Doanh nghiệp lớn là gì? Cách xác định quy mô doanh nghiệp lớn
Doanh nghiệp lớn là gì? Theo thống kê ở nước ta hiện nay có rất ít những doanh nghiệp lớn, số doanh nghiệp lớn chỉ chiếm chưa đến 10% tổng số doanh nghiệp trong cả nước. Vậy thế nào là doanh nghiệp lớn? Cách xác định quy mô doanh doanh nghiệp lớn như nào? Luật Hùng Sơn xin giới thiệu ở bài viết dưới đây:
Quảng cáo
Mục Lục
Doanh nghiệp lớn là gì?
Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm cụ thể thế nào định nghĩa về doanh nghiệp lớn mà thường chỉ nói về quy mô của doanh nghiệp đó để đánh giá doanh nghiệp đó thuộc loại hình doanh nghiệp nào. Căn cứ trên một loạt các yếu tố về định tính và định lượng, trong đó yếu tố định lượng đóng một vai trò tối quan trọng. Ba chỉ tiêu về định lượng được đặt ra một cách độc lập và kết hợp với nhau để xác định quy mô của doanh nghiệp là: Lượng vốn mà Doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở vật chất; Lực lượng lao động trong Doanh nghiệp; và Quy mô về sản xuất/ Doanh thu từ các hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Ở Việt Nam, doanh nghiệp lớn thường được xác định khi có tổng nguồn vốn công ty đạt trên 100 tỷ đồng và tổng số người lao động công ty từ 300 người trở lên. Có thể thấy rằng, thuật ngữ doanh nghiệp lớn sẽ bao gồm một tập hợp các thực thể kinh doanh có quy mô lớn dựa trên phương diện về vốn và người lao động so với mặt bằng phát triển chung của nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Cách xác định quy mô doanh nghiệp lớn
LĨNH VỰC
Doanh nghiệp lớn
Tổng nguồn vốn
Số lao động
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Trên 20 tỷ VNĐ
Số lao động từ 200 đến 300 người
Công nghiệp và xây dựng
Trên 20 tỷ VNĐ
Số lao động từ 200 đến 300 người
Thương mại và dịch vụ
Từ trên 10 tỷ VNĐ đến 50 tỷ VNĐ
Số lao động từ 50 đến 100 người
Đặc điểm của doanh nghiệp lớn
Một số đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp lớn hiện nay:
- Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vị trí then chốt trong việc phát triển kinh tế: Doanh nghiệp lớn
tạo ra một khối lượng việc làm lớn và chịu trách nhiệm trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa trong cả một khu vực nhất định.
- Điều hòa, ổn định lại nền kinh tế:
- Khi nền kinh tế gặp khủng hoảng thì các doanh nghiệp lớn luôn là người tiên phong và là đầu tàu vững chắc trong nền kinh tế quốc gia.
-
Các công ty và các doanh nghiệp lớn luôn tạo nên sự phát triển kinh tế đồng đều và lâu dài giúp cho nên kinh tế luôn giữ được mức ổn định và làm giảm bớt các biến động kinh tế.
- Tạo nên các ngành công nghiệp và dịch vụ quan trọng thiết yếu: Các doanh nghiệp lớn hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề chủ đạo trong nền kinh tế.
Tại Việt Nam đó là các doanh nghiệp cụ thể như tập đoàn dầu khí quốc gia, tập đoàn điện lực, tập đoàn than và khoáng sản….
- Đóng góp một lượng lớn GDP trong kinh tế của quốc gia.
-
Có nguồn vốn đầu tư lớn và có khả năng tiềm lực tài chính kinh tế vững chắc nên có thể nhanh chóng thay đổi cập nhật và tiếp cận với sự tiên tiến của khoa học kỹ thuật trên thế giới.
-
Có sức cạnh tranh mạnh về nguồn vốn, nguồn nhân lực và thương hiệu tốt hơn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-
Tạo ra sự cân bằng giữa hoạt động sản xuất và kinh doanh cho một nền kinh tế thay vì chỉ hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh và thương mại.
Vai trò của doanh nghiệp lớn
Doanh nghiệp lớn có vai trò chủ đạo trong trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hiện nay, doanh nghiệp lớn giữ vai trò chủ đạo do nắm giữ những ngành nghề kinh doanh mang tính chất độc quyền, then chốt trong quốc gia.
Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn hiện nay nhiều doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư của Nhà nước nên thông qua các doanh nghiệp này, Nhà nước còn có thể tiến hành điều chỉnh một số những khiếm khuyết của nền kinh tế.
Mặc dù Quốc hội và Chính phủ có nhiều những chính sách ưu đãi, quy định khuyến khích phát trển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng không thể phủ nhận rằng, doanh nghiệp lớn vẫn không ngừng nâng cao vị trí vai trò đối với nền kinh tế.
Theo cách phân loại doanh nghiệp của Việt Nam, hiện nay thì doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 7% tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế, nhưng với 7% các doanh nghiệp đó lại nắm giữ những ngành nghề, lĩnh vực quan trọng cũng như một khối lượng vốn rất lớn của cả nước.
Lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp lớn đem lại là nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp lớn đem lại của cải cho nền kinh tế, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động trong khu vực và cung cấp mức thu nhập ổn định cho đại bộ phận người lao động của họ. Nếu doanh nghiệp lớn phát triển thì đồng nghĩa với việc nền kinh tế của đất nước càng lớn mạnh.
Quảng cáo
Phân biệt doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa hay còn gọi tắt là doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn đầu tư, số lượng người lao động hay doanh thu.
Căn cứ theo khoản 3, điều 6 tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa được chia như sau:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực như: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có tổng số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá tổng 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn đầu tư không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực như: thương mại, dịch vụ có số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá tổng 10 người và tổng doanh thu của năm không quá tổng 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn đầu tư không quá 3 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực như: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có tổng số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn đầu tư không quá 20 tỷ đồng.
Doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có tổng số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn đầu tư không quá 50 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp vừa
Doanh nghiệp vừa hoạt động trong lĩnh vực như: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn đầu tư không quá 100 tỷ đồng.
Điểm khác biệt giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ
-
Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp;
-
Tổng nguồn vốn đầu tư;
-
Số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm;
-
Tổng doanh thu hàng năm.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Hùng Sơn về vấn đề thế nào là doanh nghiệp lớn. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào cần giải đáp hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.
Vui lòng đánh giá!