Đô thị hóa là gì? Đô thị hóa ảnh hưởng thế nào đến thị trường nhà đất?

Đô thị hóa gắn liền với tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường bất động sản. Vậy đô thị hóa là gì? Cùng Dapitale tìm hiểu về khái niệm đô thị hóa và tác động của nó trong bài viết sau nhé!

Khái niệm đô thị hóa là gì?

đô thị hóa là gì

Đô thị hóa (tiếng Anh là: Urbanisation) nghĩa là sự mở rộng của đô thị được tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực (gọi là mức độ đô thị hóa). Hoặc là tỉ lệ gia tăng của 2 yếu tố theo thời gian (còn gọi là tốc độ đô thị hóa).

Ở các nước phát triển có mức độ đô thị hóa cao (trên 80%), nhưng tốc độ đô thị hóa thấp hơn các nước đang phát triển nhờ dân cư đã ổn định. Ngược lại, ở các nước đang phát triển tuy tốc độ đô thị hóa diễn ra chóng mặt nhưng mức độ đô thị hóa thì còn kém xa do tốc độ phát triển về cơ sở hạ tầng, quy hoạch dân cư, quản lý đô thị kém.

Đặc điểm của đô thị hóa chính là dân số có xu hướng tăng mạnh mẽ và liên tục. Dân cư tập trung ở các thành phố lớn và cực lớn; đồng thời phát triển rộng rãi lối sống thành thị thể hiện qua số dân, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống…

Quá trình đô thị hóa có thể bao gồm:

  • Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có.
  • sự dịch chuyển dân cư từ nông thôn lên thành thị hoặc nhập cư đến đô thị;
  • Sự kết hợp của hai yếu tố trên;
  • Ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm đời sống nhân dân ngày càng thay đổi. Các khu công nghiệp mới, khu đô thị mới thu hút lực lượng lao động từ nông thôn lên thành thị.

Tác động của quá trình đô thị hóa

đô thị hóa là gì

Quá trình đô thị hóa phát triển gắn liền với các vấn đề kinh tế, hệ sinh thái khu vực và tác động đến xung quanh, đặc biệt là vấn đề môi trường.

Tác động tích cực

  • Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
  • Tạo thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn, đa dạng.
  • Tập trung lực lượng lao động có chất lượng cao
  • Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, có sức hút đầu tư mạnh

Ảnh hưởng tiêu cực

  • Sản xuất khu vực nông thôn bị đình trệ
  • Chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng,
  • Ô nhiễm môi trường
  • An ninh không đảm bảo
  • Tệ nạn xã hội, thiếu việc làm dẫn đến đói nghèo, mù chữ, lạc hậu, trộm cắp, phân chia giàu nghèo.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa của thị trường bất động sản

đô thị hóa là gì

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa gồm những gì?

Nhu cầu ở tăng cao, diện tích đất thiếu hụt

Đô thị chính là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến thị trường bất động sản. Tình trạng đô thị hóa tăng nhanh, khiến cho nhu cầu nhà ở tại các thành phồ lớn như Tp.HCM và Hà Nội không ngừng tăng lên, đặc biệt là vấn đề phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp như nhà ở xã hội, nhà ở thương mại.

Tuy nhiên quỹ đất xây dựng công trình công cộng, nhà ở luôn luôn bị thiếu hụt nghiêm trọng.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, với tổng cộng 6 dự án đã hoàn thành, 43 dự án đang triển khai và 20% quỹ đất dành cho nhà ở xã hội của 58 dự án nhà ở thương mại (dự kiến hoàn thành từ nay đến năm 2020), Hà Nội còn thiếu hơn 2,1 triệu m2 sàn nhà ở xã hội.

Bất động sản công nghiệp tăng trong tương lai

Theo đánh giá mới của Impacts (một chương trình nghiên cứu của Savill về biến động bất động sản trong tương lai, Đông Nam Á sẽ trở thành nhà máy tiếp theo của thế giới. Theo đó, nhu cầu bất động sản công nghiệp bao gồm diện tích đất sản xuất và kho vận.

Quy hoạch đô thị làm tăng giá trị bất động sản

Có thể nói đô thị hóa đến đâu thì thị trường bất động sản tiếp cận đến đó, vì bất động sản gắn liền với quy hoạch xây dựng. Đất đai vì thế cũng tăng thêm giá trị nhờ đô thị hóa, trong đó, yếu tố vị trí đô thị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông có ảnh hưởng lớn.

Ngoài ra, quy hoạch đô thị cũng tạo ra định hướng đầu tư. Giá đất tăng lên khi quy hoạch được duyệt, tâm lý người mua và nhà đầu tư sẵn sàng. Khi đó, những sản phẩm bất động sản cũng trở nên đa dạng và hiệu quả, từ đó làm cho thị trường có dấu hiệu chuyển biến tích cực.