Du lịch Tây Ninh – Núi Bà Đen cao bao nhiêu? – BOS17
Núi Bà Đen là một địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Tây Ninh bởi nơi đây sở hữu cảnh núi non hùng vĩ, vô số hang động và những ngôi đền nguy nga gắn liền với nhiều truyền thuyết, Nếu bạn là người yêu thích du lịch, leo núi và trải nghiệm thì đây chính là nơi không thể bỏ qua. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu một số thông tin về Núi Bà Đen và Núi Bà Đen cao bao nhiêu? mà được gọi là “nóc nhà Đông Nam Bộ”
Mục Lục
Đôi điều về Núi Bà Đen
Cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km, Núi Bà Đen nằm ở thành phố Tây Ninh, cách thị trấn Tây Ninh khoảng 8km, là một quần thể di tích lịch sử văn hóa cùng tên. Ngoài độ cao ấn tượng, nơi đây còn thu hút du khách bởi khung cảnh thiên nhiên kỳ thú, núi non hùng vĩ và vô số câu chuyện dân gian được lưu truyền qua hàng trăm năm.
Núi Bà Đen đã trở thành một điểm du lịch miền Nam rất hấp dẫn đối với người Việt Nam, không chỉ bởi tín ngưỡng, mà còn bởi vẻ đẹp khi nhìn từ trên cao xuống. Bên trên là cảnh vật thơ mộng mờ ảo trong mây trắng, bên dưới là cánh đồng xanh bao la.
Núi Bà Đen vốn có tên là núi Một, trên núi có tượng Phật rất linh thiêng, thu hút mọi người đến cúng bái. Cũng chính từ đây, Núi Bà Đen có liên quan đến truyền thuyết bí ẩn về bà Lý Thị Thiên Hương (thời Nguyễn), người sau này được tôn thờ và đặt tên là bà Đen.
Núi Bà Đen hiện nay được tu sửa để đón du khách đến lễ Phật nên có nhiều cơ sở dịch vụ như nhà hàng, cửa hàng, công viên, vườn hoa để phục vụ du khách chụp ảnh …
Núi Bà Đen cao bao nhiêu?
Núi Bà Đen cao bao nhiêu? Núi Bà Đen có độ cao là 986 mét và được mệnh danh là nóc nhà Đông Nam Bộ. Đây là một địa điểm hành hương quen thuộc nổi tiếng trong mỗi dịp lễ Tết của hầu hết người Việt Nam bởi sự linh thiêng và tín ngưỡng. Ngọn núi này có diện tích 24 km vuông gồm 3 ngọn núi chính là núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen.
Mới đây, Núi Bà Đen vừa khánh thành bức tượng Phật cao nhất châu Á. Bức tượng cao 72 mét và đứng ở độ cao 986 mét trên đỉnh núi. Tượng phật Tây Bộ Đà Sơn được đúc từ hơn 170 tấn đồng đỏ theo công nghệ gia công áp lực cao của Châu Âu.
Bức tượng được hoàn thành đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi của người dân Việt Nam. Đây được xem là biểu tượng của tôn giáo, tinh thần, trí tuệ và đức hạnh. Tượng Phật Bà Sơn đã tạo nên các kỷ lục “Tượng phật bằng đồng trên đỉnh núi cao nhất Châu Á” và “Tượng phật bằng đồng cao nhất Việt Nam trên đỉnh núi”.
Đường đi đến núi Bà Đen
Từ thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể chọn những phương thức di chuyển sau đây để đến Núi Bà Đen:
Xe ô tô hoặc xe máy: Từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Núi Bà Đen có hai trục đường chính. Khởi hành từ Quốc lộ 22A, đến ngã ba Trảng Bàng thì rẽ phải vào tỉnh lộ 782, sau đó chạy xe khoảng 62 km là đến Núi Bà Đen. Thời gian để di chuyển sẽ mất khoảng 3 giờ đồng hồ. Bạn nên dừng chân ở quán nước ven đường để nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe để có thể leo núi. Trục đường thứ hai bạn có thể lựa chọn là theo Quốc lộ 22A đến ngã ba Trảng Bàng, rẽ trái vào Thị trấn Gò Dầu rồi rẽ phải đi tiếp theo Quốc lộ 22B khoảng 72 km là đến núi Bà Đen. Con đường này rất dài nhưng lại dễ đi và có nhiều cảnh đẹp thích hợp cho các bạn thích check-in “sống ảo”
Với xe khách: bạn đi từ ga Bến Thành đến Gò Dầu, sau đó bắt xe từ Gò Dầu đến Long Hòa ở Tây Ninh.
Các cung đường leo Núi Bà Đen
Ít người biết rằng để leo Núi Bà Đen thì có đến tận bảy cung đường bao gồm đường chùa, đường ống nước, đường cột điện, đường núi Phụng, đường Ma Thiên Lãnh, đường đá trắng và đường Hồ Chí Minh.
Nếu đây là lần đầu bạn leo núi Bà Đen thì bạn nên chọn các cung đường phổ biến như dưới đây:
Leo núi Bà Đen đường chùa
Đường chùa nằm phía sau chùa Bà và được coi là con đường ngắn nhất nhưng lại dốc nhất để lên núi Bà Đen. Dọc đường đi, các loại cây bụi mọc khá rậm rạp, đường có nhiều dốc đá lớn nên hơi khó leo lên. Vì vậy bạn nên mặc áo dài tay để tránh bị côn trùng đốt hoặc bị cây cào phải. Không gian xanh mát trên đường Chùa rất thơ mộng, rất thích hợp cho những người thích chụp ảnh.
Leo núi Bà Đen đường cột điện
Có thể nói, đường cột điện là một trong những con đường phổ biến nhất đối với dân phượt. Con đường này đi qua những rừng chuối, xoài mát rượi. Trên đường lên đỉnh núi đều có mũi tên chỉ đường và cột điện được đánh số (từ 1 đến 117) nên bạnh yên tâm sẽ không sợ bị lạc đường. Hàng cột bắt đầu từ Đài liệt sĩ khá dài, dọc đường vắng người đi bộ và không có hàng “tiếp tế”. Mốc 55 và 65 có thể dừng chân nghỉ ngơi, uống nước, ngắm cảnh. Thời gian leo núi thay đổi từ 3 giờ đến 5 giờ tùy thuộc vào thể trạng của bạn.
Leo núi Bà Đen với các cung đường khác
Đường Hồ Chí Minh và đường đá trắng là hai cái tên mới toanh nhưng lại là cung đường khó nhất. Thời gian chinh phục cung đường này nhìn chung mất khoảng hai ngày, đòi hỏi nhiều thể lực và hành trang chu đáo. Bạn chỉ nên đi nếu có hướng dẫn viên địa phương có kinh nghiệm về đi bộ đường dài và leo núi trong khu vực. Ngoài ra, các cung đường ống nước (phía sau chùa Bà), đường Ma Thiên Lãnh và đường núi Phụng cũng rất khó leo và rất dễ bị lạc đường.
Leo núi Bà Đen vào thời điểm nào là lý tưởng?
Như đã nói ở trên, tùy theo cung đường mà thời gian leo núi từ nửa ngày đến hai ngày. Thời gian khởi hành nên vào sáng sớm (nếu bạn muốn về trong ngày) và chiều tối (nếu bạn muốn cắm trại qua đêm để săn mây sớm). Tránh đi vào buổi trưa vì thời tiết nắng nóng, và tình trạng sốc độ cao rất nguy hiểm.
Trừ những thời điểm cao điểm mưa bão, nên hạn chế leo núi trong tháng Giêng và tháng Hai âm lịch, vì đây là lễ hội mùa xuân của núi Bà nên lượng du khách đổ về đây rất đông, rất khó để thư giãn và tận hưởng chuyến đi. Vào đầu tháng 5 âm lịch có lễ hội núi Bà, bạn cũng nên tránh thời gian này.
Qua bài viết bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi Núi Bà Đen cao bao nhiêu?. Nếu có dịp bạn hãy dành thời gian tới Núi Bà Đen để ngắm nhìn độ cao ấn tượng, khung cảnh thiên nhiên kỳ thú, núi non hùng vĩ và nghe vô số câu chuyện dân gian được lưu truyền qua hàng trăm năm.