DU LỊCH CỘNG ĐỒNG – ans – DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1 Khái niệm về du lịch cộng đồng Trước khi đi vào tìm – Studocu

DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

1 Khái niệm về du lịch cộng đồng

Trước khi đi vào tìm hiểu về du lịch cộng đồng, qua tên gọi của nó ta có thể mường
tượng đây là một loại hình mà hoạt động du lịch có mối quan hệ gần gũi, gắn bó mật
thiết với mặt một cộng đồng dân cư nhất định. Để có thể tìm hiểu về loại hình du lịch
này trước tiên ta phải hiểu một cách tổng quát về du lịch.”

Theo Tổ chức du lịch Thế Giới IUOTO (International Union Of Travel Organization)
định nghĩa: “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng, mối quan hệ và các hoạt động kinh tế
bắt nguồn từ các cuộc lưu hành và lưu trú của các tập thể, cá nhân ở bên ngoài nơi ở
thường xuyên của họ hay ở ngoài nước họ với mục đích hòa bình, nơi họ đến lưu trú
không phải là nơi làm việc của họ”.

Quay trở lại về du lịch cộng đồng thì

  • Theo nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas (2009): "Du lịch
    sinh thái cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa
    phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ
    đọng lại nền kinh tế địa phương".
  • Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCĐ) là loại hình du lịch do cộng đồng tổ
    chức, dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi
    trường. DLSTCĐ đề cao quyền làm chủ, chú ý phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng
    cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. Với khách du lịch, DLSTCĐ tạo cơ
    hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá, trải
    nghiệm cuộc sống hàng ngày của cộng đồng. Hiện nay thì du lịch cộng đồng
    không chỉ dừng lại ở du lịch sinh thái mà còn nhiều hình thức khác nhau sẽ
    được đề cập ở phần kế tiếp.

1 Sản phẩm của du lịch cộng đồng:

Du lịch cộng đồng được du khách đón nhận bởi chính sự mộc mạc và thuần túy của
nó. Bởi lẽ, sản phẩm của du lịch cộng đồng thường do chính người dân địa phương
tìm kiếm và sáng tạo. Vì hiểu rõ được bản chất cũng như am tường về thông tin sản

phẩm hứa hẹn sẽ mang lại những cảm xúc chân thật nhất cho những vị khách phương
xa.

Loại hình du lịch mang đến hình ảnh thiên nhiên gần gũi và những trải nghiệm đậm
chất văn hóa của dân tộc. Du khách được nhận lại lối sống sinh hoạt dân gian bình dị
và năng lượng tích cực cũng như niềm vui thật “fresh ” sau chuyến đi.

  1. 6 loại hình du lịch cộng đồng

Như đã nêu trên thì du lịch cộng đồng không chỉ bao gồm du lịch sinh thái mà còn
nhiều hình thức khác nhau , miễn là nó gắn liền với cộng đồng, với dân cư. Tại đây, sẽ
nêu ra 6 loại hình phổ biến của du lịch cộng đồng.

*Du lịch sinh thái:

  • Khái niệm :Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản
    địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền
    vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.

+Các loại hình ( nói sơ )

Lưu trú sinh thái (Eco-loging)

Du lịch nông nghiệp (Agro-tourism):

Phát triển cộng đồng (Community Development): Cung cấp các cơ hội du lịch sinh
thái tập trung vào việc bảo vệ đất đai và sinh kế

Chuyến tham quan sinh thái (Eco Treks): Chuyến đi sinh thái bao gồm các chuyến du
ngoạn đến các địa điểm kỳ lạ, có nguy cơ tuyệt chủng

  • Đặc điểm:

-Giúp thỏa mãn về nhu cầu trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên đối với du khách

  • Du lịch sinh thái cố gắng giảm thiểu tác động tiêu cực của khách sạn, đường mòn và
    các cơ sở hạ tầng khácài ra còn nâng cao nhận thức về môi trường.

  • Có nhiều trò chơi dân gian vô cùng hấp dẫn:

Ke, Pa sỹ, Lô Ba, hồ Toong Đam, Toong Zơri, Toong Pô… thích hợp cho du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học.

*Du lịch văn hóa :

  • Khái niệm:

+Du lịch văn hóa là tập hợp các du lịch liên quan đến sự tham gia của người du lịch
với nền văn hoá của một quốc gia hoặc vùng, đặc biệt là lối sống của người dân ở
những khu vực địa lý, lịch sử của những người đó, nghệ thuật, kiến trúc,…

  • Ngoài ra còn có hình thức sử dụng các yếu tố văn hóa như phong tục tập quán, tín
    ngưỡng, di tích lịch sử, lễ hội, kiến trúc, nghệ thuật hay các sản phẩm văn hóa nổi bật
    để thu hút du khách.

-Ý nghĩa du lịch văn hoá:

  • Bảo tồn và phát triển các giá trị bản sắc

  • Thu về lợi ích kinh tế đáng kể

  • Các hình thức du lịch văn hóa Việt Nam
  • Văn hóa vật thể

Là kết quả của hoạt động sinh hoạt, sáng tạo, thiết kế, tạo ra các tác phẩm và giá trị
mang tính hiện hữu, vật chất. Đó là tiền đề cho sự phát triển của loại hình du lịch văn
hóa vật thể.

VD:Trống đồng Đông Sơn, mang những giá trị nghệ thuật, tượng trưng cho nền văn
hóa có bề dày lịch sử

  • Văn hóa phi vật thể

Văn hóa phi vật thể trái ngược với văn hóa vật thể, sẽ bao gồm các giá trị văn hóa về
mặt tinh thần.

Nhã nhạc cung đình Huế cũng như Đờn ca tài tử Nam Bộ,… đang được du khách cả
trong lẫn ngoài nước hưởng ứng rất mạnh mẽ

  • Du lịch văn hóa tâm linh

Hiểu một cách đơn giản, du lịch tâm linh gồm các hoạt động du lịch về các giá trị văn
hóa vật thể và phi vật thể có gắn với các giá trị về tín ngưỡng, tôn giáo hay các giá trị
tinh thần đặc biệt.

-Một số điểm du lịch văn hóa ở Việt Nam

  • Khu du lịch văn hóa Suối Tiên

  • Hải Vân Quan,…

  • Du lịch văn hóa ở Huế:

Theo thống kê, vùng đất Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế ngày nay) mang trong mình một
hệ thống di sản văn hóa vật thể khá đồ sộ với gần 1 di tích rong đó tiêu biểu và
nổi bật nhất là Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế đã được
UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới và mới đây, Mộc bản triều Nguyễn,
Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế đã được UNESCO
công nhận là di sản tư liệu. Tại đây du khách có cơ hội được đắm chiềm trong những
khúc nhạc du dương của xứ huế , cùng với đó là tận mắt tham quan các hiện vật lịch
sử. Kinh Thành Huế chính là chứng nhân của văn hóa cho 1 lịch sử hào hùng của dân
tộc Việt Nam.

*Du lịch nông nghiệp

  • Khái niệm :Đây là dịch vụ được tổ chức dựa trên nền tảng của hoạt động sản xuất
    nông .Du khách sẽ được trải nghiệm các hoạt động như: tham quan và tìm hiểu về
    động thực vật, tự tay thu hoạch trái cây, rau củ,…

  • Vai trò của du lịch nông nghiệp:

  • Sự gắn kết giữa nông nghiệp, du lịch, người dân vùng nông thôn

  • Tăng thu nhập cho nông dân

  • Duy trì và quảng bá đời sống nông thôn

  • Giúp khách du lịch trải nghiệm thực tế cũng như xả stress

 Du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên để thưởng thức những món ngon
theo chế độ ăn uống dược thiện bổ dưỡng. Sau những ngày làm việc đầy stress,
chỉ với một ngày cuối tuần trải nghiệm mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch
này, bạn sẽ thấy như trút bỏ mọi ưu phiền, lo nghĩ cũng như có thời gian phục
hồi sức khỏe. Chẳng hạn kể đến như là Zannier hotel Bãi San Hô, Avana
Retreat Mai Châu, Topas Ecolodge Sapa,…

-Gợi ý những điểm du lịch nông nghiệp ở Việt Nam thú vị

  • Du lịch nông nghiệp ở Đà Lạt: Hồ Xuân Hương “Một ngày làm nông dân

  • Du lịch nông nghiệp Hội An: làng gốm Thanh Hà với hơn 500 năm tuổi mà còn nổi
    tiếng với làng rau Trà Quế lâu đời:

 Tham quan làng rau Trà Quế – Điều đáng nói, đến với Trà Quế không chỉ để
ngắm cảnh, xem người dân trồng rau mà còn có thể giao lưu với nhà nông để
được trải nghiệm về cách chăm sóc, tưới rau, thu hoạch… Ngoài ra, khách có
thể đạp xe dạo quanh những con đường xung quanh làng rau này để được tận
hưởng bầu không khí mát mẻ, vui tươi ở cánh đồng rau rộng hơn 18 ha này.
 Ngoài ra nơi đây còn có các lớp học nấu ăn và đãi ăn. Bạn sẽ có cơ hội thưởng
thức những món đặc sản như bánh xèo, mỳ quãng,.. Tuyệt ngon đó nha

  • Du lịch nông nghiệp ở miền Tây: điển hình là dịch vụ du lịch miệt vườn tại hầu hết
    các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long,….

* Du lịch bản địa :

Khái niệm : Đây là hình thức du lịch thường do đồng bào dân tộc thiểu số hoặc người
địa phương trực tiếp tham gia. Và chính nó điều hành chiều hướng hoạt động du lịch.

  • Chính vì tập trung chuyên sâu vào 1 dân tộc hay bản địa nên hình thức du lịch này
    rất cụ thể nhưng lưu giữ gần nhu cốt lõi những văn hóa của các dân tộc. Nổi bật nhất
    là thể hiện và khắc họa đường nét văn hoá bản địa đặc trưng để thu hút ánh nhìn
    khách du lịch.

-Xem video : youtube/watch?v=JC5bpF7jBoA

Qua video mọi người chắc cũng mường tượng rõ giá trị của du lịch bản địa ,….

* Du lịch làng

  • Khái niệm: Là cơ sở lưu trú du lịch gồm tập hợp các biệt thự hoặc một số loại cơ sở
    lưu trú khác như căn hộ, bungalow và bãi cắm trại, được xây dựng ở nơi có tài nguyên
    du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có bộ máy dịch vụ gồm các nhà hàng, quầy bar,
    shop mua sắm, khu vui chơi giải trí, thể thao và các tiện ích khác phục vụ du khách.

Các làng du lịch thường sở hữu đặc trưng văn hóa địa phương từ kiến trúc đến ẩm
thực,… trên thế giới có không ít những làng du lịch mang nét điểm đặc biệt văn hóa
địa phương lôi cuốn khách du lịch. Ở Tp, làng du lịch Bình Quới cũng là một
địa điểm hấp dẫn để tham quan và dễ chịu vào dịp cuối tuần.

  • Đặc điểm của làng du lịch là gì?
  • Quy mô: Vừa và nhỏ

  • Đối tượng khách: gồm nhiều đối tượng khách không giống nhau song phần lớn trong
    số họ là những người có thể thanh toán cao, đi theo đoàn hoặc cá nhân thông qua tổ
    chức theo giá trọn gói. Khách đi cùng gia đình dùng dịch vụ này cũng đang có xu thế
    tăng lên. Thời gian lưu lại của họ tại làng du lịch thường kéo dài.

  • Vị trí: Vị trí làng du lịch cần phải thuận lợi, dễ tìm đến, cảnh quan hợp lý với từng
    hạng, từng thiết kế riêng. Môi trường vệ sinh, không gây hại là tiêu chí cần phải bảo
    đảm ở bất kỳ khu du lịch nào, ở làng du lịch lại cần phải đánh giá cao hơn bởi đây
    chính là một khu vực tích hợp và gần như khép kín.

  • Kiến trúc : Phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, có ranh giới hàng rào tự nhiên hoặc
    nhân tạo.

Khu vực lưu trú được xây thành những cụm , các công trình được tạo ra vũng chắc,
không gây hại, chắc chắn an ninh.

Có sân vườn và cây xanh đặt ở các khu dịch vụ và công cộng, sắp đặt sảnh gần cổng
chủ đạo.

  • Trải nghiệm:

  • Hiện nay với xu hướng tìm về những sự mộc mạc của ngày xưa thì các loại hình sản
    phẩm thủ công mỹ nghệ đang được đón nhận 1 cách mạnh mẽ. Bởi không chỉ do
    thành quả tác phẩm tinh xảo và tỉ mỉ của các nghệ nhân mà còn có tính ứng dụng cực
    kì cao của các sản phẩm.

Khi đưa các loại hình này vào du lịch, du khách không những có cơ hội được tận mắt
chứng kiến hàng loạt các tác phẩm nghệ thuật kì công mà còn có thể tận tay trải
nghiệm ngay tại làng nghề của chính các dân tộc địa phương

Giúp cho người dân nơi đây kiếm thêm được nguồn thu nhập, song song là quảng bá
hình ảnh quê hương

1 số làng nghề tiêu biểu:

Làng gốm bát tràng-HÀ nội

Tranh đông hồ-Bắc Ninh

Làng cói kim sơn-Ninh Bình

Làng dệt thổ cẩm An Giang- 5 loại hình trên mình đã chạy dài từ bắc đến trung rồi vậy
thì đến với mô hình du lịch TCMN mình sẽ dẫn dắt mn đến với 1 tỉnh miền tây Nam
bộ – An Giang: Làng dệt tiêu biểu đó chính là làng dệt Châu Giang. Làng nghề thổ
cẩm Châu Giang tọa lại tại ấp Phum Xoài, xã Châu Phong, huyện Tân Châu, tỉnh An
Giang. Đây là một làng nghề thổ cẩm nổi tiếng tại vùng đất An Giang thơ mộng này.
Nó nổi tiếng với tên gọi Thổ cẩm Phum Xoài và các sản phẩm thủ công khác, do bàn
tay con người tạo nên từ chất liệu thổ cẩm đặc trưng, nổi tiếng. Làng nghề thổ cẩm
này lưu giữ và phát triển nét đẹp văn hóa của dân tộc với nghề dệt thổ cẩm. Đó cũng
chính là một nét đẹp trong văn hóa của người Chăm – phần lớn dân cư tại làng dệt thổ
cẩm Châu Giang này. Tính đến nay cũng đã là một khoảng thời gian dài, nghề dệt vẫn
còn được lưu giữ, bảo tồn và phát triển. Khi tới với làng nghề dệt thổ cẩm Châu
Giang, du khách sẽ được chứng kiến cảnh thêu, dệt của cư dân tại đây. Ngắm nhìn
những nét điêu luyện, khéo léo và sáng tạo trong cách trang trí của người dân. Hơn thế
nữa, du khách còn có cơ hội tập những thao tác để dệt nên một sản phẩm nếu muốn.
Được tham quan và mua sắm các sản phẩm yêu thích với giá rẻ hơn rất nhiều so với

chợ. Đây quả thực là một cơ hội vô cùng tốt với những chị em thích mua sắm và yêu
thích các sản phẩm thủ công tinh xảo.

  1. Tác động của du lịch cộng đồng:

4 Tích cực

  • Thu nhập bền vững: Du lịch có thể cung cấp 1 số công việc trực tiếp đến cư
    dân địa phương hoặc hoặc có thể tài trợ 1 số hoạt động thông qua việc phổ biến
    lợi tức như: phí vào cửa, cho thuê đất, lưu trú, ăn uống hay quà lưu niệm.
  • Các dịch vụ địa phương được cải thiện: Thu nhập mới từ bên trong và bên
    ngoài của du lịch cộng đồng có thể cải thiện các dịch vụ về giáo dục và sức
    khỏe.
  • Trao quyền văn hóa và trao đổi văn hóa:Du khách có cơ hội gặp gỡ người dân
    địa phương và tìm hiểu văn hóa truyền thống. Sự tham gia của cộng đồng bổ
    sung thêm các giá trị cho du lịch bền vững. Và trong lúc đó, cộng đồng truyền
    thống cảm thấy tự hào hơn nhờ những sự quan tâm của những người bên ngoài
  • Góp phần nâng cao hình ảnh của địa phương, quốc gia
  • Cung cấp thị trường cho hàng hóa và dịch vụ địa phương.
  • Nhận thức về bảo tồn của cộng đồng địa phương: Nếu như trước kia những tài
    nguyên có sẵn xung quanh ta chưa được khai thác thì mọi người thường ngó lơ
    và chưa có ý thức bảo vệ nó thì sự xuất hiện của du khách đã đánh thức ý thức
    của người dân nơi đây. Cộng đồng địa phương cảm nhận sự tăng lên về thái độ
    cũng như cảm giavs tự hào từ đó tăng nổ lực về bảo tồn. Nhiều cư dân trở nên
    quan tâm để bảo vệ những vùng của họ và có thể thay đổi những cách sử dụng
    nguồn lợi. Ví dụ: Họ ý thức hơn trong việc xử lý rác thải, bảo vệ mỹ quan nơi
    ở,..
  • Ngoài ra , Hơn một nửa số nước nghèo nhất thế giới đã coi ngành du lịch là
    công cụ hiệu quả để tham gia nền kinh tế toàn cầu và giảm đói nghèo.

4 Tiêu cực

  • Số lượng lớn du khách có thể phá vỡ môi trường tự nhiên, tăng lượng rác thải,
  • Tính không bền vững về kinh tế: có thể tác động đến cộng đồng bởi những du
    cầu của du lịch.( du khách muốn nhưng người dân thì lâu lâu mới dùng đến)