[ĐÚNG NHẤT] A-pac-thai Là Gì? – Top Lời Giải

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “A-pac-thai là gì?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về Lịch sử 9 là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Mục lục nội dung

A-pac-thai là gì?

Kiến thức tham khảo về A-pác-thai.

  • 1. Chế độ A-pac-thai
  • 2. Liên hợp quốc trong đấu tranh chống chủ nghĩa A-pac-thai
  • 3. Kết quả và ý nghĩa lịch sử cuộc đấu tranh của nhân dân Nam  Phi chống chế độ phân biệt chủng tộc  A-pac-thai 
  • A-pac-thai là gì?

    – Chế độ A-pác-thai là: Chế độ phân biệt chủng tộc cức đoan và tàn bạo tồn tại từ năm 1652 ở châu Phi.

    – A-pác-thai là Chế độ phân biệt chủng tộc cức đoan và tàn bạo tồn tại từ năm 1652 ở châu Phi. Giới cầm quyền da tắng ở Nam Phi đã ban hành 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc, theo đó người da đen và người da màu phải sống và làm việc ở những khu vực riêng biệt, cách biệt hoàn toàn với người da tắn, bị tước hết mọi quyền công dân.

    Kiến thức tham khảo về A-pác-thai.

    1. Chế độ A-pac-thai

    – Xét về mặt chính trị, chế độ a-pac-thai ở Nam Phi được chính thức hình thành từ thời điểm diễn ra cuộc bầu cử năm 1948. Đảng Dân tộc (The National Party – NP) lên cầm quyền với chương trình chính trị được tóm tắt trong khái niệm apartheid (phân biệt chủng tộc) hay apartness (phân lập). Chính sách phân lập đã loại tất cả những người không phải là da trắng ra khỏi các cơ quan quyền lực, trừ một số rất ít người da màu. Các cá nhân trong xã hội bị phân loại theo chủng tộc. Sự phân loại đó được thừa nhận về mặt pháp lý và được xây dựng thành luật để quản lý các nhóm người trong xã hội.

    – Chế độ a-pac-thai thực chất là sản phẩm đặc trưng của chế độ do người da trắng Nam Phi (Africaner) nắm giữ và phần nào là di sản của chủ nghĩa thực dân Anh từ thế kỷ 19 khi các giới chủ thực dân muốn kiểm soát sự di trú của những người da đen và da màu đến các vùng do người da trắng chiếm giữ.

    – Chính quyền Nam Phi đã thông qua nhiều đạo luật nhằm hợp pháp hóa chế độ apacthai. Tiêu biểu có thể kể tới Đạo luật các Khu vực Nhóm người (Group Areas Act) ban hành năm 1950, là cơ sở trung tâm của hệ thống a-pac-thai xác định sự phân chia các nhóm chủng tộc về mặt địa lý. Tiếp đó Luật Phân biệt Tiện nghi (Separate Amentities Act) năm 1953 đưa ra hàng loạt những quy định phân biệt cụ thể như phân biệt người được sử dụng bãi tắm, xe buýt, bệnh viện, trường học phổ thông và đại học. Luật này cũng quy định buộc người da đen và da màu phải luôn mang theo bên mình thẻ căn cước, coi đó là dạng hộ chiếu nhằm ngăn chặn sự di cư vào các khu vực da trắng. Người da đen bị cấm không được sống tại các thành phố da trắng, thậm chí ngay cả không được thăm viếng nếu không có giấy phép đặc biệt. Ngoài ra Luật Cấm Hôn nhân hỗn hợp (Mixed Marriages Act) năm 1949 và Luật Trái Luân lý (Immorality Act) năm 1950 còn cấm người dân tiến hành hôn nhân hoặc có quan hệ lẫn lộn giữa các chủng tộc cụ thể.

    – Quyền công dân của người da màu và da đen bị siết chặt, kể cả quyền bầu cử. 

    – Bên cạnh khía cạnh chính trị – xã hội, vấn đề bất bình đẳng về kinh tế và quyền sở hữu cũng trở nên nổi cộm trong xã hội. Trong phân phối thu nhập, gần 60% dân số chỉ có thu nhập dưới mức 42.000 Rand/năm (tương đương 7.000 USD), trong khi 2,2% dân số có thu nhập hơn 360.000 Rand/năm (khoảng 50.000 USD). Nghèo khổ là tình trạng phổ biến ở Nam Phi lúc bấy giờ. Người da đen là tầng lớp nghèo khổ nhất. Khoảng 80% đất đai trang trại nằm trong tay người da trắng. Về cơ bản chế độ a-pac-thai đã làm cho những người da đen và da màu bị mất quyền sở hữu chính những mảnh đất vốn là của họ.

    [ĐÚNG NHẤT] A-pac-thai là gì?

    2. Liên hợp quốc trong đấu tranh chống chủ nghĩa A-pac-thai

    – Ngày 30 tháng 11 năm 1973 Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước về ngăn chặn và trừng trị chủ nghĩa Apacthai. Việc thông qua Công ước quốc tế này là minh chứng hùng hồn về sự đóng góp to lớn của nhân loại tiến bộ vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người thông qua tổ chức Liên hợp quốc.

    – Điều 1 Công ước chỉ rõ Apacthai là tội ác chống loài người, là sự tiếp nối của chính sách diệt chủng, giết người hàng loạt, vi phạm thô bạo các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế và đe dọa nghiêm trọng hoà bình, an ninh thế giới.

    – Các đoàn chuyên gia cao cấp của Liên hợp quốc sau khi điều tra ở Nam Phi đã báo cáo Đại hội đồng về tình hình phát triển của chủ nghĩa Apacthai ở nước này. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhiều lần thảo luận về sự vi phạm quyền con người ỏ Nam Phi. Liên hợp quốc cũng đã thành lập uỷ ban chuyên trách về Apacthai để báo cáo Đại hội đồng về thực chất của tội ác này tại Nam Phi.

    – Qua quá trình điều tra uỷ ban đã báo cáo Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an đã áp dụng các biện pháp, kể cả biện pháp trừng phạt đối với Nam Phi.

    – Tháng 6 năm 1980 Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết cực lực lên án chính quyền Nam Phi vì tội khủng bố” các chiến sĩ chống chủ nghĩa Apacthai, vì việc giết hại các tù nhân chính trị.

    – Chính sách của chủ nghĩa Apacthai là thể hiện chính sách tội phạm chống danh dự và nhân phẩm của con người, đe dọa nghiêm trọng hòa bình và an ninh thế giới. Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết kêu gọi cộng đồng thế giới trừng phạt Nam Phi bằng cách cắt đứt quan hệ kinh tế vối Nam Phi, đồng thời yêu cầu chính quyền Nam Phi đình chỉ việc vi phạm quyền con người ở nước này, đình chỉ các hoạt động xâm lược chống các quốc gia láng giềng châu Phi.

    – Như vậy, bằng nỗ lực của mình Liên hợp quốc đã phát huy vai trò một cách cao nhất trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Apacthai và biểu hiện của nó, bảo vệ có hiệu quả nhất các quyền và tự do cơ bản của con người.

    3. Kết quả và ý nghĩa lịch sử cuộc đấu tranh của nhân dân Nam  Phi chống chế độ phân biệt chủng tộc  A-pac-thai 

    – Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Nam Phi dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC) đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc.

    * Kết quả:

    – Năm 1993, chế độ Apacthai được xoá bỏ.

    – Nen-xơn Man-đê-la được bầu làm Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hoà Nam Phi.

    * Ý nghĩa lịch sử:

    – Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn ba thế kỉ tồn tại.

    – Nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước.