Dư luận xã hội là gì? Ví dụ dư luận xã hội và phân tích ảnh hưởng

Dư luận xã hội hiện đang trở thành hiện tượng phổ biến và nhận được nhiều sự bàn luận. Vậy dư luận xã hội là gì và lấy ví dụ và phân tích ảnh hưởng của

1. Dư luận xã hội là gì? 

Dư luận là hiện tượng tâm lý bắt nguồn từ một nhóm người, biểu hiện bằng những phán đoán, bình luận, quan điểm về một vấn đề nào đó kèm theo thái độ cảm xúc và sự đánh giá nhất định, được truyền từ người này tới người kia, nhóm này sang nhóm khác. Nó có thể được truyền đi một cách tự phát hoặc được tạo ra một cách cố ý. Nếu được lan truyền rộng rãi và lặp lại thì trở thành dư luận xã hội. Dư luận cũng có thể hình thành từ những định kiến xã hội hay là từ những tác động truyền thông, phong trào,….

Dư luận xã hội có gốc chữ dịch theo tiếng Anh là Public Opinion, được ghép bởi hai từ: Public – Công khai, công chúng và Opinion – ý kiến, quan điểm.

Hiện nay thì có rất nhiều quan điểm về dư luận xã hội, như là: 

– Dư luận xã hội là tổng thể những nhận xét đánh giá của nhiều người về một sự kiện, hiện tượng nào đó ít nhiều liên quan đến quyền lợi của họ.

– Dư luận là ý kiến của nhiều người.

– Ý kiến về những sự kiện ít nhiều liên quan đến quyền lợi, sở thích, mối quan tâm… của những người đó.

Theo các nhà xã hội học: Dư luận xã hội là hình thức biểu hiện trạng thái ý thức của xã hội, của mọi cộng đồng rộng lớn, là sự phán xét, đánh giá, là sự phản ánh thái độ của các cộng đồng ấy đối với các sự kiện, hiện tượng trong xã hội có liên quan đến nhu cầu lợi ích của họ trong một thời điểm nhất định.

Theo Young (nhà xã hội học người Mỹ): dư luận xã hội được hình thành theo cách hợp lý hóa – là sự đánh giá xã hội của một cộng đồng tự ý thức về một vấn đề có tầm quan trọng chung, sau một thảo luận công cộng – hay có thể hiểu là sự phán xét đánh giá của các nhóm xã hội lớn và bền vững đối với các vấn đề có ý nghĩa xã hội trong cuộc sống xã hội có động chạm đến lợi ích xã hội. Sự phán xét như vậy biểu thị thái độ đối với các sự kiện, các thực tế, các hiện tượng của đời sống xã hội.

Trong cuốn “Điều tra thăm dò dư luận” (Nxb Thong kê, 1996): dư luận xã hội là một dạng đặc biệt của ý thức xã hội biểu thị bằng những chính kiến cụ thể của một nhóm người đông đảo hoặc một tập thể tầng lớp, giai cấp, nhiều khi là của cả cộng đồng như địa phương, cả nước, khu vực và cộng đồng quốc tế đối với những vấn đề xã hội mà họ quan tâm.

Theo Nguyễn Quý Thanh (2011), thuật ngữ dư luận xã hội được nhà văn và cũng là nhà hoạt động nhà nước người Anh J.Solsbery sử dụng lần đầu vào thế kỷ 12. Tuy nhiên, chính Jean-Jacques Rousseau mới được coi là người đầu tiên sử dụng nó vào năm 1744 theo nghĩa hiện đại khi ông là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp. Trong tiếng Việt, dư luận xã hội được gọi theo những cách khác bằng những thuật ngữ tương đương là công luận, dư luận công chúng, ý kiến công luận, ý kiến quần chúng. Tuy nhiên cho dù được sử dụng khá phổ biến nhưng khái niệm này lại không có nội dung xác định, không có một định nghĩa thống nhất, chính vì vậy cho đến nay tồn tại rất nhiều dịnh nghĩa khác nhau về dư luận xã hội.

2. Các thuộc tính của dư luận xã hội

– Tính khuynh hướng: Thái độ của dư luận xã hội đối với mỗi hiện tượng, quá quá trình xã hội nhất định có thể là tán thành, phản đối, băn khoăn, lữ lự, … có thể dưa theo các khuynh hướng như tích cực, tiêu cực, lạc hậu, cấp tiến, bảo thủ….Đặc tính khuynh hướng của dư luận xã hội giúp cho chúng ta phân biệt rõ hơn thế nào là điều tra dư luận xã hội và thế nào là điều tra xã hội học nói chung. 

– Tính bền vững: Một số tác giả thì cho rằng dư luận xã hội có tính dễ biến đổi, tuy nhiên này mới chỉ đúng một phần, có những dư luận xã hội chỉ qua một đêm là thay đổi nhưng cũng có những dư luận qua hàng chục năm vẫn không thay đổi. Tính bền vững của một dư luận xã hội thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. 

– Tính lan truyền: Tính lan truyền cũng được xem là một trong những đặc tính nổi bật của dư luận xã hội, từ những thông tin từ một nhóm nhỏ, có thể lan truyền thông tin đến những người khác thông qua hoạt động trao đổi, bàn bạc, tìm kiểm thông tin của mình với những người xung quanh. 

– Tính tiềm ẩn: Dư luận xã hội về những vấn đề của cuộc sống xã hội có thể ở trạng thái tiềm ẩn, không bộc lộ bằng lời. Có người dùng thuật ngữ “dư luận của đa số im lặng” để nói về trạng thái này. Trong những xã hội thiếu dân chủ, dư luận xã hội đích thực thường tồn tại dưới dạng tiềm ẩn. Phương pháp thăm dò dư luận xã hội có thể làm bật ra nội dung của các luồng dư luận xã hội tiềm ẩn. Đối với những nơi chưa coi trọng quyền dân chủ của nhân dân, để nắm bắt dư luận xã hội chúng ta nên dùng phương pháp phỏng vấn dấu tên (không ghi tên, nơi làm việc, cư trú của người trả lời), nếu không, người trả lời có thể sẽ không dám nói ra sự thật.

3. Ví dụ và phân tích dư luận xã hội. 

Ví dụ: Tình hình biển Đông của Việt Nam trong thời gian gần đây luôn được đông đảo các tầng lớp nhân dân và dư luận xã hội quan tâm. Trong tình hình này chủ thể của dư luận xã hội là các tầng lớp nhân dần, các giai cấp, các tổ chức chính trị – xã hội, các phương tiện truyền thông đại chúng không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Như vậy thì trong vụ liên quan đến tình hình biển Đông thì đây là vấn đề nóng, nhận được nhiều sự quan tâm bởi nó là vấn đề quốc gia, dân tộc cho nên là những ảnh hưởng có nó là vô cùng lớn. Những tin tức liên quan đến Biển đông ở Việt Nam tại thời điểm trước đó và thời điểm hiện nay đã tạo nên một làn sóng dư luận dữ dội ở trong nước và quốc tế. Bởi nó liên quan đến tình hình chính trị, quyền lợi dân tộc của quốc gia Việt Nam và các quốc gia khác có liên quan. Đến nay thì vấn đề này vẫn là vấn đề nhận được sự chú ý của dư luận xã hội. 

Vi dụ: Thông tin về chuyện cuộc sống, tình yêu của những người nổi tiếng. Những thông tin này chỉ được một nhóm nhỏ những người hâm mộ chú ý còn lại đại đa số nhân dân có xu hướng bỏ qua hoặc xem đó là hình thức giải trí. Những thông tin này thường không gây ảnh hưởng gì đến đời sống kinh tế, chính trị – xã hội nói chung. Trong một vài trường hợp những thông tin này có tạo nên một làn sóng dư luận-xã hội về những chuẩn mực, giá trị.

Như vậy thì đặc điểm chung của những vấn đề trên đó là những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người, mà khi sự việc đó xảy ra thì nhận được một luồng ý kiến từ con người có thể là ý kiến tích cực, có thể là tiêu cực, cũng có thể là phản đối…

Một điểm nữa đó là những sự kiện này khi xảy ra thì sẽ có tính lan truyền vô cùng nhanh. Như là lộ tin đồn hẹn hò của các ngôi sao thì chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ những thông tin này sẽ tràn lan trên các ứng dụng xã hội từ Facebook , tiktok, …. 

Đó phải là vẩn đề mang tính chất công chúng và được thông tin một cách rộng rãi cho người dân và được họ bàn luận. 

Dư luận xã hội hiện nay đang bị nhầm lẫn với tin đồn. Tin đồn được hiểu là hiện tượng tâm lý xã hội và là hiện tượng dễ nhầm lẫn với dư luận xã hội. Hay tin đồn được xem là những thông tin về một sự kiện xã hội nào đó có thể có thực hoặc không có thực, thường được truyền miệng và chưa qua kiểm nghiệm thực tế .Ví dụ: Những tin đồn về việc Olympic London 2012 sẽ là đích ngắm của các cuộc tấn công tiếp theo của bọn khủng bố rộ lên khi Cảnh sát Anh bắt giữ 6 kẻ tình nghi muốn tấn công Olympic bằng bom tự tạo, và việc một người đàn ông gốc Anh tự chuyển tên mình như dân dạo Hồi đã bị bắt giữ đã làm cho nhân dân Anh lo ngại.

Còn dư luận xã hội là sẽ xuất phát từ sự kiện có thật có liên quan đến cả cộng đồng. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp choc các bạn có liên quan đến dư luận xã hội. Hi vọng rằng thông qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp thi đã giúp cho các bạn có thêm thông tin về dư luận xã hội và có thể hiểu về bản chất của những dư luận xã hội.