Đời sẽ dịu dàng hơn biết mấy khi con người biết đặt mình vào vị trí của nhau
Trong cuộc sống có rất nhiều những mối quan hệ khác nhau. Những mỗi hệ, hoàn cảnh của từng người rất có thể sẽ có những khúc mắc ẩn sâu trong nhiều chuyện. Vì vậy đừng vội phán xet mà hãy biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để cảm thông.
Từng có 1 câu chuyện thế này về cách vị giáo sư xử lý 2 cậu học trò đang cãi nhau. Người thầy đã gọi 2 cậu lên, mỗi người đứng 1 bên rồi đặt 1 quả bóng ở giữa. Sau đó, ông yêu cầu 2 người hãy trả lời quả bòng này màu gì.
Và thật ngạc nhiên là dù nhìn vào cùng 1 quả bóng thì 2 cậu lại đưa ra hai câu trả lời khác nhau. Một người khẳng định đó màu trắng còn người còn lại thì đảm bảo 100% là quả bóng màu đen. Cả hai vẫn tiếp tục tranh cãi một vấn đề mà cả lớp đều thấy. Để giải quyết triệt để, thầy giáo đã cho hai người đổi vị trí cho nhau. Sau khi đứng ở vị trí người còn lại, cả hai đã không còn cãi nhau nữa. Câu trả lời đó chính là quả bóng có 2 mặt, 1 mặt trắng và 1 mặt đen.
Cách giải quyết này của vị giáo sư là muốn để cho học trò của mình thấy rằng giống như vấn đề mà cả hai gặp phải, khi đã tin chắc điều mình nói là đúng thì sẽ chẳng thèm quan tâm gì đến ý kiến của người khác nữa. Thay vì tìm hiểu, đặt bản thân mình vào vị trí của đối phương thì họ lại nhất nhất bảo vệ quan điểm của mình. Ở đây, chính “cái tôi” to lớn đã giữ họ lại, ngăn họ thử tìm hiểu người khác.
Đặt mình vào vị trí của người khác, nói thì đơn giản đấy nhưng không phải ai cũng làm được. Bởi lẽ ai cũng có “cái tôi” của riêng mình, luôn cho rằng mình đúng mà ít khi thừa nhận cái sai. Nhưng xin hãy nhớ rằng, đã là con người thì sai lầm sẽ không bỏ qua bất kì ai đâu. Nếu cãi nhau mà có thể giải quyết được vấn đề thì hãy làm. Còn nếu cãi nhau mà chỉ ảnh hưởng đến tình cảm, đến mối quan hệ của đôi bên thì xin đừng.
Chúng ta không sống cuộc đời của người khác, không có quan điểm của người khác nên chắc chắn khó thấy được điều người khác thấy và ngược lại. 1 vấn đề luôn có nhiều cách để tiếp cận. Thay vì tranh luận anh sai, tôi đúng, tại sao không thử cùng nhìn những gì người khác đang nhìn để hiểu rõ sự việc hơn.
Nếu biết đặt mình vào vị trí của người khác trước khi tranh luận hay đưa ra phán xét, chúng ta sẽ không vô tình gây ra những sự tổn thương không đáng có. Nếu chỉ nhìn bề mặt, chúng ta chẳng thể nào hiểu được hoàn cảnh của người khác, rằng họ đang trải cố biến cố gì, có khó khăn ra sao. Vì vậy hãy thay đổi góc nhìn 1 chút thôi, hãy nhìn theo những hướng khác, bằng những con mắt khác và trong những vị trí khác.
Bạn là một nhân viên chăm chỉ nhưng lại khồn được sếp tăng lương khiến bực tức? Nhưng hãy thử 1 lần nhìn lại mình qua góc nhìn của ông chủ. Bạn chăm chỉ nhưng cũng chỉ hoàn thành đủ công việc mà mình đã được trả lương cho. Bạn không mang lại thêm doanh thu vượt trội nào cho công ty thì chả có lý do gì để ông chủ phải tăng lương cho bạn cả.
Hay như bạn là 1người chồng đang cảm thấy không hạnh phúc vì cho rằng vợ đã thay đổi. Những hãy nhìn lại đi, bạn nghĩ rằng trong mắt người vợ, bạn không có gì thay đổi sao? Bạn thấy mình có còn như lúc ban đầu còn yêu nhau hay bạn đã giữ được những lời thề thốt khi cưới người ta về làm vợ?
Việc đặt mình vào vị trí của người khác cũng tức là thay đổi góc nhìn của mình theo người đó và chắc chắc đó là điều cần và nên làm. Phải nhìn toàn bộ bức tranh bạn mới thấy hết được ý nghĩa của nó và chẳng may nếu có lỗi thì mới ngọn nguồn để sửa chữa.
Hãy thử đặt mình vào vị trí của cha mẹ để thấy nỗi lòng của họ. đặt mình vào vị trí của bạn bè để cảm thông hơn hay đặt mình vào vị trí của người yêu để tha thứ cho những lỗi lầm không đáng có. Hãy thử nhìn vấn đề từ nhiều góc độ, chúng ta sẽ nhận ra được nhiều điều hơn.
Quả thật trong nhiều vấn đề vẫn cần có những “cái tôi” khác biệt, cá tính nhưng không phải lúc nào “cái tôi” ấy cũng nên lên tiếng. Hiển nhiên là trong mọi trường hợp vẫn nên bảo vệ quyền lợi của bản thân nhưg nếu được thì hãy cho nhau một chút, nhường nhịn nhau một chút để cuộc sống vốn xô bồ, phức tạp này trở nên nhẹ nhàng và đáng sống hơn.
Ảnh: flick/Pinterest