Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Là Gì? – Luật An Tín
Quan hệ lao động chính là quan hệ đặc biệt giữa người sử dụng lao động và người lao động được xác định bằng hợp đồng lao đồng. Vậy đơn phương chấm dứt hợp đồng là gì? Xử lý như thế nào?
Với các doanh nghiệp và cả người lao động, mối quan hệ lao động có ý nghĩa gắn kết và được xác định bằng hợp đồng lao động. Vậy khi nào người sử dụng lao động và người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng? Và đơn phương chấm dứt hợp đồng là gì? Các bên phải tìm hiểu thật kỹ bởi nếu chấm dứt hợp đồng không đúng theo quy định của pháp luật thì có thể phát sinh nhiều vấn đề thiệt hại.
Mục Lục
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì?
Trước khi tìm hiểu khái niệm về đơn phương chấm dứt hợp đồng, bạn cần biết quan hệ hợp đồng là gì? Đây chính là mối quan hệ đặc biệt giữa người sử dụng lao động và người lao động được xác định bằng hợp đồng lao đồng.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì?
Trong trường hợp một trong hai bên muốn chấm dứt quan hệ lao động trước thời hạn mà không có sự đồng ý của bên còn lại theo quy định của pháp luật. Khi đó, được gọi là đơn phương chấm dứt hợp đồng. Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không đúng theo quy định pháp luật thì sẽ gây ra nhiều vấn đề.
Khi nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật?
Chắc hẳn, với khái niệm đó, bạn đã hiểu được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì. Vậy khi nào thì đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không đúng pháp luật?
Người lao động đơn phương chấm dứt
Người lao động được xem là đơn phương kết thúc hợp đồng trái pháp luật khi vi phạm những quy định tại điều 37 Bộ luật Lao động năm 2012. Cụ thể, điều 37 nêu rõ việc thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải đáp ứng một số điều kiện như sau:
Người lao động chỉ có quyền đơn phương chấm dứt mối quan hệ lao động nếu đáp ứng các điều kiện của Bộ luật Lao động
-
Đối với hợp đồng có thời hạn: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng phải có các lý do được nêu rõ tại điểm a,b,c,d,đ,e,g khoản 1 của điều 37 và tuân theo thời gian báo trước cho người sử dụng lao động tương ứng với những lý do tại khoản 2. Tuy nhiên, người lao động cũng có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu không được bố trí theo đúng công việc, hay không được trả đủ lương, bị người sử dụng lao động ngược đãi, bị quấy rối tình dục,…
-
Đối với hợp đồng lao động không có thời hạn: Người lao động chỉ cần thông báo cho người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày bằng văn bản chính thức.
Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng
Để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, Bộ Luật Lao động 2012 đã quy định cụ thể những trường hợp mà người sử dụng lao động không thể tự ý chấm dứt hợp đồng mà không có thỏa thuận. Tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp người sử dụng lao động có thể kết thúc hợp đồng. Vậy điều kiện để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì?
Người lao động và chủ sử dụng lao động gắn kết bằng mối quan hệ lao động nên không thể tự ý kết thúc nếu không có thỏa thuận
-
Người lao động thường không hoàn thành đúng công việc được giao theo quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc.
-
Người lao động bị ốm đau hoặc tai nạn đã điều trị trên 12 tháng liên tục đối với người lao động không xác định thời hạn hợp đồng, hoặc đã điều trị 6 tháng liên tục với người lao động có hợp đồng xác định thời gian.
-
Do thiên tai, hỏa hoạn hay dịch bệnh nguy hiểm, khi thu hẹp sản xuất và kinh doanh theo đúng yêu cầu của nhà nước.
-
Người lao động đủ tuổi nghỉ lưu được quy định tại điều 169 của Bộ luật lao động
-
Người lao động cung cấp thông tin không chính xác khi ký kết hợp đồng làm ảnh hưởng đến quy trình tuyển dụng.
Xử lý thế nào khi bị chấm dứt hợp đồng lao động?
Vậy làm thế nào để giải quyết các tình huống bị chấm dứt hợp đồng lao động đơn phương. Trong trường hợp một bên đơn phương chấm dứt lao động không đúng theo quy định của pháp luật, có thể khởi kiện để đòi lại quyền lợi cho chính bản thân mình.
Tuy nhiên, lưu ý là với trường hợp người lao động tự ý bỏ việc và không đến công ty làm, không viết đơn xin nghỉ phép và người sử dụng lao động cũng không thể liên hệ được người lao động.
Vậy thì khi đó vẫn chưa được xem là người lao động đơn phương chấm dứt trái pháp luật. Thế nên, các doanh nghiệp không thể khởi kiện mà cần có các chứng cứ chứng minh chính xác ý định muốn đơn phương chấm dứt rồi mới có thể khởi kiện.
Có thể khởi kiện lên tòa án nếu bị đơn phương chấm dứt hợp đồng
Quan hệ lao động chính là mối quan hệ cộng sinh có lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, khi có vấn đề xảy ra và các bên muốn chấm dứt hợp đồng lao động thì cần tìm hiểu rõ các quy định của pháp luật để tránh phát sinh các vấn đề.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn đơn phương chấm dứt hợp đồng là gì? Và khi nào thì có quyền đơn phương kết thúc hợp đồng để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho mình.