Đường ưu tiên là gì? Thứ tự đường ưu tiên theo quy chuẩn mới

Khi tham gia giao thông, người lái xe phải tuân theo pháp luật để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và nắm bắt hết các quy định giao thông đường bộ. Một trong số những quy định ít người quan tâm và hiểu rõ là thứ tự đường ưu tiên. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về vấn đề này.
 

Đường ưu tiên là gì?
 

Đường ưu tiên là gì?

Đường ưu tiên là đường mà các phương tiện trên đó được những phương tiện từ hướng khác nhường đường đi qua tại vị trí đường giao nhau. Đường ưu tiên phải được cắm biển báo căn cứ theo QCVN 41/2019/BGTVT, bao gồm các biển báo sau:

– W.207 (a, b, c, d, e, f, g, h, I, k, l): Giao nhau với đường nhánh, đường không ưu tiên, được đặt trước nơi đường giao nhau ở ngoại thành và nội thành. Xe đi trên đường có đặt biển này được quyền ưu tiên qua nơi giao nhau, chỉ phải nhường đường cho các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định.

Thứ tự ưu tiên đường cùng cấp

– W.208: Giao nhau với đường ưu tiên. Các xe đi trên đường có đặt biển này (trừ các loại xe ưu tiên) phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên.

– R.401: Bắt đầu đường ưu tiên.

– R.402: Hết đoạn đường ưu tiên.

Thứ tự đường ưu tiên

– S.506a: Hướng đường ưu tiên, được đặt bên dưới biển R.401 trên đường ưu tiên để chỉ dẫn cho người đi trên đường này biết hướng đường ưu tiên ở ngã tư.

– S.506b: Hướng đường ưu tiên, được đặt bên dưới biển W.208 và biển R.122 trên đường không ưu tiên để chỉ dẫn cho người đi trên đường này biết hướng đường ưu tiên ở ngã tư.

Thứ tự ưu tiên đường bộ

>> Xem thêm: Tổng hợp những quy định mới nhất về các loại biển báo giao thông

Thứ tự đường ưu tiên

Điều 5 QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT (hiệu lực từ 01/7/2020) quy định về thứ tự đường ưu tiên như sau:

– Đường cao tốc;

– Đường quốc lộ;

– Đường đô thị;

– Đường tỉnh;

– Đường huyện;

– Đường xã;

– Đường chuyên dùng.

Ví dụ, nếu đường quốc lộ giao nhau với đường đô thị thì các phương tiện trên đường quốc lộ sẽ được ưu tiên di chuyển trước. Trường hợp thứ tự ưu tiên đường cùng cấp thì được xem xét theo quy định sau:

– Được cấp có thẩm quyền là đường ưu tiên;

– Đường có cấp kỹ thuật cao hơn thì được ưu tiên;

– Đường nào có mặt đường cấp cao hơn thì được ưu tiên.

– Đường có lưu lượng xe trung bình ngày đêm lớn hơn thì được ưu tiên;

– Khi lưu lượng xe trung bình ngày đêm bằng nhau, đường có xe ô tô vận tải công cộng nhiều hơn thì được ưu tiên;

Đặc biệt, quy chuẩn cũng quy định rõ không có trường hợp cả hai đường giao nhau đều cùng là đường ưu tiên.

Trên đây là định nghĩa đường ưu tiên và thứ tự ưu tiên đường bộ theo quy chuẩn 41:2019/BGTVT có hiệu lực hiện hành mà Sài Gòn ATN muốn chia sẻ với các bạn. Hi vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về những quy định đường ưu tiên và từ đó lưu ý thực hiện đúng khi lưu thông trên đường.