Doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh những ngành nghề nào

Trong môi trường kinh doanh hiện nay, có rất nhiều ngành nghề khác nhau tạo nên sự đa dạng trong thị trường. Điều này tạo nên những thuận lợi nhất định như tính chuyên môn hóa trong kinh doanh. Đa dạng ngành nghề cũng giúp các dịch vụ, các phúc lợi xã hội xuất hiện nhiều hơn. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức khi cần nhiều nhân công chuyên ngành. Ngoài ra, vấn đề kiểm soát các ngành nghề kinh doanh cũng là một bài toán nan giải. Việc doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh những ngành nghề nào là rất quan trọng. Đây không chỉ là sự quan tâm của chủ doanh nghiệp mà đòi hỏi sự thay đổi liên tục, cập nhật liên tục đến từ các cấp ngành chức năng nhằm bổ sung kịp thời các ngành nghề mới để cấp giấy phép hoạt động.

Từ những vấn đề trên, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết sau. Đây là những tổng hợp về các ngành nghề đã được nhà nước công nhận. Các bạn nên nghiên cứu để phục vụ cho việc cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp của mình.

Khái niệm về doanh nghiệp, đăng kí kinh doanh

Doanh nghiệp là một công ty kinh doanh về kinh tế. Doanh nghiệp có tên riêng, có nguồn vốn, có địa chỉ giao dịch ổn định. Doanh nghiệp thực hiện các vấn đề mua bán trao đổi hoặc làm việc để tạo ra giá trị thặng dư, tạo ra việc làm. Các doanh nghiệp hợp pháp là các doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh theo quy định của Nhà nước.

Bên cạnh khái niệm trên, là các doanh nghiệp sẽ hoạt động đẻ làm sao sinh ra lợi nhuận. Các doanh nghiệp có thể có những trường hợp hoạt động phi lợi nhuận. Đó có thể là các công ty từ thiện. Hoặc có thể là các công ty hoạt động vì những lợi ích cộng đồng.

Theo như trên, kinh doanh là hoạt động phổ biến trong doanh nghiệp. Ngoài việc tạo ra sản phẩm để kinh doanh. Thì vấn đề tạo ra giá trị thặng dư chính là nằm ở việc kinh doanh có tốt hay không. Đó có thể là mua, bán, trao đổi, giao dịch. Các doanh nghiệp mua vào sản phẩm của doanh nghiệp khác và bán ra sản phẩm đã được chế biến.

Tuy nhiên, không phải kinh doanh ngành nghề nào cũng là hợp pháp. Vì vậy nên sinh ra giấy phép kinh doanh. Nhằm giúp nhà nước kiểm soát việc hoạt động của doanh nghiệp có đúng như cam kết hay không. Sau đây là phần giới thiệu những ngành nghề kinh doanh hợp pháp hiện tạidoanh nghiệp được đăng ký kinh doanh những ngành nghề nào

Doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh những ngành nghề nào

Theo bộ Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì việc kinh doanh chia làm 3 ngành, nghề đăng ký kinh doanh chính. Đó là

  • Ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
  • Ngành nghề kinh doanh bị cấm.
  • Ngành nghề tự do kinh doanh.

Có một điểm khác biệt so với quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2005. Đó là Luật doanh nghiệp năm 2014 không buộc doanh nghiệp phải kinh doanh theo đúng ngành nghề xác nhận trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể., tại khoản 1 Điều 7 có ghi rõ: “Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề không có trong nhóm ngành nghề cấm.” Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải đăng ký ngành nghề kinh doanh trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Điều này để xác nhận với cơ quan ngành nghề dự kiến kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời gian kinh doanh, doanh nghiệp nếu muốn chuyển đổi ngành nghề mà chưa đăng ký trong hồ sơ. Khi đó phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh để tiến hành sửa đổi cập nhật thông tin.

Ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp phải được cấp phép đăng ký trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Và sẽ dựa trên quy chuẩn về hệ thống ngành nghề của Việt Nam. Sẽ có các trường hợp chưa có trong hệ thống, là ngành nghề mới. Thì khi đó ngành nghề kinh doanh ghi nhận trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được ghi theo ngành nghề quy định trong các văn bản pháp luật đó. Tóm lại, doanh nghiệp có thể tự do kinh doanh. Nhưng phải dựa trên sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền.doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh những ngành nghề nào

Giới thiệu doanh nghiệp được phép kinh doanh những ngành nghề nào

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là khi kinh doanh phải đáp ứng đủ điều kiện. Nguyên nhân là vì lý do an toàn an ninh quốc gia, do vấn đề trật tự xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Ví dụ như:

  • Sản xuất con dấu
  • Kinh doanh thiết bị phần mềm dùng để ghi âm ghi hình, định vị
  • Dịch vụ cầm đồ
  • Dịch vụ bảo vệ
  • Kinh doanh súng bắn sơn.doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh những ngành nghề nào

Ngành nghề tự do kinh doanh là các ngành nghề không cần đáp ứng điều kiện. Có thể là các ngành nghề được mở thêm cho các doanh nghiệp. Ví dụ như sửa xe, kinh doanh quần áo, bán hàng tạp hóa,…

Ngành nghề bị cấm kinh doanh là các ngành nghề không được phép hoạt động để sinh lời. Các ngành nghề ví dụ như kinh doanh súng đạn, chất gây nghiện, buôn lậu, kinh doanh chất gây nổ,…

Trên đây là vấn đề về doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh những ngành nghề nào. Hi vọng đây là những kiến thức bổ ích giúp bạn đọc hình dung ra cách thức đăng ký kinh doanh của một doanh nghiệp. Từ đó có thể lựa chọn sao cho phù hợp ngành nghề kinh doanh của mình. Để ngành nghề đó được hợp pháp, mang lại nguồn thu kinh tế cho bản thân.