Doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi: Tìm hiểu điều kiện thành lập

Thức ăn chăn nuôi chắc hẳn bạn đã được nghe nhắc đến nhiều. Nhưng liệu bạn có hiểu doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi là gì? Điều kiện để trở thành doanh nghiệp sản xuất và phân phối thức ăn chăn nuôi? Chúng ta hãy cùng EVBN tìm hiểu thêm về doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi qua bài viết sau đây nhé. 

Tìm hiểu về doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi

Khái niệm thức ăn chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi là thực phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống. Hoặc là dạng đồ ăn đã qua chế biến, bảo quản. Ví dụ  như nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp. Và thức ăn chăn nuôi có thể có những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật, khoáng vật.

Hiểu doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi là gì?

Hay những sản phẩm hóa học, công nghệ sinh học. Những sản phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng tốt nhất cho động vật qua đường miệng, đảm bảo cho động vật có đủ sức khỏe, khả năng sinh trưởng. Cũng như đảm bảo sinh sản trong một thời gian dài.

Khái niệm doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi

Doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi là một tổ chức ở đây hình thành các quá trình sản suất thức ăn chăn nuôi. Nó cũng có các chức năng như là phân tích tính toán các khoản lợi nhuận và có lợi cho sản phẩm.

Điều kiện để trở thành doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi

Nội dung Điều 38 của Luật chăn nuôi 2018

Nội dung Điều 38 của Luật chăn nuôi 2018 đã quy định những nội dung về doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi như sau:

“Điều 38. Điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;
  • Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo;
  • Có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi;
  • Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp;
  • Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi;
  • Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;
  • Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;
  • Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch;
  • Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh;
  • Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm trên của khoản 1 Điều 38 này, trừ trường hợp sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ sử dụng trong chăn nuôi nông hộ.”

Hiểu doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi là gì?

Lưu ý: Điều kiện để tổ chức có thể sản xuất thức ăn chăn nuôi

  • Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị phải an toàn họp vệ sinh
  • Trang thiết bị tiếp xúc với thức ăn chăn nuôi phải được làm bằng những loại vật liệu dễ dàng vệ sinh thiết bị.
  • Để ngăn chăn khả năng gây nhiễm chéo. Hoặc các thiết bị không đạt tiêu chuẩn gây thôi nhiễm chất độc hại từ thiết bị sang thức ăn chăn nuôi;
  • Đối với khu vực chứa thức ăn sản xuất chăn nuôi phải bảo đảm thông thoáng, sạch sẽ. Điều kiện tự nhiên đầy đủ như là có đủ ánh sáng để quan sát bằng mắt thường, và ở nơi khô ráo. 
  • Có giải pháp chống ẩm, mốc  để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; 

Đối với khu vực sản xuất thức ăn chăn nuôi

  • Đối với các cơ sở sản xuất sinh khối, vi sinh vật: Phải có thiết bị tạo môi trường ổn định, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.
  • Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có biện pháp để kiểm soát tạp chất. Các tạp chất đó có thể là: cát sạn, kim loại, bụi,… gây nhiễm bẩn vào sản phẩm. Do đó cơ sở, doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi cần có trang bị thêm các thiết bị dò sạn.
  • Có biện pháp kiểm soát, phòng tránh, chống động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất.
  • Đối với những khu lưu trữ sản phẩm; Cần bảo đảm có những biện pháp phòng, chống mối mọt, ẩm mốc;
  • Có biện pháp triệt để thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm.
  • Cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh nơi sản xuất; 
  • Đối với người lao động khi tham gia làm việc cần:
  • Trang bị quần áo bảo hộ để  ăn toàn với bản thân và không gây ảnh hưởng đến sản phẩm. 
  • Phương pháp đảm bảo vệ sinh cho các vị khách tham quan khu vực sản xuất thức ăn chăn nuôi.

TỔNG KẾT- Doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi

Tìm hiểu về doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi. Điều kiện trở thành cơ sở sản xuất và doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi. Cùng EVBN tìm hiểu qua bài viết này. Trên đây là một số thông tin mà EVBN đã cung cấp cho bạn. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho quý độc giả những nội dung mà các bạn cần. Cảm ơn bạn đã theo dõi nội dung bài viết mà EVBN đã cung cấp.