Dữ liệu là gì? Phân loại và tầm quan trọng của dữ liệu đối với doanh nghiệp

Dữ liệu là gì? Phân loại và tầm quan trọng của dữ liệu đối với doanh nghiệp

Dữ liệu là thuật ngữ đã có từ rất lâu về trước từ khi có máy tính và mạng internet. Thông qua dữ liệu, các thông tin trên máy tính sẽ được truyền đi nhanh chóng và tiện lợi. Vậy dữ liệu là gì? Tầm quan trọng của nó là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về nội dung công nghệ thông tin qua bài viết này nhé!

Dữ liệu là gì?

Dữ liệu (Data) được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học, quản lý doanh nghiệp, tài chính, quản trị và hầu như trong mọi hình thức hoạt động khác của tổ chức. Dữ liệu được đo lường, thu thập, phân tích, sử dụng và báo cáo để tạo ra trực quan hóa các dữ liệu như đồ thị, bảng hoặc hình ảnh. Dữ liệu là một khái niệm chung luôn đề cập đến thực tế, là một số thông tin hoặc kiến thức hiện có được biểu diễn và mã hóa theo một số hình thức phù hợp để sử dụng hoặc xử lý được tốt hơn .

Dữ liệu là gì

Dữ liệu thô (dữ liệu chưa qua xử lý) là tập hợp các dãy số hoặc ký tự trước khi các nhà nghiên cứu sửa chữa. Dữ liệu thô cần phải được chỉnh sửa để loại bỏ các yếu tố ngoại lai hoặc các lỗi do nhập dữ liệu hoặc dụng cụ quá rõ ràng. Ví dụ như đọc nhiệt kế từ một vị trí trên Bắc Cực). Quá trình xử lý các dữ liệu thường sẽ xảy ra theo từng giai đoạn và dữ liệu đã xử lý từ giai đoạn trước có thể được coi là dữ liệu thô của giai đoạn tiếp theo. 

Dữ liệu hiện trường là dữ liệu thô được thu thập ngay trong môi trường tại chỗ và không được kiểm soát. Dữ liệu thực nghiệm chính là dữ liệu được tạo ra trong bối cảnh của một cuộc điều tra khoa học bằng cách quan sát và ghi lại.

Dữ liệu thường là khái niệm trừu tượng nhất, thông tin ít nhất. Theo quan điểm này, dữ liệu sẽ trở thành thông tin bằng cách diễn giải.

Ví dụ: Nếu độ cao của Đỉnh núi Everest được coi là dữ liệu, thì một cuốn sách viết về đặc điểm địa chất của Đỉnh Everest cũng có thể được coi là thông tin. Sách hướng dẫn của người leo núi có chứa thông tin thực tế để leo lên đến đỉnh của núi Everest là kiến thức.

Dữ liệu máy tính là gì?

Trong máy tính, dữ liệu là những thông tin đã được chuyển sang dạng có hiệu quả để di chuyển hoặc xử lý. Liên quan đến máy tính và các phương tiện truyền dẫn ngày nay, dữ liệu chính là thông tin được chuyển đổi thành dạng kỹ thuật số nhị phân. Dữ liệu thô cũng là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả các dữ liệu ở định dạng kỹ thuật số cơ bản nhất của nó.

Dữ liệu của máy tính là gì

Khái niệm dữ liệu trong bối cảnh máy tính có nguồn gốc từ một công trình nghiên cứu của Claude Shannon, nhà toán học người Mỹ được mệnh danh là cha đẻ của lý thuyết về thông tin. Ông đã mở ra các khái niệm kỹ thuật số nhị phân dựa trên việc áp dụng các logic Boolean hai giá trị cho các mạch điện tử. Các định dạng chữ số nhị phân có thể làm nền tảng cho CPU, bộ nhớ bán dẫn và ổ đĩa. Cũng như nhiều loại thiết bị ngoại vi khác phổ biến trong máy tính ngày nay. Đầu vào của máy tính ban đầu cho cả điều khiển và dữ liệu có dạng thẻ đục lỗ, sau đó là các loại băng từ và đĩa cứng.

Ngay từ sớm, tầm quan trọng của các dữ liệu trong máy tính kinh doanh đã dần rõ ràng hơn. Bởi sự phổ biến của thuật ngữ xử lý dữ liệu và xử lý dữ liệu điện tử. Trong một thời gian, nó bao hàm toàn bộ các thứ mà ngày nay được gọi là công nghệ thông tin. Trong lịch sử máy tính doanh nghiệp, sự chuyên môn hóa đã dần xuất hiện và nghề dữ liệu riêng biệt cũng xuất hiện cùng với sự phát triển của quá trình xử lý dữ liệu.

Cách lưu trữ các dữ liệu trong máy tính 

Máy tính lưu trữ dữ liệu bao gồm video, âm thanh, hình ảnh và văn bản ở dưới dạng giá trị nhị phân bằng cách sử dụng các mẫu chỉ có hai số là 1 và 0. Bit là đơn vị dữ liệu nhỏ nhất và biểu thị một giá trị duy nhất. Một byte có độ dài gồm tám chữ số nhị phân. Bộ nhớ và lưu trữ thường được đo bằng megabyte và gigabyte. Các đơn vị đo lường dữ liệu sẽ tiếp tục phát triển khi lượng dữ liệu thu thập và lưu trữ trong máy tính ngày càng tăng. 

Cách lưu trữ dữ liệu trong máy tính

Ví dụ: Thuật ngữ tương đối mới brontobyte chính là lưu trữ dữ liệu bằng 10 đến 27 của  byte.

Dữ liệu có thể được lưu trữ trong máy ở các định dạng tệp như trong các hệ thống máy tính lớn thường sử dụng ISAM và VSAM. Các định dạng tệp được sử dụng để lưu trữ, chuyển đổi và xử lý dữ liệu gồm các giá trị đã được phân tách nhau bằng dấu phẩy. Chúng tiếp tục được sử dụng ở trên nhiều loại máy khác nhau, ngay cả khi các phương pháp này tiếp cận theo hướng dữ liệu có cấu trúc hơn tạo được chỗ đứng bên trong máy tính doanh nghiệp. Sự chuyên môn hóa lớn hơn được phát triển như một cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và phát sinh ra công nghệ cơ sở dữ liệu có thể tổ chức thông tin.

 

Các loại dữ liệu bên trong máy tính  

Sự phát triển của các website và điện thoại thông minh trong thập kỷ qua đã dẫn đến sự gia tăng đột biến các loại dữ liệu kỹ thuật số. Dữ liệu hiện tại bao gồm các thông tin văn bản, âm thanh và video, cũng như các bản ghi hoạt động và nhật ký của website. Phần lớn trong số đó chính là loại dữ liệu phi cấu trúc.

Thuật ngữ Big Data đã được sử dụng để mô tả quy mô của dữ liệu trong phạm vi petabyte hoặc lớn hơn. Big data được mô tả lại bởi 5 từ: khối lượng, sự đa dạng, giá trị, độ chính xác và tốc độ. Khi thương mại điện tử phát triển dựa trên web, các mô hình kinh doanh sẽ dựa vào big data để phát triển và xem nó là một loại tài sản. Big Data mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như giảm bớt chi phí, nâng cao hiệu quả và nâng cao doanh số bán hàng, …

Khi nói đến khoa học dữ liệu là gì? Một cơ quan được tạo nên từ các dữ kiện sẽ được gọi là khoa học dữ liệu. Theo đó, lĩnh vực tài chính, sức khỏe và tiếp thị cũng sẽ có ý nghĩa dữ liệu khác nhau.

Tầm quan trọng của dữ liệu đối với các doanh nghiệp

Sau khi tìm hiểu kỹ về nội dung “dữ liệu là gì?” Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của nó ở phần này. 

Tầm quan trọng của dữ liệu đối với doanh nghiệp

Dữ liệu là một trong những yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh. Vì nó giúp chúng ta có thể hiểu được các vấn đề mà tổ chức đó đang gặp phải. Việc sử dụng dữ liệu hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp cải thiện được kết quả kinh doanh, đưa ra chiến lược phát triển thị trường tốt hơn, giảm thiểu chi phí, ra quyết định nhanh và chính xác hơn,… Việc phân tích các dữ liệu tác động lớn đến các ngành nghề khác nhau như bán lẻ, hàng tiêu dùng, dịch vụ tài chính, sản xuất, bảo hiểm,…

Trên thực tế, việc các nhà bán lẻ có thể quan sát được đầy đủ hành vi và thói quen mua sắm của khách hàng để điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp tốt hơn. Từ việc tiếp thị đến những dịch vụ phù hợp nhất cho khách hàng bằng cách thu thập dữ liệu từ nhiều kênh như mạng xã hội, lịch sử duyệt web, nhật ký cuộc gọi, lượt ghé thăm cửa hàng,… Bên cạnh việc sử dụng nguồn dữ liệu để đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp thì việc phân tích dữ liệu còn giúp doanh nghiệp tìm kiếm được các tệp khách hàng mới. Từ đó, họ có thể thuận lợi củng cố vững chắc lợi thế cạnh tranh và bứt phá dẫn đầu ngành.

Bên trên là những thông tin chúng tôi chia sẻ cho các bạn về nội dung dữ liệu là gì? Tầm quan trọng của dữ liệu đối với các doanh nghiệp”. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho các bạn những kiến thức công nghệ thông tin hữu ích. Nếu có gì thắc mắc về nội dung bài viết hãy comment ở bên dưới để cùng nhau trao đổi và có câu trả lời chính xác nhất nhé!