Độ cận là gì? Những điều cần biết về khái niệm độ cận
Cận thị là một trong những tật khúc xạ ở mắt và đang ngày càng trở nên phổ biển. Để tìm hiểu về cận thị cũng như cách phòng tránh và điều trị phải hiểu khái niệm độ cận. Cùng tìm hiểu độ cận là gì qua bài viết dưới đây.
Khi gặp phải những bất thường về khúc xạ của mắt, chúng ta có thể tìm hiểu về độ cận là gì và cách tính độ cận trước khi tới thăm khám tại các bệnh viện hay bác sĩ chuyên khoa.
Mục Lục
1. Độ cận là gì?
Để hiểu được độ cận, ta cần hiểu khái niệm cận thị. Theo đó, cận thị là tình trạng mắt không thể nhìn thấy các vật ở xa nhưng các đối tượng gần có thể nhìn thấy rất rõ. Ví dụ, bạn không thể nhận ra các biến báo chỉ dẫn giao thông ở đường cao tốc cho đến khi chỉ còn cách đó một vài mét. Điều đáng lưu ý là tình trạng này có thể diễn tiến dần dần hoặc nhanh chóng.
Ở người không bị cận thị, hình ảnh của vật hội tụ lên võng mạc giúp mắt có thể nhìn rõ vật. Còn ở những người có mắt cận thị, hình ảnh của vật hội tụ trước võng mạc làm cho mắt gặp khó khăn khi nhìn những vật ở xa. Theo các thống kê, hiện nay tỷ lệ bị cận ở độ tuổi trẻ em và thiếu niên đang ngày càng tăng.
Các chuyên gia hay bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn bị cận thị ở mức độ nặng hay nhẹ thông qua độ cận. Vậy độ cận là gì?
Độ cận là thông số dùng để chỉ mức độ cận thị nặng hay nhẹ. Theo đó, các bác sĩ thường dựa vào độ cận để đưa ra các biện pháp cải thiện thị lực phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Độ cận được kí hiệu là D, đọc là đi – ốp (Dioptre).
Cận thị là gì? những điều cần biết về tình trạng cận thị để chăm sóc và bảo vệ mắt tốt nhất.
Độ cận là thông số để biểu thị mức độ cận nặng hay nhẹ – Ảnh Internet.
2. Một số vấn đề xung quanh khái niệm độ cận
Như đã nói, người ta xác định độ cận dựa vào thông số Diop. Vậy đi – ốp là gì? đi – ốp, viết tắt là D và có tên là Dioptre, được định nghĩa là độ cong của loại thấu kính được sử dụng để đeo giúp mắt có thể nhìn thấy mọi vật một cách bình thường.
Ngoài ra, chúng ta thường thấy kí hiệu ghi trên mặt kính là –D. Theo đó, dấu “ – “ là chỉ báo cho tật cận thị, còn kí hiệu dấu “ + “ là dùng cho tật viễn thị. Ví dụ các kí hiệu như -1D, -2D, -3D tương đương cận thị 1 độ, 2 độ và 3 độ.
Hiện nay, khi tỷ lệ người bị cận thị ngày càng tăng nhanh, giới khoa học đã không chỉ tìm các giải pháp hữu hiệu với cách tự đo độ cận của mắt, làm sao để biết mình bị cận mấy độ, hoặc tự đo độ cận tại nhà…
Những cách thông dụng để đo độ cận bao gồm dùng bảng đo độ cận thị của mắt hay dùng máy đo độ cận (dùng máy điện tử để đo mắt hay đo mắt bằng lắp kính mẫu). Khi đến các bệnh viện mắt hay các trung tâm khám mắt, mọi người thường được bác sĩ hoặc kĩ thuật viên cho ngồi trước bảng đo độ cận thị.
Sau đó, kỹ thuật viên đề nghị che một bên mắt – thay phiên mắt trái, mắt phải – rồi đọc các hình trên bảng theo chỉ dẫn.
Các bác sĩ thường dùng bảng đo độ cận thị của mắt để xác định độ cận – Ảnh Internet.
Đối với cách đo bằng máy, thường được tiến hành qua hai bước là đo độ cận thị bằng máy điện tử và đo mắt bằng lắp kính mẫu.
Như vậy, có thể thấy rằng cách tính độ cận của mắt có khá nhiều. Tuy nhiên, tùy thuộc vào hoàn cảnh và tình trạng mắc tật khúc xạ cụ thể, chúng ta có thể chọn cách độ cận của mắt cho phù hợp để biết chắc chắn mình bị cận mấy độ. Chỉ khi nào biết chính xác độ cận, chúng ta mới có thể chọn loại kính phù hợp cũng như chế độ dinh dưỡng, luyện tập cho mắt phù hợp.
3. Độ cận có mấy cấp độ? Các cấp độ của cận thị
Khi bị tật khúc xạ về mắt, cụ thể là cận thị, bên cạnh việc nắm bắt các cách tính độ cận, bạn còn cần phải biết bản thân đang mắc tật khúc xạ ở cấp độ nào.
Theo các bác sĩ, độ cận được chia thành các cấp độ: Cận thị đơn thuần, cận thị giả, cận thị thoái hóa, cận thị ban đêm.
3.1. Cận thị đơn thuần
Cận thị đơn thuần là một trong những cấp độ phổ biến của độ cận. Theo đó, các bác sĩ cho biết cấp độ cận này có thể do sự bất cân xứng giữa công suất quan hệ và chiều dài trục trước sau của nhãn cầu.
Về thông số, các chuyên gia chỉ ra cận thị đơn thuần thông thường thấp hơn -6,00D và nó không có những tổn thương ở đáy mắt. Cấp độ này có thể đi kèm với chứng loạn thị. Biểu hiện chủ yếu của cấp độ cận thị này là thị lực giảm khi nhìn xa, nhìn gần vẫn bình thường.
3.2. Cận thị giả
Trong một số trường hợp, mắt sẽ mờ hẳn sau khi làm việc quá sức hay sau một kì thi căng thẳng. Và mắt sẽ nhìn rõ hơn, sáng hơn khi đeo kính. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đây không phải là cận thị mà nhiều khả năng là cận thị giả do mắt phải điều tiết quá nhiều.
Cận thị giả được điều trị khá đơn giản và không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt – Ảnh Internet.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng trường hợp cận thị giả xảy ra khi mắt đột ngột gia tăng điều tiết hay do co quắp cơ thể mi. Đây là một trong những rối loạn chức năng tương đối hiếm gặp, khi đó ánh sáng song song từ vô cực sẽ hội tụ trước võng mạc giống như mắc chứng cận thị thật.
Điều đáng chú ý là cận thị giả điều trị khá đơn giản. Tuy nhiên, nếu như không kịp thời có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học cho mắt thì rất có khả năng cận thị giả sẽ trở thành cận thị thật.
3.3. Cận thị thoái hóa
Đây là cấp độ cậnh ay kèm theo thoái hóa bán phần sau nhãn cầu. Chính vì vậy, đây là loại cận thị bệnh lý mà mọi người nên lưu ý.
Sở dĩ đây là cấp độ cận thị cần chú ý vì nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể, những biến chứng nặng có thể xảy ra là tăng nhãn áp hoặc bong võng mạc dẫn tới hiện tượng mù lòa. Hơn nữa, cấp độ này thường có tính chất gia đình và xảy ra rất sớm, ngay cả với những trẻ em chưa đi học cũng có thể mắc.
Không phải ai cũng hiểu rõ về tình trạng cận thị thoái hóa, vậy Cận thị thoái hóa là gì? Những nguy hiểm khi mắc bệnh về mắt này.
3.4. Cận thị ban đêm
Sở dĩ gọi là cận thị ban đêm vì loại này thường xảy ra về đêm hoặc khi có ánh sáng yếu. Vì ánh sáng yếu nên cảnh vật có độ tương phản không tốt, khiến mắt không có một điểm kích thích điều tiết tốt.
4. Cách tính độ cận của mắt
Để biết chính xác mắt bị cận thị hay không, bị cận mấy độ, chúng ta cần phải tới thăm khám các bác sĩ nhãn khoa hoặc các chuyên gia về mắt.
Theo đó, độ cận của mắt được đo bằng phương pháp dùng bảng chữ, dùng máy và tự đo độ cận tại nhà.
4.1. Đo độ cận bằng phương pháp dùng bảng đo độ cận thị
Một trong những phương pháp đo độ cận phổ biển là dùng bảng đo độ cận thị. Theo đó, người cần kiểm tra độ cận ngồi trước bảng, che một bên mắt (thay phiên nhau) rồi đọc các hình trên bảng theo chỉ dẫn của bác sĩ hay các chuyên gia.
Bảng đo độ cận thị có nhiều loại khác nhau. Cụ thể:
– Bảng chữ cái của Snellen.
– Bảng thị lực vòng tròn hở Landol.
– Bảng thị lực chữ E của Armaignac.
– Bảng thị lực hình với các loại đồ vật/ con vật dùng cho các đối tượng là trẻ em hoặc người không biết chữ.
Độ cận là gì? Một số bảng đo độ cận thị mà các chuyên gia hay sử dụng – Ảnh Internet.
Dựa vào phương pháp này, các chuyên gia hay bác sĩ nhãn khoa sẽ tùy vào từng đối tượng tính độ cận thị của mắt. Cụ thể, công thức tính độ cận của mắt được dựa vào điểm cực cận và điểm cực viễn của mỗi người. Ảnh nằm trong giới hạn điểm cực cận và điểm cực viễn sẽ được mắt nhìn thấy một cách rõ ràng.
Ví dụ với những người mắc tật cận thị, khi điểm cực viễn là 2m sẽ tương đương với độ cận -1D. Nếu người có điểm cực viễn là 1m thì tương đương độ cận -1.5D. Còn điểm cực viễn là 50cm thì tương ứng độ cận là -2D.
Từ phương pháp đo độ cận của mắt bằng bảng đo độ cận thị, các bác sĩ và các chuyên gia về mắt sẽ kết luận độ cận và khuyến cáo các biện pháp chăm sóc mắt phù hợp.
4.2. Đo độ cận bằng máy
Phương pháp đo độ cận thị bằng máy được tiến hành bởi các kỹ thuật viên đo độ cận tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa với các trang thiết bị hiện đại.
Phương pháp này được tiến hành qua 2 bước.
Bước 1: Đo độ cận bằng máy điện tử
Đo độ cận thị của mắt bằng máy điện tử có mục đích đánh giá tình trạng của mắt. Theo đó, các kí hiệu thường thấy khi kiểm tra mắt khi dùng phương pháp tính độ cận thị này là:
– R hoặc OD là kết quả đo thị lực của mắt bên phải.
– L hoặc OS là kết quả đo thị lực của mắt trái.
– S (SPH/Sphere/Cầu) biểu thị số độ của tròng kính. Kí hiệu “-” là dấu hiệu của tật cận thị và kí hiệu “+” là viễn thị.
– S.E là số độ kính được kiến nghị người khám cần sử dụng.
– PD chỉ khoảng cách giữa hai đồng tử, có đơn vị tính là milimet.
Cần lưu ý khi đo độ cận của mắt bằng phương pháp này là để lấy được độ cận chính xác thì bước này phải được thực hiện nhiều lần, để lấy số đo trung bình làm căn cứ xác định độ cận thị.
Các kết quả ở bước đầu chỉ cho chúng ta biết mắt mình có bị cận hay không. Để biết chính xác nhất tình trạng của mắt, chúng ta cần thực hiện các bước tiếp theo.
Kiểm tra thị lực bằng máy thường cho ra kết quả chính xác – Ảnh Internet.
Bước 2: Đo độ cận thị mắt bằng lắp kính mẫu
Như đã nói, sau khi đo độ cận bằng máy điện tử, chúng ta cần tiến hành bước tiếp theo để biết chính xác tật khúc xạ mà mắt mắc phải. Theo đó, bước tiếp theo này là đo độ cận bằng lắp kính mẫu.
Để tiến hành bước này, các bác sĩ, kĩ thuật viện hay các chuyên gia sẽ gắn miếng kính mẫu vào đeo thử. Trong trưởng hợp bạn nhìn rõ và thoải mái khi di chuyển, không bị choáng váng hay đau đầu, thì độ kính đó là thích hợp.
Cách kiểm tra độ cận này giúp chúng ta biết chính xác mình bị cận bao nhiêu độ. Từ đó, kỹ thuật viên hoặc các bác sĩ sẽ cắt kính cho phù hợp với tình trạng mắt của bạn.
4.3. Tự đo độ cận tại nhà
Bên cạnh việc dùng máy hay bảng đo độ cận thị, chúng ta cũng có thể tự kiểm tra độ cận thị tại nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương pháp này chỉ giúp chúng ta có cái nhìn khái quát về tình trạng mắt, không thể thay thể cho việc đi tới các bệnh viện, trung tâm kiếm tra mắt khi có những bất thường.
Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ
Với cách tự đo độ cận thị tại nhà phải có hai người để thực hiện phép đo cho chính xác nhất.
Theo đó, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như sau:
– 01 sợi dây trắng có độ dài từ105 đến 110 cm.
– 01 cây thước với đơn vị tính là cm
– 02 cây bút có màu mực khác nhau
– 01 bìa giấy cứng in chữ bất kì không dấu – có phông chữ Times New Roman với kích cỡ chữ là 14 – và được in đậm.
Bước 2: Thực hiện đo độ cận thị tại nhà
Để đo độ cận thị tại nhà, chúng ta cần hướng dẫn người được đo mắt dùng 1 tay để che mắt lại, tay còn lại cầm 1 đầu dây đặt dưới mắt cần đo sao cho ngang bằng với mũi, và cánh mũi 1cm.
Đối với hai người thực hiện phép đo độ cận tại nhà, 1 người dùng một tay căng dây, tay còn lại cầm bìa giấy di chuyển dần dần theo hướng sát mắt ra xa chầm chậm trên sợi dây. Đây là bước xác định điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt.
Tiếp tục, cho người được đo độ cận thị đọc chữ trên giấy, xác định khoảng cách xa nhất mà họ nhìn thấy rõ là ở vị trí nào. Sau đó, dùng bút để đánh dấu lại và cho mắt thư giãn khoảng 3 phút mới thực hiện đo cho bên mắt còn lại. Lưu ý, cách thực hiện vẫn tương tự như trên, chỉ cần dùng bút màu khác để đánh dấu phân biệt.
Khi đã tiến hành việc đo mắt xong, chúng ta có thể bắt đầu tính độ cận. Công thức tính độ cận trong phương pháp đo này được tính như sau:
Độ cận thị = 100/ khoảng cách (cm)
Ví dụ cụ thể: Khoảng cách của người được đo nhìn rõ là 50 cm, thì độ cận = 100/50 = 2 độ. Khi tiến hành đo độ cận tại nhà, để có kết quả chính xác nhất, nên thực hiện nơi có đủ ánh sáng. Thời điểm tốt nhất là nên đo mắt vào ban ngày.
Đây là phương pháp chủ yếu dành cho các bố mẹ muốn tự kiếm tra độ cận thị của con mình. Tuy nhiên, cách đo độ cận thị này không thể thay thế cho việc thăm khám các bác sĩ khi mắt bé gặp các bất thường.
Có thể tự đo cận thị tại nhà. Tuy nhiên, người Bị cận thị có đeo kính thường xuyên được không? Những lưu ý khi đeo kính cho những người mắc cận thị để không gây hại cho mắt không phải ai cũng biết.
5. Lưu ý khi đo độ cận thị
Việc chọn phương pháp đo độ cận thị cho mắt rất quan trọng. Nếu như đo bằng máy hay bằng bảng đo độ cận thị và được đo bằng các kĩ thuật viên, các bác sĩ chuyên khoa thì kết quả chính xác thì đo độ cận thị tại nhà nhiều khả năng đem lại kết quả không chính xác. Do đó, tốt nhất nếu nghi ngờ mình mắc tật cận thị nên đến các bệnh viện uy tín để kiểm tra.
Bên cạnh việc sử dụng kính đúng độ, để tránh tình trạng mệt mỏi cho mắt, bạn nên cho mắt nghỉ ngơi khoảng 5-10 phút sau mỗi giờ làm việc bằng các động tác massage, các bài tập cho mắt hoặc nhìn ra những khoảng màu xanh.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý giữ khoảng cách cho mắt tới các thiết bị điện tử hợp lý. Cụ thể: khoảng cách từ mắt đến tivi 3-4m; đến màn hình điện thoại là 40-50m; khoảng cách từ mắt đến màn hình máy tính khoảng 40-45 cm….
Đặc biệt, để chăm sóc mắt sáng khỏe hơn, hạn chế nguy cơ suy giảm thị lực hoặc tăng nặng các tật khúc xạ, bạn cần chăm sóc mắt hợp lý, khoa học.