Doanh nghiệp được tự chủ kinh doanh như thế nào
Hiện nay việc phát triển kinh tế đa ngành nghề là một vấn đề quan trọng ở nước ta. Nhiều doanh nghiệp thành lập đồng nghĩa với việc chính quyền phải quan tâm và tạo điều kiện hơn. Ngoài ra, ban bố các chế tài, thông tư hợp lí và tiết kiệm thời gian cũng rất cần thiết. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần tự tìm hiểu và nghiên cứu các quy định này. Trong đó, vấn đề doanh nghiệp được tự chủ kinh doanh như thế nào cũng rất quan trọng. Hiểu được sự quan trọng này, chúng tôi xin đưa ra bài viết có nội dung liên quan đến tự chủ kinh doanh. Nếu bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu, hãy đọc bài viết này của chúng tôi
Mục Lục
Khái niệm về doanh nghiệp, tự chủ kinh doanh
Doanh nghiệp là một tổ chức về kinh tế, với các thành phần chia làm nhiều chức năng khác nhau. Mục đích chính của doanh nghiệp là lợi nhuận. Doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị thặng dư bằng các sản phẩm của mình. Và sử dụng giá trị đó để trả lương cho người lao động cũng như nuôi sống doanh nghiệp. Chúng ta có thể thấy, doanh nghiệp là một mắt xích của xã hội. Nó giải quyết vấn đề việc làm đồng thời tác động đến đời sống người dân.
Ngoài các doanh nghiệp làm kinh tế cũng có những doanh nghiệp phi lợi nhuận. Đây hầu hết là những doanh nghiệp với mục đích nhân đạo.
Theo như quy định của nhà nước, các doanh nghiệp muốn làm ăn thì phải có giấy phép kinh doanh. Theo đó các doanh nghiệp sẽ cam kết không kinh doanh các ngành nghề trái pháp luật. Nhà nước ta quy định việc kinh doanh sẽ được tự do chuyển đổi hình thức. Tuy nhiên vẫn phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để bổ sung vào hồ sơ doanh nghiệp. Đó là vấn đề về doanh nghiệp được tự chủ kinh doanh như thế nào.
Để hiểu hơn về doanh nghiệp được tự chủ kinh doanh như thế nào chúng ta đọc phần dưới đây:
Quyền doanh nghiệp được tự chủ kinh doanh như thế nào?
Doanh nghiệp có các quyền như sau:
- Có quyền chọn địa điểm, ngành nghề đầu tư, kinh doanh;
- Tự do hình thức, quy mô kinh doanh thế nào;
- Tự do liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác để đầu tư, kinh doanh;
- Doanh nghiệp hoạt động đúng theo nội dung trong hồ sơ kinh doanh.
Tự chủ địa điểm lĩnh vực – doanh nghiệp được tự chủ kinh doanh như thế nào
Doanh nghiệp có quyền đăng ký và hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp không cần có trách nhiệm phải xin phép nhà nước. Tuy nhiên, đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp phải được nhà nước công nhận là đủ điều kiện theo quy định, không thuộc ngành, nghề cấm. Ví dụ như cấm kinh doanh các ngành nghề sau:
- Kinh doanh ma túy theo quy định của nhà nước;
- Kinh doanh hóa chất, khoáng vật.
- Kinh doanh động thực vật hoang dã bị nhà nước cấm
- Kinh doanh mại dâm.
- Mua, bán người, bộ phận cơ thể người, bào thai nhi;
- Hoạt động liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
- Kinh doanh các loại vật liệu gây nổ;
- Dịch vụ đòi nợ thuê, nặng lãi.
Tự chủ chọn hình thức kinh doanh – doanh nghiệp được tự chủ kinh doanh như thế nào
Doanh nghiệp có thể chọn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp. Các hình thức đầu tư theo quy định của nhà nước là:
- Đầu tư sáng lập tổ chức kinh tế.
- Đầu tư góp vốn, tạo cổ phần, kinh doanh cổ phần.
- Tạo dự án đầu tư.
- Các hình thức mới theo quy định của Nhà nước.
Tự chủ quy mô kinh doanh – doanh nghiệp được tự chủ kinh doanh như thế nào
Quy mô kinh doanh về cơ bản được thể hiện trên nhiều khía cạnh như sau:
– Về sử dụng đất: Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất để làm nơi sản xuất, hoạt động. Nhu cầu này được nhà nước đáp ứng bằng việc cho thuê đất tại một khu. Vấn đề này được ghi rõ trong hồ sơ dự án và phải được nhà nước thẩm tra. Thời gian cho thuê có thể thương lượng.
– Về vốn đầu tư, kinh doanh: Doanh nghiệp được tự quyết định và điều chỉnh mức vốn điều lệ. Nhà nước không hạn chế mức vốn tối đa và khuyến khích tăng vốn. Tuy nhiên vẫn có quy định riêng về các ngành nghề đặc biệt như vàng bạc, đá quý, khai thác tài nguyên… Doanh nghiệp phải đảm bảo tính chính xác về số vốn được cam kết với Nhà nước.
Tự do liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác
Doanh nghiệp có thể tự do liên doanh với các doanh nghiệp khác để cùng nhau có lợi. Các ràng buộc lẫn nhau cũng như tỷ lệ góp vốn hoàn toàn là tự chủ. Tuy nhiên các doanh nghiệp có nguồn vốn nhà nước muốn liên doanh thì phải theo quy định khác. Việc phân chia lợi nhuận và quyền lực quản lý cũng tự do theo thỏa thuận của các bên liên doanh. Tất cả các vấn đề này đều phải ghi rõ trong hợp đồng của các bên liên doanh.
Trên đây là một số các vấn đề phải lưu ý về doanh nghiệp được tự chủ kinh doanh như thế nào. Tuy nhiên, đây chỉ là giới thiệu tổng quát về các ý. Nếu bạn đọc cần nghiên cứu đúng, có thể tìm đọc luật doanh nghiệp. Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc có thêm kiến thức cần thiết về doanh nghiệp. Từ đó xử lí các vấn đề trong công ty một cách hợp lí và đúng luật pháp.