Download 8 Bài Tiểu Luận Về Bất Bình Đẳng Giới, Điểm Cao.
Bài viết này mình chia sẻ tới các bạn sinh viên tài liệu tiểu luận về bất bình đẳng giới. Một vấn đề chưa bao giờ ngừng để bàn luận chính là vấn đề bất bình đẳng giới, không chỉ có trong quá khứ mà ngay thời điểm hiện tại những câu chuyện xoay quanh bất bình đẳng giới vẫ khiến mọi người phải lên tiếng. Bất bình đẳng giới trở thành một chủ đề được viết nhiều trong các bài tiểu luận nhằm tìm ra hướng giải quyết, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi giải đáp những thắc về bất bình đẳng giới và tham khảo những bài tiểu luận về bất bình đẳng giới hay nhất.
Khái niệm bất bình đẳng giới? Nguyên nhân vấn đề bất bình đẳng giới
Dựa trên những kiến thức cơ bản thì bất bình đẳng giới là hiện tượng mất cân bằng về cách đối xử giữa nam và nữ về các vấn đề liên quan tới xã hội như cơ hội việc làm, quyền tham gia các công việc chính trị, kinh tế. Ngoài ra bất bình đẳng giới còn ảnh hưởng tới việc tiếp cận các nguồn lực từ bên ngoài.
Nhìn về quá khứ chúng ta thấy quan niệm “ trọng nam khinh nữ” rất phổ biến, quan niệm cổ hủ ở đây là nam được quyền tham gia vào các công việc lớn còn phụ nữ thì chỉ được ở nhà làm nội trợ, phải nghe theo lời chồng. Chính vì quan niệm trên mà xã hội ngày đó kém phát triển, cho đến ngày nay khi xã hội đã tiến lên một nền văn minh mới thì quan niệm đó vẫn còn tồn tại, nhiều người đàn ông vẫn có thói gia trưởng, luôn nghĩ mình đúng còn người phụ nữ chỉ có thể nhẫn nhịn.
Nguyên nhân xảy ra bất bình đẳng giới bởi xưa quan niệm nam là phái mạnh được quyền gánh vác công to việc lớn, còn người nữ là phái yếu nên không có quyền tham gia. Con trai bao giờ cũng sẽ được ưu ái hơn con gái trong các vấn đề gia đình, con gái sau này đi lấy chồng thì cũng là người dưng. Nguyên nhân gây ra bất bình giới này khiến xã hội mất cân bằng trầm trọng đặc biệt là với nhiều gia đình còn tư tưởng thích sinh con trai hơn.
Dựa theo nghiên cứu quốc gia năm 2019 thì 2/3 phụ nữ giai đoạn 15- 64 tuổi thường bị ít nhất một hình thức về bạo lực, tinh thần, tình dục. Hơn 90% tổng số phụ nữ bị bạo lực mà không dám lên tiếng, không được hưởng các dịch vụ công xã hội. Vấn đề bạo lực phụ nữ đã báo động tới GDP bị giảm đáng kể.
Hiện nay để nâng cao ý thức của người dân về bất bình giới, nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục, gia đình,… Những chính sách này đã bắt đầu được triển khai và đi theo hướng tích cực.
Nhằm làm rõ vấn đề bất bình giới, các trường đại học thường đưa đề tài này vào cho sinh viên nghiên cứu và nhận được những tín hiệu tốt khi có đông sinh viên tham gia và thảo luận. Dưới đây là danh sách các đề tài tiểu luận về bất bình giới mà bạn có thể tham khảo và học hỏi, áp dụng vào cuộc sống thực tế.
XEM THÊM ===> NHẬN VIẾT TIỂU LUẬN
Các đề tài tiểu luận về bất bình đẳng giới
- Tiểu luận về bất bình đẳng giới: thực trạng bất bình giới ở Việt Nam hiện nay
- Tìm hiểu bất bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế
- Tìm hiểu bất bình đẳng giới trong ngành lao động
- Tình hình bất bình đẳng giới diễn ra ở nông thôn
- Ảnh hưởng của bất bình đẳng giới tới vai trò lãnh đạo của nam và nữ
- Tiểu luận về bất bình đẳng giới: thực trạng bất bình giới trong gia đình
- Đặc điểm của tình trạng bất bình đẳng giới trong các dân tộc thiểu số
- Nghiên cứu về bất bình đẳng giới trong hoạt động chính trị
- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và bình đẳng giới thực chất
- Ảnh hưởng của bất bình đẳng giới tới xã hội
- Kế hoạch phổ biến bình đẳng giới trong ngành giáo dục
- Tìm hiểu nhận thức của giới trẻ về vấn đề bất bình đẳng giới
- Thúc đẩy quá trình thay đổi tư duy của người dân miền núi về vấn đề bất bình đẳng giới
- Hiện trạng bạo lực gia đình do bất bình đẳng giới gây ra
- Vai trò của nhà nước trong quản lý chính sách về bất bình đẳng giới
Một số bài mẫu tiểu luận về bất bình đẳng giới hay nhất
Theo sau các đề tài, chúng ta sẽ đi sâu vào vấn đề thông qua các bài mẫu tiểu luận được tổng hợp từ nhiều nguồn xác thực
Bài 1: thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay
Mục lục
Chương 1: cơ sở lý luận
1.1: khái niệm bất bình đẳng giới và thước đo bất bình đẳng giới
1.2: so sánh giá trị và xếp hạng HDI và GDI
Chương 2: thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam
1.1: số liệu thống kê SRB
1.2: tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động hội đồng các cấp
1.3: tỷ lệ học sinh, sinh viên là nữ được theo học tại các trường
1.4: tỷ lệ nam, nữ xếp theo học vị tại Việt Nam
Chương 3: một số giải pháp hạn chế tình trạng bất bình đẳng giới
Cơ sở cho bài tiểu luận
Theo số liệu thống kê của UNFP, dân số thế giới đã lên tới 6,5 tỷ người. Mỗi ngày có hơn 70.000 phụ nữ kết hôn và 40.000 phụ nữ sinh con. Tại Việt Nam theo số liệu thống kê năm 2005, dân số đã lên tới 82 triệu người. Tuy nhiên tình trạng mất cân bằng bình đẳng giới vẫn xảy ra ở cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Việt Nam đã bước vào thời đại mới nhưng các vấn đề như tảo hôn, bạp lực gia đình, lạm dụng,..vẫn diễn biến phức tạp. Nhà nước và các bộ, ban ngành đều rất quan tâm tới vấn đề trên vì đây vốn dĩ không phải vấn đề quá xa lạ và cần đưa ra giải pháp hữu ích.
Bài tiểu luận trên bám sát với thực tế đời sống tại nơi chúng ta sinh ra, các thông tin và tài liệu về bất bình đẳng giới rất dễ tìm kiếm hoặc ngay trong thực tế chúng ta được chứng kiến hàng ngày trong mọi lĩnh vực từ văn hoá, chính trị, xã hội, kinh tế,…
DOWNLOAD QUA ZALO
→ Các Bạn Muốn Tải Miễn Phí Bài Nào Thì Nhắn Tin Zalo : 0917.193.864
Bài 2: Bất bình đẳng giới trong quản trị
Tình trạng mất cân đối giữa tỷ lệ nam – nữ tại công sở lần nữa được minh chứng qua tỷ lệ 3% CEO nữ trong danh dách Fortune 500 CEO và tỷ lệ 15% lãnh đạo nữ cao cấo tại các công ty lớn trên thế giới.
Tuy nhiên mọi thứ cần thời gian thay đổi. Hiện nay, phụ nữ chiếm 40% lự lượng lao động toàn cầu với mức tăng trưởng hai con số. Phụ nữ ngày càng có học vị cao trong các lĩnh vực thậm chí vượt trội hơn cả nam giới. Nhiều công ty nỗ lực xoá bỏ các định kiến về phụ nữ và sẵn sàng mở cửa để họ tham gia vào đội ngũ lãnh đạo.
Những nghiên cứu này được tổng hợp chi tiết trong bài tiểu luận để thấy rõ được thực trạng mất cân bằng bình đẳng giới qua công việc quản trị, tỏ rõ khả năng của nữ giới cũng có thể vượt trội hơn nam giới rất nhiều và không được phân biệt đối xử.
DOWNLOAD QUA ZALO
→ Các Bạn Muốn Tải Miễn Phí Bài Nào Thì Nhắn Tin Zalo : 0917.193.864
Bài 3: Bất bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
Phần 1: mở đầu
Phần 2: Nội dung
- Một số khái niệm
- Giới tính
- Giới
- Vai trò giới
- Bình đẳng giới
- Bất bình đẳng xã hội
- Một số quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về vấn đề bình đẳng giới trong lao động
- Thực trạng thế giới và Việt Nam
Phần 3: nguyên nhân và hậu quả của bất bình đẳng giới trong lao động
Phần 4: Kết Luận
Cơ sở cho bài tiểu luận: bất bình đẳng giới trong lao động là vấn đề có thể nhìn thấy hàng ngày. Tại Việt Nam, tỉ lệ nữ giới làm các công việc lao động chân tay nhiều hơn nam giới, bị đối xử bất công như mang vác đồ nặng. Tại các công trường, nhà máy,…phụ nữ thường xuyên phải tiếp xúc với hoá chất độc hại gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể mà không được bất kỳ sự bảo hộ nào. Tình trạng này gây nên bức xúc trong dư luận, là cách phân biệt đối xử của bộ phận chính quyền nhiều nơi.Bài tiểu luận đưa ra nhằm tìm hướng giải quyết bất công trong lao động, trả lại quyền lợi cho nữ giới.
DOWNLOAD QUA ZALO
Bài 3: một số giải pháp nhằm giảm tình trạng bất bình đẳng giới ở nước ta hiện nay
Bài tiểu luận được chia làm 3 phần cụ thể
Phần 1: hiện tượng bất bình đẳng giới ở Việt Nam
Phần 2: nguyên nhân của bất bình đẳng giới ở Việt Nam
Phần 3: một số biện pháp nhằm giảm tình trạng bất bình đẳng giới ở nước ta hiện nay
Cơ sở bài tiểu luận:
Lý do chọn đề tài: Hiện nay theo thống kê của Quỹ Dân số thế giới đã cho thấy hàng ngày số lượng nữ giới không ngừng tăng lên, tỷ lệ phụ nữ sinh con khá cao. Tuy nhiên, nằm sâu trong tình trạng dân số đông chính là việc con người vẫn còn có những suy nghĩ cổ hủ về nam giới và nữ giới, tình trạng này đã gây ra mất cân bằng xã hội. Một ví dụ cụ thể cho thấy nhữung người làm ở chức vụ cao thường là nam giới và số lượng nữ giới được tham gia quản lý các công việc nhà nước rất ít không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới cũng xuất hiện tình trạng trên. Ở một số nước phương tây thậm chí người phụ nữ không được quyết định cuộc đời của mình mà phải phụ thuộc vào nam giới, không được đi làm, chỉ có thể ở nhà chăm sóc con cái.
XEM THÊM ===>Tiểu Luận Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật [ 44 Đề Tài +Tải bài Mẫu]
Đối tượng nghiên cứu: đối tượng chính mà bài tiểu luận hướng tới là nữ giới, nữ giới là nạn nhân của bất bình đẳng giới tiêu biểu. Để thấy dễ nhận diện hơn thì một thực tế đưa tới chính là nữ giới thường bị coi thường, đem đi so so sánh với nam giới. Nói đúng hơn là nhiều gia đình không thích con gái mà chỉ thích con trai, tình trạng nữ giới bị bạo hành xảy ra với tần suất cao. Vì thế bài tiểu luận hướng tới các biện pháp nhằm giảm tình trạng bất bình đẳng ở Việt Nam như việc chính phủ ngày càng quan tâm hơn tới quyền lợi của nữ giới, có những chính sách ưu tiên cho nữ giới trong các công việc, thực hiện pháp luật đối với hành vi bạo hành phụ nữ nghiêm khắc,… Vấn đề bất bình đẳng giới cần được quan tâm và giải quyết mạnh mẽ hơn nữa để xây dựng một xã hội công bằng và văn minh cho toàn thể nhân dân.
DOWNLOAD QUA ZALO
Bài 4: tình hình bất bình đẳng giới diễn ra ở nông thôn
Phần I: khái niệm và các quan điểm về bất bình đẳng giới
1, khái niệm
- Bất bình đẳng
- Bất bình đẳng xã hội
- Bất bình đẳng giới
- Bất bình đẳng giới ở nông thôn
2, Các quan điểm về bất bình đẳng giới
Phần II: thực trạng bất bình đẳng giới ở nông thôn
Phần III: một số giải pháp nhằm giảm tình trạng bất bình đẳng giới ở nông thôn hiện nay
Cơ sở bài tiểu luận:
Lý do chọn đề tài: Những tập tục từ ngày xưa như chế độ phụ hệ đã tồn tại hàng nghìn năm đến tận bây giờ vẫn còn. Từ những tập tục lỗi thời đó đã dẫn đến nhiều hệ luỵ như bất bình đẳng giới mà có thể nói nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất là những vùng nông thôn. Nông thôn thường tập trung dân cư chưa có trình độ cao. Nói cách khác bất bình đẳng giới ở nông thôn diễn ra rất phổ biến, sự không ngang bằng nhau giữa cá nhân nam giới và nữ giới về sử dụng, hưởng thụ những thành quả xã hội.
Đối tượng nghiên cứu: bài tiểu luận trên nhằm vào đối tượng chủ yếu là nữ giới ở nông thôn, thực trạng diễn ra ở đây là nhiều gia đình khi sinh con gái sớm thường không quan tâm tới con gái, nhiều trường hợp tảo hôn quá sớm so với tuổi, bị bạo hành và bóc lột luôn diễn biến phức tạp. Mấu chốt vấn đề đặt ra chính là tìm ra biện pháp ngăn chặn tình trạng bất bình đẳng như trên. Chính quyền nhà nước cùng địa phương phải phối hợp đưa ra các chính sách, quy định rõ ràng về việc sinh con gái hay sinh con trai, các gia đình tại nông thôn cũng nên tìm hiểu các thông tin đại chúng và được quyền biết khi nhà nước cấp phép để cân bằng lại xã hội.
DOWNLOAD QUA ZALO
Bài 5: đặc điểm của tình trạng bất bình đẳng giới trong các dân tộc thiểu số
Bài tiểu luận hướng tới những chính sách quan trọng về giới tại các vùng tập trung nhiều nhóm dân tộc thiểu số. Đánh giá nguyên nhân, tình hình của bất bình đẳng giới tại những vùng này để đưa ra những biện pháp xây dựng công bằng bình đẳng giới.
I, Giới thiệu
II, Phương pháp luận
2.1: Một số thuật ngữ
2.2: Khung phân tích
2.3: Câu hỏi phân tích
2.4: Công cụ thu thập số liệu
2.5: Một số hạn chế của nghiên cứu
III, Địa bàn nghiên cứu
3.1: Huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai
3.2: Huyện An Phú, tỉnh An Giang
3.3: Thay đổi môi trường sống và sinh kế
IV, Bất bình đẳng giới trong dân tộc thiểu số
4.1: Phân công lao động
4.2: Đóng góp kinh tế của nam và nữ
4.3: Tiếp cận và kiểm soát nguồn lực
V, Bất bình đẳng theo lĩnh vực
5.1: Giáo dục
5.2: Y tế
5.3: Lao động việc làm
5.4: Cơ sở hạ tầng
VI, Một số vấn đề khác
6.1: “ tiếng nói” và “ sự tham gia” của phụ nữ dân tộc thiểu số
6.2: “ tiếng nói” là “ tiếng việt”
6.3: Tôn giáo và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số
6.4: Hội nhập- cơ hội và rủi ro đối với nam và nữ giới dân tộc thiểu số
6.5: Cán bộ nữ trong công tác quản lý
VII, Kết luận và khuyến khích
7.1: Những kết luận chung
7.2: Khuyến nghị chính sách
7.3: Khuyến nghị nghiên cứu
Lý do chọn đề tài: trong thập kỷ qua, kinh tế Việt Nam có nhữung chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng GDP đứng vào top các nước đang phát triển. Tuy nhiên, sự chuyển biến kinh tế kéo theo nhiều sự thay đổi về xã hội, con người. Nhìn rõ nhất ở tại Việt Nam, các đô thị lớn phát triển rất mạnh nhưng đối lập đó là các vùng nông thôn nghèo. Sự thay đổi trên đã phân hoá xã hội thành nhiều tầng lớp, sự bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới cũng vì thế hiện rõ hơn. Theo thống kê cho thấy tỷ lệ nữ giới được tham gia các công việc quản lý, chính trị, kinh tế kém hơn so với nam giới rất nhiều đặc biệt là tại các vùng sâu vùng xa tập trung nhiều dân tọc thiểu số, nam giới thường được coi là trụ cột của gia đình còn phụ nữ thì “ xuất giá tòng phu” phải ở nhà lo nội trợ không được đi làm. Việc này dẫn đến hệ luỵ rất lớn chính là người phụ nữ không được tiếp xúc với văn hoá mới, bị áp bức bởi chính gia đình, hơn thế nữ trong phong tục tập quán của đa số các dân tộc ít người chính là luật lệ tảo hôn, con gái mới chỉ 14, 15 tuổi đã phải lấy chồng, không có đủ học vấn và tri thức.
Đối tượng nghiên cứu: nữ giới của các dân tộc thiểu số thay vì lấy chồng sớm hãy ý thức được bản thân muốn gì để làm chủ cuộc sống, chính quyền các địa phương phối hợp với cơ quan nhà nước cần đưa ra các biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi cho nữ giới dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để họ tiếp xúc với nền văn hoá mới, tạo điều kiện cho trẻ em được đi học để tiếp thu kiến thức văn hoá, xã hội. Bài trừ các luật lệ xa xưa hay các hủ tục lỗi thời như tảo hôn để giữ lại quyền lợi cho nữ giới, đòi quyền công bằng về giới. Nam giới là những người phải có trách nhiệm với gia đình, ý thức được việc làm của bản thân.
DOWNLOAD QUA ZALO
Bài 6: ảnh hưởng của bất bình đẳng giới tới vai trò lãnh đạo của nam và nữ
Phần 1: mở đầu
Phần 2: khái niệm về bất bình đẳng giới
Phần 3: thực trạng vai trò lãnh đạo giữa của nam và nữ
Phần 4: kết luận
Lý do chọn đề tài: bất bình đẳng giới diễn ra ở tất cả các lĩnh vực, một ví dụ tiêu biểu là tỷ lệ nam giới và nữ giới chênh lệch trong công tác quản lý hay đúng hơn là ở vị trí lãnh đạo. Theo tạp chí Forbes, hàng năm lọt vào top 30 gương mặt tiêu biểu về lãnh đạo thì nữ giới chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ còn đa phần là nam giới. Tỷ lệ này cho thấy rằng, nam giới thường được trọng dụng và làm ở chức vụ cao hơn, nhìn về cuộc sống bình thường có thể thấy hầu hết lãnh đạo của các công ty hay tập đoàn ở Việt Nam là đàn ông và ít có sự xuất hiện của phụ nữ, có thể nói rằng phái nam thường có những suy nghĩ chín chắn hơn trong công việc nhưng cũng không thể phủ nhận sự sáng suốt của phụ nữ đôi khi mạnh hơn nam giới. Bài tiểu luận về bất bình đẳng giới này hướng tới các biện pháp thay đổi tư duy và suy nghĩ của xã hội về khả năng lãnh đạo của nữ giới để không bỏ sót nhân tài của đất nước vừa giỏi việc nước lại đảm việc nhà.
XEM THÊM ===> Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Nhân Sự +Bài Mẫu
Đối tượng nghiên cứu: với mục đích nhận ra khả năng lãnh đạo của nữ giới, ngăn chặn tình trạng bất bình đẳng giới. Nhà nước cần chú trọng đến việc tìm kiếm nhân tài để hỗ trợ đất nước hơn là chọn giới tính, giới tính vốn dĩ không phải tất cả, mọi người đều có quyền bình đẳng với nhau. Nữ giới cũng cần phải bộc lộ ra những ưu điểm của mình nếu muốn nâng cao vị thế của bản thân để chứng minh cho xã hội thấy nữ giới không hề kém cạnh nam giới, mọi người đều có quyền làm công việc mình yêu thích, được nhận một vị trí phù hợp với thực lực. Các công ty hay bất cứ cơ quan nào trong quá trình tuyển chọn cũng cần chú ý tới việc bồi dưỡng nhân viên, tạo môi trường làm việc công bằng cho cả nam và nữ cạnh tranh công bằng.
DOWNLOAD QUA ZALO
Bài 7: thúc đẩy quá trình thay đổi tư duy của người dân miền núi về vấn đề bất bình đẳng giới
Lý do chọn đề tài: miền núi ở nước ta là Tây Bắc Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ là những nơi kém phát triển về kinh tế, xã hội nên vấn đề bất bình đẳng giới cũng thường xuyên xảy ra. Ngay từ buổi đầu cách mạng, khẩu hiệu “ nam nữ bình quyền” được khẳng định từ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ( 1946 ) nhưng bất bình đẳng giới vẫn là vấn đề chưa thể giải quyết triệt để nhất là tại những vùng xa xôi hẻo lánh như miền núi Việt Nam thì vấn đề lại càng nan giải. Vậy nên điểm quan trọng chính là cần lập ra kế hoạch thay đổi tư duy của người dân miền núi về bất bình đẳng giới và tìm cách duy trì quá trình thay đổi tư duy bằng các biện pháp thiết thực.
Đối tượng nghiên cứu: người dân miền núi đặc biệt là các dân tộc thiểu số giữ quan niệm về hủ tục tảo hôn thì việc bất bình đẳng giới diễn ra thường ngày mà chưa được giải quyết. Chính quyền địa phương thay vì chỉ chú ý tới phát triển kinh tế mà còn cần phối hợp với nhân dân các dân tộc thay đổi tư duy về những hành vi trái luân thường đạo lý, nếu tình trạng bất bình đẳng giới vẫn diễn ra sẽ gây ra các hành vi vi phạm pháp luật như bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ trái phép qua biên giới. Như chúng ta biết vùng núi nước ta giáp ranh với nhiều quốc gia nên tệ nạn về buôn bán mại dâm hay bán con gái qua nước khác làm vợ ngay thời điểm này vẫn còn tồn tại. Các lực lượng chức năng canh gác Biên giới cần đẩy mạnh công tác tuần tra và giám sát các đối tượng có hành vi buôn bán phụ nữ trái phép. Chính quyền địa phương phải liên tục cập nhật tình hình phổ biến văn hoá tới người dân miền núi, phổ cập các thiết bị đại chúng để nhân dân tự cập nhật tình hình về các chính sách nhà nước hỗ trợ người dân.
DOWNLOAD QUA ZALO
Trên đây là 7 bài tiểu luận về vấn đề bất bình đẳng giới tiêu biểu được tổng hợp từ những bài tiểu luận của các bạn sinh viên đại học trên toàn quốc về vấn đề bất bình đẳng giới. Ngoài ra các bạn có thể tìm hiểu tài liệu tham khảo ở nhiều nguồn khác nhau hay từ việc tìm hiểu thực tế tại địa phương.
Vốn dĩ vấn đề về bất bình đẳng giới đã là một đề tài nóng trong suốt thời gian dài nên các bạn sinh viên trong quá trình tham khảo cũng cần chú ý tới việc học tập lý thuyết cũng như các kiến thức thực tiễn. Các phương pháp khi làm một đề tài tiểu luận về bất bình đẳng giới là các bạn phải khai thác vấn đề từ bề nổi đến bề sâu, những vấn đề sâu trong bất bình đẳng giới cần được khai thác triệt để, chính xác, không được bịa đặt.
IV, Lời kết
Tổng kết một số bài tiểu luận về bất bình đẳng giới hy vọng rằng các bạn sinh viên đã có cho mình những ý tưởng cũng như cách triển khai luận điểm khi làm bài về vấn đề bất bình đẳng giới. Nếu có điều thắc mắc hãy đưa ra ý kiến để chúng tôi hỗ trợ bạn.