Đô thị là gì? Cách phân loại đô thị theo quy định pháp luật

Khái niệm đô thị đã không còn xa lạ đối với chúng ta hiện nay. Cùng với sự phát triển kinh tế không ngừng, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì các đô thị cũng được hình thành một cách nhanh chóng và ngày càng đông đúc. Vậy đô thị là gì theo quy định của pháp luật? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Đô thị là gì? Cách phân loại đô thị theo quy định pháp luật.

Đô thị là gì? Cách phân loại đô thị theo quy định pháp luật

1. Đô thị là gì?

Theo Luật quy hoạch đô thị năm 2009 có đưa ra định nghĩa về đô thị với nội dung cụ thể như sau:

“Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.”

Như vậy, thông qua định nghĩa được nêu cụ thể bên trên, ta hiểu cơ bản, đô thị chính là khu vực tập trung đông dân cư sinh sống và chủ yếu hoạt động trong những lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, đô thị cũng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, du lịch và dịch vụ của cả nước hoặc vùng lãnh thổ bao gồm các thị trấn, thị xã, thành phố (thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương). Các khu đô thị có những ý nghĩa và vai trò to lớn đối với sự phát triển của đất nước.

2. Cách phân loại đô thị theo quy định pháp luật

Căn cứ vào các yếu tố cơ bản nói trên, đô thị ở Việt Nam hiện nay được phân thành 6 loại:

1) Đô thị loại đặc biệt, phải đảm bảo các tiêu chuẩn: thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học – kĩ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước; quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên; có cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân số bình quân 15.000 người/km2 trở lên;

2) Đô thị loại I, phải đảm bảo các tiêu chuẩn: là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước; quy mô dân số từ 50 vạn người trở lên; tỈ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên; có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km? trở lên;

3) Đô thị loại II, phải đảm bảo các tiêu chuẩn: là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước; quy mô dân số từ 25 vạn người trở nên; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên; có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân cư bình quân 10.000 người/km? trở lên;

4) Đô thị loại III, phải đảm bảo các tiêu chuẩn: là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh; quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên; có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân cư 8.000 người/km” trở lên;

5) Đô thị loại IV, phải đảm bảo các tiêu chuẩn: là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh; quy mô dân số từ 5 vạn người trở lên; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên; có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân cư bình quân 6.000 người/km trở lên.

Đô thị loại V, phải đảm bảo các tiêu chuẩn: là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một huyện hoặc một cụm xã; tỈ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên; có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh; quy mô dân số từ 4.000 người trở lên; mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km? trở lên.

Căn cứ vào các tiêu chí trên đây thì đô thị ở nước ta được xác định và phân loại như sau: các thành phố trực thuộc trung ương phải là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại l; các ành phố thuộc tỉnh phải là đô thị loại II hoặc đô thị loại IIl; các thị xã thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc trung ương phải là đô thị loại II hoặc đô thị loại IV; các thị trấn thuộc huyện phải là đô thị loại IV hoặc loại V.

3. Chức năng cơ bản của đô thị

Hiện nay, các đô thị và kinh tế đô thị nước ta đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả nước cũng như là của vùng và của các địa phương trên phạm vi cả nước. Vai trò đó của đô thị đã và đang được xác định rõ trong các chính sách phát triển của Nhà nước ta.

Đô thị cũng đã góp phần quan trọng giúp tạo ra môi trường cạnh tranh, đổi mới, sáng tạo, mang sự thịnh vượng cho xã hội. Bên cạnh đó thì đô thị cũng thực hiện những trọng trách lớn, đó là đô thị đã cung cấp môi trường đáng sống cho cư dân, tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế, mang lại lợi ích cho mọi công dân và thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững về môi trường, công bằng xã hội, kiên cường trước các thế lực gây rối, bền bỉ chống chịu với thiên tai, dịch bệnh.

Quá trình đô thị hóa là những chuyển đổi trong nền kinh tế quốc gia, ngày càng có nhiều người rời xa làm việc trực tiếp với tài nguyên thiên nhiên với nguồn thu nhập thấp, hướng tới công nghiệp và dịch vụ đạt được năng suất và thu nhập cao hơn. Cho đến nay, có tới 70-80% hoạt động kinh tế trên phạm vi đất nước cũng như thế giới được tạo ra ở các thành phố. Như vậy, nguồn thu tài chính của các quốc gia trong giai đoạn hiện nay, chủ yếu đến từ các đô thị góp phần cho sự phát triển bền vững.