giai đoạn này bạn có thể cảm thấy khó thở vì phổi không còn chỗ để nở ra mỗi khi bạn hít vào, nếu mẹ đi nhanh quá hay hoạt động mạnh thì hơi thở sẽ trở nên vô cùng gấp gáp. Hãy để ý tư thế của mình và tránh thõng người xuống, bạn cần phải để cho phổi đủ không gian để làm việc và cung cấp oxy cho cả mẹ và bé.
Mẹ sẽ thấy ngứa ở bụng, cảm giác như có kiến bò lung tung xung quanh bụng, nguyên nhân là do sợi collagen ở lớp giữa của da đang duỗi ra. Mẹ có thể giảm cảm giác này bằng cách thoa kem dưỡng ẩm lên bụng sau khi tắm, không tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh và tránh sử dụng các loại xà phòng làm khô da. Chỉ nên sử dụng các loại khăn bông cotton hoặc bông sợi tự nhiên khi lau da.
Ở tuần thai thứ 25, nhiều mẹ bầu sẽ bị mất ngủ. Mẹ sẽ cảm thấy rất mệt nhưng khi lên giường đi ngủ thì lại rất khó ngủ, tâm trí cứ đầy ắp những suy nghĩ về mọi thứ và vấn đề chỉ được giải quyết khi bạn đi vệ sinh. Ở tuần thai này, mẹ cũng có thể phải đi vệ sinh vài lần một đêm, điều này làm ảnh hưởng nghiêm trong đến giấc ngủ. Nếu gặp phải tình trạng mất ngủ, tốt nhất là mẹ nên ngồi dậy một lúc, xem phim truyền hình, uống sữa ấm, đọc sách,… để cơ thể thoải mái dễ dàng cho việc chìm vào giấc ngủ.
Đa số các mẹ mất ngủ bạn đêm thường có cơn thèm ngủ buồi chiều, hãy cố gắng chống chọi lại cơn thèm ngủ này và để dành cho giấc ngủ buổi tối. Cố gắng đi ngủ điều độ và tránh dùng máy tính trước khi ngủ, đồng thời cũng cần gạt hết mọi yếu tố gây kích thích từ môi trường để có một điều kiện tốt nhất cho giấc ngủ.
Mẹ cũng có thể phải chịu đựng hội chứng ống cổ tay trong tuần này, sự nghẽn dịch khiến cho cườm tay bạn sưng phồng lên, tạo áp lực lên thần kinh điều khiển hai tay. Nếu cảm thấy quá khó chịu về vấn đề này, hãy đặt tay đau lên một chiếc gối khi nằm ngủ, như vậy sẽ giúp cho lượng dịch dư thừa phân tán bớt khỏi vùng cườm tay. Nếu cần thiết thì mẹ cũng có thể sử dụng vật lý trị liệu để hạn chế hội chứng này.
Đọc thêm: Những thay đổi của cơ thể khi mang thai
Mẹ bầu cần ăn uống, sinh hoạt thế nào khi thai nhi 25 tuần tuổi?
Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, một chế độ dinh dưỡng khi mang thai hợp lý là điều cần thiết.
Trong khoảng thời gian thai được 25 tuần tuổi, mẹ cần chú ý bổ sung các chất sau trong bữa ăn:
- Canxi và vitamin D
- Tinh bột
- Nước lọc
- Thực phẩm giàu DHA, Omega-3, Omega-6
- Trái cây, ngũ cốc
Ngoài ăn uống thì mẹ cũng cần có một chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn ngủ đúng giờ, có thể đi bộ nhẹ sau bữa ăn và nhớ giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái.
Tham khảo chi tiết: Chăm sóc sức khỏe thai nhi 3 tháng cuối (tam cá nguyệt thứ 3)
Trên đây là bảng chỉ số thai nhi 25 tuần tuổi chuẩn nhất, hy vọng sẽ giúp các mẹ biết được sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này như thế nào và có cách cải thiện nếu bé không đạt chuẩn, đảm bảo cho sự phát triển cơ thể toàn diện. Chỉ số thai nhi qua từng giai đoạn thai kỳ đều có sự khác biệt, chính vì vậy trong suốt thai kỳ các mẹ cần đi thăm khám đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Chúc các mẹ bầu khỏe mạnh, thai nhi phát triển cân đối và hãy luôn đồng hành cùng adayne.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.
Tuần 29
Tuần 30
Tuần 31
Tuần 32
Tuần 33
Tuần 34
Tuần 35
Tuần 36
Tuần 37
Tuần 38
Tuần 39
Tuần 40
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 5
Tuần 6
Tuần 7
Tuần 8
Tuần 9
Tuần 10
Tuần 11
Tuần 12
Tuần 13
Tuần 14
Tuần 15
Tuần 16
Tuần 17
Tuần 18
Tuần 19
Tuần 20
Tuần 21
Tuần 22
Tuần 23
Tuần 24
Tuần 25
Tuần 26
Tuần 27
Tuần 28
Tuần 29
Tuần 30
Tuần 31
Tuần 32
Tuần 33
Tuần 34
Tuần 35
Tuần 36
Tuần 37
Tuần 38
Tuần 39
Tuần 40
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 5
Tuần 6
Tuần 7
Tuần 8
Tuần 9
Tuần 10
Tuần 11
Tuần 12
Tuần 13
Tuần 14
Tuần 15
Tuần 16
Tuần 17
Tuần 18
Tuần 19
Tuần 20
Tuần 21
Tuần 22
Tuần 23
Tuần 24
Tuần 25
Tuần 26
Tuần 27
Tuần 28
Tuần 29
Tuần 30
Tuần 31
Tuần 32
Tuần 33
Tuần 34
Tuần 35
Tuần 36
Tuần 37
Tuần 38
Tuần 39
Tuần 40