Download Bài Thu Hoạch Môn Học Luật Lao Động 9 ĐIỂM !

Rate this post

Download Bài Thu Hoạch Môn Học Luật Lao Động được Luận Văn Luật biên soạn cho các bạn sinh viên tham khảo khi viết bài thu hoạch môn Luật Lao Động nhé, bài làm các bạn về thêm thắt các ý theo đúng với yêu cầu bài làm của khoa, để đạt điểm số cao nhất.

Các bạn cũng có thể tham khảo dịch vụ viết thuê tiểu luận bên Luận Văn Luật để có được bài làm chất lượng tốt, điểm số cao!

Phần mở đầu Bài Thu Hoạch Môn Học Luật Lao Động

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong xã hội, mối quan hệ về lao động luôn tồn tại, hiện hữu, là động lực để phát triển phát triển xã hội. Có thể nói, lao động có vai trò vô cùng quan trọng và to lớn trên khắp các mặt đời sống, kinh tế, xã hội khi nó tạo ra nguồn vật chất nuôi sống mỗi con người, gia đình và toàn xã hội. Chính bởi vậy, cách thức vận động của những mối quan hệ liên quan đến lao động có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của xã hội, của đất nước. Ngành luật lao động ra đời nhằm góp phần đảm bảo lợi ích cho xã hội với con người, đặc biệt là người lao động trong mối quan hệ với người sử dụng lao động ở vị trí yếu thế hơn, có sự phụ thuộc và chịu quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Luật lao động bao gồm những nguyên tắc, quy định cụ thể nhằm ngăn chặn mọi sự xâm phạm có thể xảy ra đối với người lao động khi tham gia quan hệ lao động, hạn chế sự lạm quyền của người sử dụng lao động. Tuy nhiên mặt khác, đối với người sử dụng lao động, luật lao động cũng bao gồm những quy định nhằm bảo đảm lợi ích, sự tự do nhất định trong mối quan hệ này. Bài Thu Hoạch Môn Học Luật Lao Động

Với tầm quan trọng nêu trên, nhà trường đã đưa môn học Luật Lao động vào chương trình học và trở thành một học phần thiết thực, có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với mỗi sinh viên. Thông qua quá trình giảng dạy, bản thân em cũng như những học viên khác đã được tiếp cận và tiếp thu nhiều kiến thức quan trọng liên quan đến môn học, bao gồm: tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, việc làm học nghề, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể và thoả ước lao động tập thể, thời giờ làm việc, hợp đồng lao động. Trong phạm vi bài thu hoạch này, thông qua những kiến thức đã được thầy cô truyền đạt trong suốt học kỳ vừa qua, em sẽ tổng hợp lại một cách khái quát nhất những kiến thức trọng tâm của môn học, đồng thời đưa ra một số đánh giá cá nhân về quá trình học tập và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện hơn chất lượng học, giảng dạy đối với bộ môn.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thiện bài thu hoạch, với mục đích đưa ra một cách tổng quan nhất toàn bộ nội dung liên quan tới môn học, sinh viên sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất, tổng hợp một cách khái quát các nội dung trọng tâm của môn học.

Thứ hai, áp dụng thực tiễn đối với môn học thông qua tình huống thực tế.

Thứ ba, khẳng định những kết quả sau khi kết thúc môn học về kiến thức, cách giảng dạy của giảng viên và đưa ra kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện.

Đề cương Bài Thu Hoạch Môn Học Luật Lao Động

  • MỤC LỤC
  • PHẦN MỞ ĐẦU
  • Tính cấp thiết của đề tài
  • Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
  • NỘI DUNG.
  • Nội dung nhận thức của sinh viên về môn học.
  • 1.1. Khái quát Luật lao động và quan hệ pháp luật lao động.
  • 1.1.1. Khái quát Luật lao động.
  • 1.1.2. Khái quát về quan hệ pháp luật lao động
  • 1.2. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
  • 1.2.1. Quyền và nghĩa vụ của gười lao động, người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
  • 1.2.2. Khái quát về công đoàn.
  • 1.3. Việc làm, học nghề
  • 1.3.1.Việc làm
  • 1.3.2. Học nghề
  • 1.4. Hợp đồng lao động
  • 1.4.1. Giao kết hợp đồng lao động.
  • 1.4.2. Thực hiện hợp đồng lao động
  • 1.4.3.Chấm dứt hợp đồng lao động
  • 1.5. Đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể và thoả ước lao động tập thể
  • 1.5.1.Đối thoại tại nơi làm việc
  • 1.5.2.Thương lượng tập thể
  • 1.5.3. Thoả ước lao động tập thể
  • 1.6.  Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
  • Áp dụng thực tiễn đối với môn học
  • Kết quả môn học
  • 3.1. Những vấn đề sinh viên nắm được
  • 3.2. Ý kiến về cách giới thiệu môn học của giảng viên
  • 3.3.  Kiến nghị/giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học viên
  • KẾT LUẬN
  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nội dung Bài Thu Hoạch Môn Học Luật Lao Động

1.1. Khái quát Luật lao động và quan hệ pháp luật lao động

1.1.1. Khái quát Luật lao động

Về đối tượng điều chỉnh

Luật lao động có đối tượng điều chỉnh của Luật lao động là mối quan hệ xã hội phát sinh giữa một bên là người lao động làm công ăn lương với một bên là cá nhân hoặc tổ chức liên quan chặt chẽ hoặc phát sinh từ quan hệ lao động. Nói cách khác, đối tượng điều chỉnh của Luật lao động gồm hai nhóm quan hệ xã hội: quan hệ lao động; các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động hoặc phát sinh từ quan hệ lao động.

Phương pháp điều chỉnh. Bài Thu Hoạch Môn Học Luật Lao Động

Luật lao động được điều chỉnh bởi các phương pháp: phương pháp thoả thuận (chủ yếu áp dụng trong trường hợp xác lập quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động, và trong việc xác lập thoả ước lao động tập thể); phương pháp mệnh lệnh (được sử dụng trong lĩnh vực tổ chức và quản lý lao động, phương pháp này thường được dùng để xác định nghĩa vụ của người lao động đối với người sử dụng lao động).

Về nguyên tắc cơ bản.

Luật lao động được hình thành, áp dụng dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản quán triệt và xuyên suốt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật lao động, bao gồm:

(i) nguyên tắc bảo vệ người lao động (đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề ngiệp, không bị phân biệt đối xử; trả lương, tiền công theo thoả thuận; thực hiện bảo hộ lao động đối với người lao động; đảm bảo quyền được nghỉ ngơi của người lao động; tôn trọng quyền đại diện của tập thể lao động; thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động).

(ii) Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động

(iii) Nguyên tắc kết hợp hài hoà giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội.

1.1.2. Khái quát về quan hệ pháp luật lao động

Quan hệ pháp luật lao động là quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng lao động của người lao động ở các cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các gia đình hay cá nhân có thuê mướn lao động, được các quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh.

Quan hệ pháp luật lao động có 3 đặc điểm chính là: (i) quan hệ pháp luật lao động được thiết lập chủ yếu dựa trên giao kết hợp đồng lao động; (ii) trong quan hệ pháp luật lao động, người sử dụng lao động có quyền tổ chức, quản lý, kiểm tra, giám sát quá trình lao động của người lao động; (iii) trong quá trình tồn tại, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật lao động thường có sự tham gia của các đại diện tập thể lao động.

Quan hệ pháp luật lao động được cấu thành từ các thành phần sau đây:

(i) Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động: người lao động; người sử dụng lao động.

(ii) Nội dung của quan hệ pháp luật lao động: tổng thể các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật lao động. Trong quan hệ pháp luật lao động, không có chủ thể nào chỉ có quyền hoặc chỉ có nghĩa vụ; quyền của chủ thể này bao giờ cũng tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể bên kia và ngược lại.

(iii) Khách thể của quan hệ pháp luật lao động: là mục đích thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Cụ thể người lao động muốn sử dụng sức lao động của mình để có thêm thu nhập bảo đảm cho cuộc sống của họ; người sử dụng lao động cung muốn có sức lao động để sử dụng vào quá trình sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ. Hay nói cách khác, khách thể ở đây là sức lao động của người lao động.

Cuối cùng, liên quan đến việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật lao động, có sự tham gia và xuất phát từ những căn cứ như sau:

Đối với việc phát sinh quan hệ pháp luật lao động: sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ này là người lao động vào làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động trên cơ sở một hình thức tuyển dụng lao động nhất định, đảm bảo sự tự do và tự nguyện của các chủ thể.

Đối với việc thay đổi quan hệ pháp luật lao động: sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật lao động là những sự kiện làm thay đổi quyền và nghĩa vụ đã được xác lập trước đó của các chủ thể trong quan hệ này. Bài Thu Hoạch Môn Học Luật Lao Động

Đối với việc chấm dứt quan hệ pháp luật lao động: sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật lao động bao gồm những sự kiện xảy ra do ý chí của con người hoặc sự biến pháp lý. Đối với ý chí của con người có thể là việc chấm dứt hợp đồng lao động theo ý chí của cả hai bên, theo ý chí của một trong hai bên (đơn phương chấm dứ thợp đồng) hoặc ý chí của người thứ ba (quyết định cua toà án phạt giam người lao động). Đối với sự biến pháp lý có thể là sự kiện ngừoi lao động hoặc người sử dụng lao động chết hoặc mất tích.

Bài Thu Hoạch Môn Học Luật Lao Động

1.2. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Bộ luật Lao đồn 2019, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm hai hình thức: công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp (đây là tổ chức được ghi nhận đầu tiên tại luật lao động Việt Nam). Các tổ chức này đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.

Kết quả môn học Luật Lao Động

3.1. Những vấn đề sinh viên nắm được

Sau khi hoàn thành môn học Luật lao động, bản thân em nói riêng và các bạn sinh viên theo học nói chung đã hiểu được một các khái quát và tổng quan nhất những kiến thức cơ bản về lý luận, các quy định pháp luật và thực tiễn liên quan đến quan hệ lao động. Đây là những kiến thức thực sự thiết thực và liên quan trực tiếp tới đời sống hằng ngày của con người trong xã hội, cụ thể là những kết quả như sau:

(i) Hiểu rõ khái niệm, nguyên tắc và tầm quan trọng của việc quản trị quan hệ lao động theo quy định pháp luật;

(ii) Hiểu rõ mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, qua đó rút ra biện pháp kết hợp hài hòa lợi ích giữa các bên trong hoạt động lao động; Bài Thu Hoạch Môn Học Luật Lao Động

(iii) Hiểu rõ vai trò của tổ chức Công đoàn và các cơ quan quản lý Nhà nước đối với quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường;

(iv) Hiểu rõ cách thức giải quyết các tranh chấp lao động tập thể và tranh chấp lao động cá nhân, trên cơ sở đó, các chủ thể liên quan có thể chọn cách thức phù hợp với yêu cầu về quyền lợi cần được bảo vệ.

Thông qua những nội dung được giới thiệu và đào tạo trong môn học,  đây sẽ trở thành nguồn kiến thức nền tảng giúp em tự tin hơn trong quan hệ pháp luật có liên quan và áp dụng vào thực tiễn. Theo đó, bản thân em sẽ ý thức và có cái nhìn tổng quát hơn về pháp luật lao động, đưa quan hệ lao động vào nề nếp, trật tự trong khuôn khổ pháp luật, góp phần giúp lao động ngày càng hiệu quả, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

3.2. Ý kiến về cách giới thiệu môn học của giảng viên

Được tham gia học dưới sự giảng dạy của các thầy cô trong môn Luật lao động, em đã biết thêm nhiều kiến thức bổ ích, quan trọng với một tinh thần học tập nhiệt huyết và nhiều năng lượng. Điều này xuất phát phần lớn từ cách thức giảng dạy, truyền đạt kiến thức, giới thiệu môn học từ thầy cô.

Trước hết, giảng viên luôn tham gia lớp học và giảng dạy với sự tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ nhằm truyền đạt kiến thức cho sinh viên. Tốc độ giảng của giảng viên phù hợp, dễ hiểu, và đi vào trực tiếp vấn đề giúp chúng em có thể dễ dàng tiếp cận hơn.

Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy, giảng viên thường xuyên đưa ra nhiều ví dụ, dẫn chứng thực tiễn đối với từng vấn đề cụ thể. Ví dụ như đối với trường hợp tranh chấp về hợp đồng lao động (ví dụ về án lệ, về các tranh chấp xác lập và thực hiện hợp đồng lao động,…) hay đưa ra những chú ý, thực tế liên quan đến thực trạng ký kết hợp đồng lao động và thực hiện hợp đồng lao động để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Thông qua việc đưa ra những ví dụ thầy cô đồng thời có những đánh giá về mặt chuyên môn và xã hội để giúp chúng em hiểu sâu hơn nội dung nghiên cứu.

Trong quá trình giảng dạy, giảng viên cũng thường xuyên giao lưu, trao đổi với sinh viên để tăng sự chủ động tiếp thu kiến thức từ sinh viên. Việc giao lưu có thể được thực hiện qua hoạt động nhóm, yêu cầu trình bày ý kiến,… Những hoạt động này đã giúp chúng em năng nổ và tích cực hơn trong việc nghiên cứu, học tập.

Có thể nói, cách truyền đạt và giới thiệu môn học của giảng viên trong môn học Luật lao động rất khoa học, logic, dễ hiểu và tạo được cảm hứng, sự hứng thú đối với sinh viên. Việc giảng dạy được thực hiện trên cơ sở giảng viên hướng dẫn sinh viên chủ động nghiên cứu đã giúp sinh viên hiểu sâu và tiếp cận có hiệu quả hơn đối với môn học.

3.3. Kiến nghị/giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học viên

Những kiến thức giảng viên truyền đạt qua bộ môn Luật lao động thực sự rất thú vị và thực tế. Xuất phát từ những hiệu quả đạt được ở hiện tại, bản thân em xin phép được đề xuất một số vấn đề để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả học tập của học viên như sau:

Thứ nhất, đây là môn học có tính áp dụng thực tiễn cao bởi lẽ nó xuất hiện thường trực trong cuộc sống thường nhật, nhất là liên quan tới những tranh chấp về chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. Để tăng sự hiểu biết về thực tiễn đồng thời sự hứng thú đối với môn học, thầy cô có thể xem xét tạo điều kiện liên hệ với các tòa án để sinh viên có thể tham quan, trao đổi trực tiếp hoặc thậm chí là vào tham dự phiên tòa với vai trò là người nghe. Như vậy, không chỉ trên sách vở và giảng đường, sinh viên chúng em có thể vận dụng và nắm được các kiến thực trên thực tiễn. Để đánh giá kết quả của hoạt động thực tiễn này, giảng viên có thể yêu cầu sinh viên hoàn thiện và nộp lại một bản báo cáo về kết quả tham gia hoạt động.

Thứ hai, bên cạnh pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài cũng có nhiều quy định tiến bộ và đặc biệt có liên quan, ảnh hưởng tới việc áp dụng pháp luật Việt Nam nói chung về trong quan lao động nói riêng. Vì vậy, chúng em mong muốn trong hoạt động giảng dạy, thầy cô có thể bổ sung thêm những ví dụ liên quan tới hệ thống pháp luật nước ngoài để có sự so sánh, đối chiếu với pháp luật trong nước. Tuy nhiên, điều này cũng cần sự chủ động từ phía sinh viên, do đó, giảng viên có thể xem xét yêu cầu sinh viên chủ động nghiên cứu và cùng tham gia bàn luận trên lớp thông qua bài tập nhóm, bài tập về nhà.

Kết luận Bài Thu Hoạch Môn Học Luật Lao Động

Trên đây là toàn bộ nội dung bài thu hoạch của em sau khi học môn Luật lao động. Có thể nói, môn học này đã cung cấp cho em nhiều kiến thức cả về mặt lý luận, pháp lý và thực tiễn về loại quan hệ pháp luật phổ biến, có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới chúng em sau khi ra trường và bước vào thực tế – quan hệ lao động. Thông qua những kiến thức và bài học được cô truyền đạt, em đã có sự hiểu biết nhất định về quyền và nghĩa vụ của bản thân cũng như người sử dụng lao động để qua đó vận dụng, xem xét và tự bảo vệ được bản thân. Đồng thời, chúng em cũng hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động để từ đó xây dựng, phát triển công việc vận hành của người sử dụng lao động, qua đó phát triển kinh tế đất nước. Đây sẽ là cơ sở, nền tảng giúp em không chỉ vận dụng vào thực tiễn, bảo vệ được bản thân và người xung quanh, có ý thức chấp hành và tuân thủ pháp luật mà còn truyền động lực, cảm hứng và là nguồn tri thức giá trị cho hoạt động hành nghề của em sau này. Bài Thu Hoạch Môn Học Luật Lao Động

adminlvl