Đo lường và hoạt động đo lường là gì?
Đo lường và hoạt động đo lường là gì?
Dưới sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp 4.0, hoạt động đo lường đang ngày càng thể hiện vai trò cũng như tầm quan trọng của nó trong cuộc sống và nền sản xuất. Do đó, Vinacontrol CE cung cấp các thông tin để Bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về đo lường và hoạt động đo lường.
1. Đo lường và hoạt động đo lường
Đo lường là việc xác định, duy trì giá trị đo của đại lượng cần đo.
Hoạt động đo lường là việc thiết lập, sử dụng đơn vị đo, chuẩn đo lường; sản xuất, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường; kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; thực hiện phép đo; định lượng đối với hàng đóng gói sẵn; quản lý về đo lường; thông tin, đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường.
Đo lường là việc xác định, duy trì giá trị đo của đại lượng cần đo
✍ Xem thêm: Kiểm định các thiết bị điện | Thông tin chi tiết
2. Các loại đo lường chủ yếu
Theo TS. Cao Xuân Quân, Viện trưởng Viện Đo lường Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, đo lường được chia thành 3 loại phụ thuộc vào mức độ phức tạp và độ chính xác khác nhau:
- Thứ nhất là đo lường khoa học, liên quan đến việc thiết lập, duy trì và phát triển các chuẩn đo lường (mức cao nhất);
- Thứ hai là đo lường công nghiệp, đảm bảo tính ứng dụng thực tiễn của các dụng cụ đo lường được sử dụng trong công nghiệp, trong quá trình sản xuất và thử nghiệm, nhằm đảm bảo chất lượng cho các nghiên cứu học thuật và cuộc sống hàng ngày;
- Thứ ba là đo lường pháp định, quản lý các phép đo ảnh hưởng đến tính minh bạch của các giao dịch kinh tế, đặc biệt khi có yêu cầu kiểm định tính pháp lý đối với các thiết bị đo.
✍ Xem thêm: Kiểm định thang máy thang cuốn| Chi phí thấp
3. Vai trò của hoạt động đo lường
Thứ nhất, Hoạt động đo lường có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn và đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong xã hội, bởi Đo lường tạo điều kiện thuận lợi cho công bằng thương mại thông qua các văn bản tiêu chuẩn hài hòa, các chuẩn đo lường nhất quán và các chứng chỉ được quốc tế chấp nhận. Minh họa dễ hiểu là một thiết bị có thể được bán và sử dụng ở các quốc gia khác nhau mà không cần lặp lại thử nghiệm khi đã được kiểm tra và phê duyệt để sử dụng tại một quốc gia cụ thể.
Thứ hai, đo lường khoa học thúc đẩy sự đổi mới ngành công nghiệp và phát triển phương tiện đo lường tiên tiến. Ngay như trong lĩnh vực kỹ thuật sản xuất yêu cầu độ chính xác cao đòi hỏi kỹ thuật đo phải có độ chính xác hơn để có thể kiểm soát các quy trình sản xuất và lắp ráp, chẳng hạn như đối với các cấu trúc vi mô và nano.
Thứ ba, đo lường hỗ trợ quản lý nhà nước, bằng cách cung cấp các tài liệu tham khảo đo lường để tham vấn các chính sách, chỉ thị, đánh giá sự phù hợp và kiểm định. Đo lường là công cụ bảo vệ người tiêu dùng trọng yếu.
Thứ tư, đo lường góp phần bảo vệ con người, thông qua các phép đo đáng tin cậy về độ phóng xạ hoặc các phép đo trong y tế.
Cuối cùng, đo lường giúp đáp ứng các mục tiêu xã hội, chẳng hạn như tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm tiêu thụ tài nguyên khi nghiên cứu đo lường các nguồn năng lượng mới (như nhiên liệu sinh học, khí thiên nhiên hóa lỏng…)
Đo lường áp suất trong ngành công nghiệp
4. Nhiệm vụ của đo lường trong nền sản xuất
Đo lường gần như có mặt trong toàn bộ chu trình hình thành một sản phẩm, từ khâu thiết kế, chế tạo thử đến việc kiểm tra vật liệu trước khi đưa vào sản xuất, điều khiển, điều chỉnh quá trình công nghệ và giai đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng, cho đến khâu lắp đặt đưa sản phẩm vào sử dụng và bảo hành.
Nhiệm vụ tiên quyết của đo lường trong sản xuất đó chính là cung cấp những thông tin sơ cấp dùng trong kỹ thuật xử lý số liệu bằng điện tử và tin học để tối ưu hoá quá trình công nghệ, tối ưu hoá việc sử dụng vật liệu và năng lượng.
Đo lường chính là cơ sở, là trung tâm của hệ thống điều chỉnh, điều khiển trong quá trình sản xuất. Bởi vậy, nhiều chuyên gia nhận xét, bên cạnh năng lượng, nguyên vật liệu thì đo lường chính là bộ phận hợp thành của một nền sản xuất hiện đại.
5. Quy định pháp luật về đo lường
Đặc biệt, ngày 11/11/ 2011 Quốc hội đã thông qua Luật Đo lường thay thế Pháp lệnh Đo lường năm 1999. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2012. Mục đích, ý nghĩa của việc ban hành Luật Đo lường có vai trò quan trọng đối với đời sống, sản xuất, nghiên cứu khoa học, an ninh, quốc phòng. Hoạt động đo lường diễn ra hàng ngày trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ, quốc phòng, an ninh… ở mỗi quốc gia, trên phạm vi khu vực và thế giới.
Hiện nay, Việt Nam đang là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực về đo lường, cụ thể như: Thành viên chính thức của Chương trình đo lường châu Á – Thái Bình Dương (APMP) năm 1992. Thành viên hợp tác của Tổ chức Ðo lường hợp pháp quốc tế (OIML) năm 1994. Thành viên chính thức của Diễn đàn Ðo lường hợp pháp châu Á – Thái Bình Dương (APLMF) năm 1995. Thành viên hợp tác của Hội nghị Cân đo quốc tế (CGPM) năm 2003…
Vì tầm quan trọng của đo lường, Quốc hội đã ban hành Luật đo lường nhằm bảo đảm chất lượng của hoạt động này
6. Đơn vị kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị uy tín
Vinacontrol CE là đơn vị kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị máy móc uy tín hàng đầu Việt Nam. Theo chỉ định của Nhà nước, Chúng tôi hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc các dịch vụ kiểm định hiệu chuẩn sau:
Trên đây là những thông tin cơ bản về hoạt động đo lường. Mọi yêu cầu về dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn của Vinacontrol CE. Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1800.6083 email [email protected] để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.