Đồng Nai Ở Đâu? Mã Vùng – Địa Giới – Hành Chính
Chắc hẳn không ai trong chúng ta không biết đến Đồng Nai. Tại nơi đây, không chỉ nổi tiếng về các địa điểm du lịch mà còn là nơi có nền công nghiệp phát triển bậc nhất trong cả nước. Nhưng đã có bạn nào từng thắc mắc các thông tin về Đồng Nai chưa? Dưới đây sẽ là đôi nét về Đồng Nai như Đồng Nai ở đâu? Mã vùng – Địa giới – Hành chính của vùng này.
Mục Lục
Đồng Nai ở đâu?
Đồng Nai được biết là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh Đồng Nai thì cách Thành phố Hồ Chí Minh tầm khoảng 30km và cách Hà Nội 1.684 km theo đường quốc lộ 1A. Tỉnh là một cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, nơi có kinh tế phát triển và năng động nhất nước. Đồng thời, Đồng Nai còn là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai.
Tỉnh có một hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch của quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20 và quốc lộ 51; có tuyến đường sắt Bắc – Nam; gần cảng Sài Gòn và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất giúp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như sự giao thương với cả nước, đồng thời có vai trò gắn kết của vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.
Mã vùng và quá trình thay đổi mã vùng của Đồng Nai
Mã vùng của Đồng Nai
Từ ngày 17 tháng 6 năm 2017, mã vùng điện thoại của tỉnh Đồng Nai sẽ chính thức chuyển từ số 61 sang số 251. Đây được biết là kế hoạch chuyển đổi mã vùng điện thoại trong phạm vi cả nước và diễn ra từ tháng 2-2017.
Quá trình thay đổi mã vùng
Lộ trình chuyển đổi số mã vùng trên cả nước đã được Bộ Thông tin – truyền thông chia thành 3 giai đoạn là bắt đầu từ ngày 11-2-2017 đến 31-8-2017. Đồng Nai là tỉnh nằm trong giai đoạn 3 của kế hoạch này và bắt đầu từ ngày 17-6-2017.
Hiện nay, nhiều người dân tại đây khi liên hệ với người thân tại những địa phương cũng đã chuyển đổi mã vùng trong đợt 1 và 2 đều nhận được sự hướng dẫn thông báo từ tổng đài.
Địa giới của Đồng Nai
Tỉnh Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tỉnh có vị trí trung tâm: phía Đông Bắc giáp với tỉnh Lâm Đồng; Phía Đông giáp với tỉnh Bình Thuận; Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh và phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước.
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 5.905,7 km², dân số thì khoảng 3.097.107 người ( 2019), đông dân đứng thứ 3 cả nước sau tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa. Trong đó, ở thành thị có khoảng 1.499.484 người (48,4%); ở nông thôn là 1.597.623 người (51,6%). Như vậy mật độ dân số của tỉnh là khoảng 524 người/km².
Tổng diện tích đất toàn tỉnh là 590.723 ha. Bao gồm: đất nông nghiệp là 277.641 ha; đất lâm nghiệp là 181.578 ha; đất chuyên dùng là 49.717 ha; đất ở là 16.763 ha; đất chưa sử dụng là 897 ha; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 52.715 ha.
Hành chính của Đồng Nai
Tính đến năm 2021, Đồng Nai là tỉnh có 11 đơn vị hành chính, bao gồm là 2 thành phố (Biên Hoà, Long Khánh), 9 huyện (Cẩm Mỹ, Định Quán, Long Thành, Nhơn Trạch, Tân Phú,…) với 170 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm là 40 phường, 9 thị trấn và 121 xã.
Thành phố Biên Hòa được chia thành 30 đơn vị hành chính và bao gồm 29 phường.
Thành phố Long Khánh được chia thành 15 đơn vị hành chính và bao gồm 11 phường.
Huyện Cẩm Mỹ được chia thành 13 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Long Giao và 12 xã.
Huyện Định Quán được chia thành 14 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Định Quán và 13 xã.
Huyện Long Thành được chia thành 14 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Long Thành và 13 xã.
Huyện Nhơn Trạch được chia thành 12 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Hiệp Phước và 11 xã.
Huyện Tân Phú được chia thành 18 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Tân Phú và 17 xã.
Huyện Thống Nhất được chia thành 10 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Dầu Giây và 9 xã.
Huyện Trảng Bom được chia thành 17 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Trảng Bom và 16 xã.
Huyện Vĩnh Cửu được chia thành 12 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Vĩnh An và 11 xã.
Huyện Xuân Lộc được chia thành 15 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Gia Ray và 14 xã.
Kinh tế của Đồng Nai
Đồng Nai có nhiều điều kiện hết sức thuận lợi để thu hút các đầu tư phát triển công nghiệp, xây dựng đô thị có quy mô tầm cỡ khu vực và của thế giới. Trong khu vực này địa bàn Tây – Nam Đồng Nai (thành phố Biên Hòa, các huyện Nhơn Trạch và Long Thành) là khu vực cửa mở phía Đông của TP. Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cũng là khu vực thuận lợi nhất để phát triển công nghiệp và đô thị.
Đồng Nai là tỉnh nằm ở vùng trọng điểm nhằm phát triển kinh tế của đất nước, đảm đương nhiều yếu tố và trọng trách cho phát triển trong thành phố Hồ Chí Minh. Với việc hình thành 23 khu công nghiệp và 15 cụm công nghiệp, Đồng Nai đã là tỉnh đi đầu trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (61% công nghiệp, 29% dịch vụ và 7% nông nghiệp), tốc độ tăng trưởng công nghiệp tăng 36%/năm, tăng trưởng GDP là 14,3%. Đồng Nai là một trong 10 tỉnh, thành phố có đông dân cư nhất và là tỉnh có dân cư đô thị cao nhất (chỉ đứng sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội), dân số đô thị tăng trưởng khá cao (60% trong khoảng 10 năm).
Xem thêm : Tỉnh Đắk Nông Ở Đâu? Mã Vùng – Địa Giới – Hành Chính
Tổng kết
Tóm lại, thông qua thông tin trên có thể các bạn sẽ biết đôi nét về Đồng Nai. Nếu những ai còn thắc mắc về các thông tin liên quan đến Đồng Nai thì hãy tham khảo qua bài phân tích Đồng Nai ở đâu? Mã vùng – Địa giới – Hành chính của vùng này để có thêm nhiều kiến thức hữu ích.