Đồng phạm là gì? Các trường hợp đồng phạm theo luật hình sự?

Đồng phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự là gì ? Cách thức xác định đồng phạm như thế nào ? Phân tích yếu tố lỗi của người đồng phạm ? … và một số câu hỏi, vướng mắc khác của người dân về đồng phạm sẽ được Luật Minh Khuê tư vấn cụ thể:

 

1. Người đồng phạm là người như thế nào ?

Kính thưa Luật sư, mong luật sư phản hồi câu hỏi của em như sau: Người đồng phạm là người được quy định như thế nào trong bộ luật hình sự ạ?

Cảm ơn! (Người hỏi: Hoàng Minh, Tỉnh Nam Định).

 

Trả lời:

Việc xác định chính xác tội phạm có hay không có đồng phạm trong vụ án hình sự sẽ tránh được trường hợp bỏ lọt tội phạm trên thực tế cũng như trong xã hội.

– Cơ sở pháp lý: Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đồng phạm được quy định như sau:

Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

Theo Khoản 1 xác định các dấu hiệu của đồng phạm: Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm; đây là hình thức phạm tội cố ý khác với hình thức phạm tội riêng lẻ.

Theo khái niệm này đồng phạm gồm các dấu hiệu sau:

– Sự tham gia của hai người trở lên;

– Hai người đó cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

Thứ nhất, đồng phạm đòi hỏi phải có ít nhất hai người và hai người này phải có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm. Tức là cả hai người đều phải có điều kiện có năng lực trách nhiệm hình sự (có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự). Nếu trong trường hợp tội phạm được thực hiện là tội phạm có chủ thể đặc biệt thì dấu hiệu chủ thể đặc biệt chỉ đòi hỏi ở người đồng phạm là người thực hành.

Thứ hai, về dấu hiệu cố ý cùng thực hiện tội phạm có nghĩa là mỗi người phải cố ý tham gia vào tội phạm với một trong bốn hành vi như sau:

– Hành vi thực hiện tội phạm. Người có hành vi này được gọi là người thực hành;

– Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm. Người có hành vi này được gọi là người tổ chức;

– Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm. Người có hành vi này được gọi là người xúi giục;

– Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm. Người có hành vi này được gọi là người giúp sức.

Nếu không có một trong những hành vi này thì không thể coi là cùng thực hiện và do vậy cũng không phải là người đồng phạm.

Trong vụ đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành vi tham gia nhưng không đòi hỏi nhất thiết phải như vậy và có thể chỉ có một loại hành vi tham gia. Người người được coi là đồng phạm có thể tham gia với một loại hành vi nhưng cũng có thể tham gia với nhiều loại hành vi khác nhau. Họ có thể tham gia từ đầu nhưng cũng có thể tham gia khi tội phạm đã xảy ra nhưng chưa kết thúc quá trình phạm tội.

Những người đồng phạm đều có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Những hành vi đó được thực hiện trong mối liên kết thống nhất với nhau. Hành vi của mỗi người là điều kiện hỗ trợ cho sự hoạt động chung. Có thể tất cả những người đồng phạm đều trực tiếp thực hiện tội phạm và tổng hợp những hành vi của họ tạo thành hành vi phạm tội có đủ những dấu hiệu của cấu thành tội phạm nhất định. Nhưng cũng có thể chỉ có một hoặc một số người trực tiếp thực hiện tội phạm còn những người khác chỉ có hành vi góp phần vào việc thực hiện tội phạm.

Hậu quả thiệt hại cùa tội phạm là kết quả chung do hoạt động của tất cả những người đồng phạm tham gia vào việc thực hiện tội phạm đưa lại. Giữa hành vi của mỗi người và hậu quả thiệt hại của tội phạm đều có quan hệ nhân quả với nhau. Hành vi của người thực hành sẽ là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả còn hành vi của những người khác như người tổ chức, xúi giục hay giúp sức sẽ thông qua hành vi của người thực hành mà gây ra hậu quả. Khi thực hiện hành vi vi phạm mỗi người đều biết hành vi của mình có tính gây thiệt hại cho xã hội và đều biết người khác cũng có hành vi như vậy cùng với mình. Nếu trường hợp mình chỉ biết bản thân có hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội mà không biết người khác cũng có hành vi như vậy với tội mình gây ra thì đó chưa thoả mãn dấu hiệu lỗi cổ ý trong đồng phạm và do vậy không có đồng phạm theo quy định pháp luật.

 

2. Cho bạn mượn xe máy đi cướp giật thì có phải là đồng phạm không ?

Thưa Luật Minh Khuê, xin hỏi: Anh A cho anh B mượn xe máy nhưng anh B lại mang xe máy anh A đi cướp giật tài sản mà anh A không biết.

Vậy anh A có phải chịu trách nhiệm hình sự cùng B không ạ ?

Cảm ơn! (Ngưởi hỏi: Nguyễn Thắng, Tỉnh Hà Nam).

 

Trả lời:

Nếu trường hợp như bạn đã nói: Anh A cho anh B mượn xe máy đơn thuần, không có một múc đích nào khác (tức là múc đích vi phạm pháp luật). Vậy đương nhiên anh A là vô tội và không phải cùng anh B chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự.

Cụ thể: Tại Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định cụ thể về đồng phạm. Căn cứ vào điều luật trên, anh A không cố ý, tức là mong muốn và biết được anh B sẽ phải đi trộm cắp mà chỉ cho mượn xe đơn thuần. Vậy anh A không cố ý cùng anh B thực hiện tội cướp giật tài sản nên qua đó anh A sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự cùng B, và Anh A không được coi là người đồng phạm với anh B.

 

3. Lỗi cố ý và vô ý khác nhau như thế nào ?

Kính thưa Luật sư Minh Khuê, phần lớn khi một người phạm tội họ có thể ngang nhiên thực hiện tội phạm nhưng cũng có trường hợp họ không biết mình đã thực hiện hành vi phạm tội. Vậy hai trường hợp này có phải trách nhiệm hình sự khác nhau không ạ?

Cảm ơn Luật sư!

 

Trả lời:

Thứ nhất, Lỗi cố ý được quy định trong bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:

Điều 10. Cố ý phạm tội

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Thứ hai, Lỗi vô ý phạm tội

Điều 11. Vô ý phạm tội

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Với hai Điều khoản này, rõ ràng lỗi cố ý phạm tội và lỗi vô ý là hai lỗi hoàn toàn khác nhau.

Với lỗi cố ý, người phạm tội hoàn toàn đã nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, người đó thấy trước hậu quả của hành vi đó nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy ra (lỗi cố ý trực tiếp) hoặc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (lỗi cố ý gián tiếp).

Với lỗi vô ý tương ứng với hai khoản trong Điều luật, lỗi vô ý chia ra thành lỗi vô ý vì quá tự tin ( Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được) và lỗi vô ý do cẩu thả (Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó).

Vậy với câu hỏi của bạn, khi một người phạm tội họ ngang nhiên thực hiện tội phạm, tức là cố ý thực hiện hành vi phạm tội của mình và hậu quả có xảy ra hoặc không thì họ vẫn sẽ mong muốn như vậy, hoặc không thì người đó thuộc về lỗi cố ý; Ngược lại người họ không biết mình đã thực hiện hành vi phạm tội sẽ thuộc về lỗi vô ý do quá cẩu thả hoặc do quá tự tin.

 

4. Cách xác định người đồng phạm thực hiện thế nào ?

Chào anh/ chị Luật sư, tôi muốn hỏi về một trường hợp như sau: Anh Đinh Hồ A thuê anh Vi Huyên P với số tiền là 85.000.000 đồng để anh P giết nạn nhân là Vũ văn H. Anh A và anh P đã bàn bạc với nhau, anh A cung cấp cho anh P là một con dao nhọn dài gần 30cm, sau khi anh P thực hiện xong hành vi giết H thì A sẽ đưa tiền. Được biết anh A này muốn giành lại, cưới nhân tình của mình là chị vợ của H (Vì trước kia chị vợ H là người yêu cũ của A) nhưng P không biết mục đích đó của A. P đã thực hiện hành vi của mình là giết H nhưng không thành và H chỉ bị thương nặng, có người đưa đi cấp cứu kịp thời.

Vậy cho tôi hỏi, trong trường hợp này anh A với anh P có là đồng phạm về tội giết người hay không?

Xin cảm ơn Luật sư!

 

 

Trả lời:

Thứ nhất, xác định về trường hợp đồng phạm được quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) – Như đã trích dẫn phần trên.

Với khoản 1 Điều luật, đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Mà cố ý phạm tội được quy định tại điều 10, quy định cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

Thứ hai, khi hai người trở lên bị coi là đồng phạm khi họ phải cùng thực hiện một tội phạm giống nhau, cùng mục đích chung.

Trong vụ án này mà bạn đưa ra, anh P được thuê và biết mình được thuê phải giết anh H, anh A cũng mong muốn như vậy, mong muốn anh H chết và được cưới nhân tình. anh A có một mục đích khác ngoài việc giết H chết nhưng A và P đều có cùng một mục đích giết H chết.

Vậy anh A và anh P hoàn toàn là đồng phạm với nhau và phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành.

Vậy mục đích trong việc đồng phạm thực sự là dấu hiệu bắt buộc, đồng phạm đòi hỏi những người đồng phạm phải có chung mục đích được phản ánh trong cấu thành tội phạm hoặc biết rõ và tiếp nhận mục đích đó.

 

 

5. Trách nhiệm hình sự của người đồng phạm

Theo Khoản 4 Điều 17, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:

“Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

Quy định trên thể hiện nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm. Trong đồng phạm, mỗi người ồng phạm mặc dù họ phải chịu trách nhiệm chung về tội phạm nhưng do trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân mỗi người phạm tội nên việc xác định trách nhiệm hình sự cho từng người đồng phạm vẫn phải dựa trên cơ sở hành vi cụ thể của mỗi người khi phạm tội. Do đó, mỗi người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của người đồng phạm khác.

Về hành vi vượt quá của người đồng phạm ta có thể hiểu là hành vi vượt ra ngoài ý định chung của những người đồng phạm và hành vi này có thể cấu thành tội phạm khác hoặc thỏa mãn dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng trong cùng một tội phạm.

Ví dụ chứng minh: Chị C và và anh Q đã bàn bạc và thống nhất sẽ vào trộm Cắp tài sản nhà anh X. Trong khi chị C dụ dỗ những người xung quanh nhà anh X sang chỗ khác thì anh Q phải bí mật vào nhà anh X. Trong khi đang lấy tài sản, anh Q lại nhìn thấy con anh X (9 tuổi) trông nhà đang ngủ ngon lành, vậy là anh Q lại giở trò đồi bại, hiếp con anh X sau đó lấy khối tài sản trộm được vượt ra ngoài thì bị bắt.

Với hành vi hiếp con anh X này của anh Q nằm ngoài kế hoạch của chị C và Q. Hành vi hiếp dâm của Q sẽ cấu thành tội độc lập là tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 142 của Bộ luật hình sự.

Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến.

Mọi vướng mắc pháp lý về đồng phạm -để được