Đơn khiếu nại công ty không trả sổ BHXH 2020 và thủ tục khiếu kiện

Không ít người lao động làm việc tại các công ty, doanh nghiệp có tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) nhưng khi nghỉ lại không được công ty trả sổ BHXH theo đúng quy định. Trong trường hợp đó, người lao động phải làm gì để công ty trả sổ BHXH? Nếu khởi kiện việc công ty không trả sổ BHXH thì người lao động cần phải làm những thủ tục gì? Cách viết Đơn khiếu nại công ty không trả sổ BHXH như thế nào cho đúng? Trong bài viết dưới đây, EVBN sẽ tư vấn cho các bạn những nội dung liên quan đến các vấn đề trên.

[download id=”4705″]

Người lao động phải làm gì khi công ty không trả sổ BHXH?

Theo quy định tại Luật BHXH  thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả lại sổ BHXH cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động vì bất kỳ lý do gì. Bất kỳ công ty nào không trả sổ BHXH cho người lao động đều được coi là hành vi vi phạm Luật BHXH.

Theo quy định hiện nay, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, trong thời hạn 30 ngày, công ty phải có trách nhiệm phải hoàn thành thủ tục xác nhận, trả lại sổ BHXH cũng như giải quyết mọi quyền lợi khác cho người lao động.

Nếu người lao động làm việc ở công ty mới thì buộc phải chốt sổ tại công ty cũ thì mới tiếp tục đóng ở nơi mới được. Nếu người lao động muốn làm thủ tục hưởng chế độ BHXH thì trong hồ sơ cũng cần phải có sổ BHXH. Do đó, khi nghỉ việc, người lao động bắt buộc phải được trả lại sổ BHXH mới có thể được hưởng quyền và lợi ích chính đáng của mình

Trong trường hợp công ty cố tình không trả sổ BHXH thì người lao động có quyền làm đơn khiếu nại lên Ban giám đốc công ty để khiếu nại về việc công ty không trả sổ BHXH.

Trường hợp đơn khiếu nại gửi Ban giám đốc công ty mà Ban giám đốc không xem xét, giải quyết trả lại sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động có quyền gửi đơn khiếu nại lên hòa giải viên lao động ở cơ sở để tiến hành hòa giải.

Nếu người lao động không đồng tình với cách giải quyết của hòa giải viên lao động ở cơ sở thì được quyền gửi đơn khiếu nại lên hòa giải viên lao động của Phòng lao động Thương binh và Xã hội để thỏa thuận hòa giải.

Nếu người lao động viết đơn khiếu nại lên Ban giám đốc công ty mà không được thụ lý giải quyết, các biện pháp hòa giải ở cơ sở và cấp huyện không thành công, công ty vẫn quyết không trả lại sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động có quyền gửi đơn khiếu nại đến Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội để cơ quan này can thiệp giải quyết, buộc công ty trả lại sổ bảo hiểm cho người lao động theo đúng quy định.
Ngoài ra, người lao động còn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đang đặt trụ sở để đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình theo quy định.

Thủ tục khiếu nại công ty không trả sổ BHXH

Thủ tục khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm

Thủ tục khởi kiện khi công ty không trả sổ BHXH

Khi công ty cố tình không trả sổ BHXH cho người lao động thì khởi kiện ra Tòa án là một cách thức hợp pháp và hiệu quả để người lao động có thể đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho mình, trong đó có việc buộc công ty phải trả lại sổ BHXH.

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự thì người lao động sẽ viết đơn khởi kiện và nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở.

Người lao động viết và nộp đơn khởi kiện theo mẫu quy định kèm theo một số giấy tờ quy định, bao gồm: Bản sao có chứng thực chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu; quyết định chấm dứt hợp đồng lao động; các giấy tờ khác liên quan đến Tòa án nhân dân cấp huyện mà công ty đặt trụ sở. 

Người lao động khi khởi kiện về việc công ty không trả sổ BHXH sẽ được miễn toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí theo quy định tại Pháp lệnh về án phí, lệ phí.

Người lao động cần lưu ý:

  • Thời hạn có hiệu lực để yêu cầu toà án giải quyết tranh chấp lao động trong đó có việc công ty không trả sổ BHXH là 1 năm, tính từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm của công ty.
  • Thời hạn chuẩn bị xét xử như là 02 tháng, tính từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp thì được phép gia hạn nhưng không quá 2 tháng tùy trường hợp theo quy định.

Cách viết Đơn khiếu nại công ty không trả sổ BHXH như thế nào?

Phần đầu Đơn khiếu nại:

– Ghi đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm, ngày tháng năm viết Đơn khiếu nại công ty không trả sổ BHXH.

– Tên đơn ghi rõ tên công ty bị khiếu nại không trả sổ BHXH cho người lao động.

– Chỉ rõ các căn cứ viết đơn khiếu nại: Bộ luật lao động, Luật BHXH.

– Kính gửi: Ghi rõ tên cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại: tên công ty, tên Thanh tra sở Lao động Thương binh và Xã hội…

mẫu Đơn khiếu nại công ty không trả sổ BHXH

Đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm

Phần nội dung chính đơn khiếu nại:

– Ghi chính xác thông tin người lao động khiếu nại công ty không trả sổ BHXH: Họ và tên, năm sinh, chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại, số điện thoại liên hệ.

– Người lao động viết Đơn khiếu nại là lao động làm việc tại công ty nào? Theo hợp đồng lao động số mấy? Ký ngày tháng năm nào?

– Người lao động viết Đơn khiếu nại trình bày rõ nội dung sự việc công ty gây khó khăn, không trả sổ BHXH cho mình theo quy định đồng thời ghi rõ các căn cứ chứng tỏ hành vi không trả sổ BHXH cho mình của công ty là vi phạm Luật lao động, Luật Bảo hiểm xã  hội.

– Người viết đơn khiếu nại ghi rõ những hậu quả việc công ty không trả sổ BHXH cho mình: không được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp, không thể đóng BHXH ở công ty mới đúng thời hạn, không thể thanh toán chế độ BHXH 1 lần…

– Ghi rõ lời đề nghị công ty, cơ quan có thẩm quyền xác minh, trả lại sổ BHXH cho mình và yêu cầu bồi thường (nếu có).

– Người viết Đơn khiếu nại công ty không trả sổ BHXH cam đoan những thông tin mình đưa ra là hoàn toàn chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu thông tin không đúng sự thật.

Phần cuối đơn khiếu nại:

Người viết Đơn khiếu nại công ty không trả sổ BHXH gửi lời cảm ơn đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, sau đó ký và ghi rõ họ tên lên đơn,

Dưới đây, chúng tôi gửi các bạn tham khảo mẫu Đơn khiếu nại công ty không trả sổ BHXH mới nhất hiện nay.

[download id=”4705″]