đồ áN ngành may kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm và biện pháp xử lí các phát sinh trong quá trình sản xuất

  1. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
    ………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………
    ……………………………………………………………………………………….
    ………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………
    TPHCM, Ngày tháng năm 2014
    1

  2. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    LỜI CẢM ƠN
    Lời đầu tiên em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, quý cô trường
    Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô trong
    khoa Công Nghệ May và Thời Trang đã trang bị, truyền đạt cho em một nền tảng
    kiến thức bổ ích và quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường. Nhờ sự giảng
    dạy đầy nhiệt huyết cũng như sự giúp đỡ tận của tất cả các thầy cô trong khoa mà
    chúng em đã được trang bị một hành trang kiến thức để có thể tự tin bước vào
    chặng đường mới.
    Kính chúc quý thầy cô có thật nhiều sức khỏe để hoàn thành tốt mọi công
    việc của mình. Bên cạnh những công ơn to lớn của quý thầy cô, đặc biệt là thầy
    Nguyễn Thành Hậu – giáo viên hướng dẫn – đã truyền đạt những kiến thức sâu
    rộng và giúp đỡ chúng em rất nhiều trong quá trình thực hiện đồ án công nghệ. Bên
    cạnh đó em cũng không quên gởi lời cảm ơn đến XÍ NGHIỆP MAY KHU A- Công
    ty CỔ PHẦN QUỐC TẾ PHONG PHÚ đã giúp em có được những kinh nghiệm
    thực tế đầu đời khi em bước chân vào môi trường mới và đã giúp em hoàn thiện đồ
    án công nghệ một cách tốt nhất.
    Qua thời gian thực tập tại công ty em đã tiếp nhận được nhiều kiến thức rất
    bổ ích từ thực tế, đó là nhờ sự cố gắng của bản thân đồng thời cũng được sự giúp đỡ
    tận tình của Ban giám đốc công ty cũng như các anh chị nhân viên phòng kế hoạch,
    phòng chuẩn bị sản xuất, các anh chị công nhân trong chuyền may của công ty đã
    giúp em làm quen với môi trường thực tế sản xuất, tiếp xúc với công nghệ của công
    ty để em có thể tự tin bước vào ngành nghề của mình sau khi tốt nghiệp.
    Trong quá trình thực tập, với kiến thức còn hạn hẹp của mình chắc chắn em
    không thể không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong Ban lãnh đạo cùng toàn
    thể các anh chị công nhân viên trong công ty bỏ qua. Em xin chúc quý công ty luôn
    gặt hái được nhiều thành công tốt đẹp và tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, nổi tiếng ở thị
    trường trong nước và quốc tế!
    Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để đồ án của em
    được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin cảm ơn!
    2

  3. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………………2
    PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT
    LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP MAY……………….6
    1. Đặt vấn
    đề……………………………………………………………………………………………6
    2. Lý do chọn đề
    tài…………………………………………………………………………………..7
    3. Mục tiêu của đề
    tài………………………………………………………………………………..7
    4. Cơ sở lý luận của đề
    tài………………………………………………………………………….8
    4.1 Sản
    phẩm……………………………………………………………………………………
    .8
    4.2 Chất lượng sản
    phẩm……………………………………………………………………8
    4.3 Kiểm tra chất lượng sản
    phẩm……………………………………………………….9
    5. Các phượng pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm và quản lí chất lượng
    thông
    dụng……………………………………………………………………………………………9
    5.1 Theo giai đoạn của quá trình sản
    xuất…………………………………………….9
    5.2 Theo địa điểm kiểm
    3

  4. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    tra…………………………………………………………………9
    5.3 Theo thời gian kiểm
    tra……………………………………………………………….10
    6. Các biện pháp cải tiến chất
    lượng …………………………………………………………10
    6.1 Nhóm biện pháp kỹ
    thuật…………………………………………………………….10
    6.2 Nhóm biện pháp kinh
    tế………………………………………………………………11
    6.3 Nhóm biện pháp tổ
    chức……………………………………………………………..12
    7. Các chính sách nhằm nâng cao năng suất, cải tiến chất
    lượng…………………..13
    8. Giới thiệu về công ty……………………………………………………………………………….14
    8.1 Lịch sử hình thành của công
    ty…………………………………………………….14
    8.2 Cơ cấu nhân sự, tổ
    chức…………………………………………………………….16
    8.3 Thế mạnh của công
    ty………………………………………………………………..20
    8.4 Sản phẩm chủ lực và các tiêu chuẩn của sản phẩm
    đó……………………21
    9. Tầm quan trọng của việc kiểm tra chất lượng thành phẩm và xử lí các
    phát sinh xảy
    ra……………………………………………………………………………..27
    PHẦN II: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG THÀNH PHẨM VÀ BIỆN
    4

  5. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    PHÁP XỬ LÍ CÁC PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TẠI
    CÔNG TY………………………………………………………………………………………………28
    1. Hiện trạng sản xuất tại công
    ty…………………………………………………………28
    1.1 Công tác kiểm tra sản phẩm trên
    chuyền…………………………………28
    1.2 Quá trình quản lí các thao tác nghiệp vụ khi kiểm tra và
    thống kê về tình hình chất lượng tại xưởng
    may……………………………….35
    1.3 Quy trình kiểm tra hàng thành phẩm và biện pháp xử lí các
    phát
    sinh…………………………………………………………………………….36
    1.4 Quá trình kiểm tra các thủ tục cần thiết để nhận và xuất hàng
    tại xưởng
    may………………………………………………………………….41
    2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
    may……………………………………………………………………………………..45
    2.1 Nguyên phụ
    liệu……………………………………………………………………..45
    2.2 Quá trình xử lí
    vải…………………………………………………………………..48
    2.3 Thiết bị, máy
    móc…………………………………………………………………..48
    2.4 Các công đoạn sản
    xuất…………………………………………………………..54
    2.5 Tay nghề công
    nhân………………………………………………………………..59
    5

  6. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    3. Các vấn đề nảy sinh và các biện pháp giải quyết trong công tác
    kiểm tra chất lượng sản phẩm tại công
    ty………………………………………………60
    3.1 Tổ chức, quản lí tại xưởng hoàn
    tất…………………………………………60
    3.2 Công tác kiểm tra kỹ thuật ( trang thiết bị, tài liệu kỹ thuật…)
    tại xưởng hoàn
    tất……………………………………………………………63
    3.3 Nguồn nhân
    lực……………………………………………………………………..64
    4. Những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành giải pháp kiểm tra chất
    lượng sản
    phẩm……………………………………………………………………………..65
    PHẦN III: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ………………………………………………………..66
    1. Kết
    luận………………………………………………………………………………………..
    ..66
    2. Đề
    nghị………………………………………………………………………………………..
    …66
    PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………67
    PHẦN VI: PHỤ ĐÍNH……………………………………………………………………………67
    6

  7. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    1. Đặt vấn đề:
    Trong những năm gần đây, khi gia nhập vào WTO, đất nước ta đã có những
    bước phát triển về khoa học kỹ thuật, công nghệ, dịch vụ… Đối thủ cạnh tranh cũng
    tăng theo từng ngày, không chỉ có những đối thủ trong nước mà cả các công ty nước
    ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều. Để tồn tại được, mỗi doanh
    nghiệp buộc phải tham gia vào cuộc đua giành lấy sự tin dùng của khách hàng.
    Trong cuộc đua này, muốn tồn tại thì doanh nghiệp phải phấn đấu không ngừng, đây
    là động lực thúc đẩy phát triển cho những doanh nghiệp có năng lực thực sự. Cuộc
    thi nào cũng sẽ chấm dứt nhưng cuộc đua này không chỉ về đích mà phải tiếp tục
    chạy để bảo vệ thành tích, đó mới là chiến thắng thực sự. Ngành may Việt Nam
    cũng vậy, là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao, sự cạnh tranh
    ngày càng gay gắt, mỗi công ty đều có chiến lược riêng để tồn tại, để khẳng định vị
    trí của mình. Nhưng bất kể dùng cách thức gì thì nâng cao năng suất, cải tiến chất
    lượng luôn là vấn đề hàng đầu mà các công ty lựa chọn.
    7

  8. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    Đến với công ty CỔ PHẦN QUỐC TẾ PHONG PHÚ có quy trình sản xuất
    hiện đại, là một trong những đơn vị có đóng góp rất lớn, đưa kim ngạch xuất khẩu
    của Việt Nam trong ngành may đứng thứ 2 sau dầu thô, đồng thời giải quyết việc
    làm cho người lao động. Để khẳng định mình, công ty luôn tập trung mọi thế mạnh
    và tiềm năng sẵn có, kích thích khả năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ và công nhân
    có kiến thức, tay nghề và kỷ luật lao động. Đóng góp vào sự thành công là công sức
    của toàn thể tập thể, cán bộ công nhân viên, các phòng ban của công ty. Trong đó,
    bộ phận kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm, là một trong những bộ phận quan
    trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm có đạt chuẩn, đạt yêu cầu mà khách hàng đề
    ra từ đó tạo nên được mối quan hệ ngày càng mở rộng giữa doanh nghiệp với
    khách hàng và đảm bảo được uy tính của công ty.Lấy chất lượng sản phẩm đặt lên
    hàng đầu là phương châm sản xuất của công ty ngay từ ngày đầu thành lập.
    2. Lý do chọn đề tài:
    Trong quá trình học tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh,
    nhà trường các thầy cô đã trang bị cho chúng em những kiến thức cần thiết về
    chuyên ngành may vào trong thực tế. Với đồ án công nghệ may là điều kiện tốt để
    em hiểu thêm về hoạt động thực tiễn sản xuất. Từ đó giúp em làm quen với thực tế
    nhiều hơn, thấy được mối quan hệ giữa lý thuyết với thực tiễn.
    Như đã biết, quá trình sản xuất sản phẩm may, từ khâu ban đầu đến khâu
    hoàn tất có rất nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đòi hỏi phải đạt yêu cầu chất lượng
    của công đoạn đó. Ở mỗi công đoạn đều quan trọng, công đoạn trước quyết định
    chất lượng công đoạn sau, không thể xem nhẹ bất kỳ một công đoạn nào. Nhận thấy
    kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm là một công đoạn vô cùng quan trọng , có
    nhiệm vụ quyết định hàng được xuất hay phải ở lại tái chế và biện pháp xử lí các
    phát sinh để doanh thu và năng suất làm việc của doanh nghiệp không bị giảm sút .
    Vì muốn hiểu rõ hơn về kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm và biện pháp xử
    lí các phát sinh để sau khi rời ghế nhà trường, bước vào môi trường làm việc thực
    tế được tốt hơn nên em đã chọn đề tài này với mong muốn là sẽ có kiến thức chuyên
    8

  9. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    ngành sâu hơn để làm việc thật tốt. Đây sẽ là những bước đi căn bản đầu tiên trong
    việc nhìn nhận và đánh giá một công việc trong ngành may: khâu kiểm hàng. Để
    từ đó khi bước ra ngoài thực tế, em có những sáng kiến phát huy trong công việc
    một cách hiệu quả nhằm tạo ra được sự tin cậy của công ty đối với bản thân.
    3. Mục tiêu của đề tài:
    Hiểu được tổng quan quy trình làm việc ở bộ phận kiểm hàng nhằm: sau khi
    ra trường có thể áp dụng vào thực tiễn trong công việc, đồng thời tìm ra các vấn đề
    phát sinh và các biện pháp giải quyết trong việc kiểm tra để đảm bảo tính liên tục,
    thuận lợi cho quá trình sản xuất.
    4. Cơ sở lý luận của đề tài.
    4.1.Sản phẩm : theo quan điểm của nền kinh tế thị trường là bất cứ cái gì có thể
    cống hiến cho thị trường sự chú ý, sự chấp nhận, sự sử dụng, nhằm thỏa mãn
    một nhu cầu, một ước muốn nào đó và mang lại lợi nhuận(kinh tế, xã hội)
    Một sản phẩm hoặc một dịch vụ có chất lượng phải nghĩa là phải đá ứng tốt
    các nhu cầu trong những điều kiện cho phép với chi phí xã hội thấp nhất. Nói
    cách khác, một sản phẩm là lời giải đáp của doanh nghiệp cho một nhu cầu
    tìm thấy được trên thị trường, là của cải, dịch vụ mà khách hàng mua để thỏa
    mãn một nhu cầu, một sự thích thú hoặc một sự hi vọng, hứa hẹn nào đó.
    4.2.Chất lượng sản phẩm :hiểu theo một cách khái quát nhất là toàn bộ những tính
    năng của sản phẩm tạo nên sự hữu dụng của nó, được đặc trưng bằng những thông
    số kỹ thuật, những chỉ tiêu kinh tế có thể đo lường và tính toán được, nhằm thỏa
    mãn nhu cầu nhất định phù hợp với công dụng của sản phẩm.
    Chất lượng sản phẩm được hình thành trong quá trình sản xuất và được khẳng định,
    đánh giá đầy đủ trong quá trình sử dụng. Vì vậy khi nghiên cứu chất lượng sản
    9

  10. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    phẩm cần phân biệt tính năng sản xuất, tính năng sử dụng của sản phẩm và mối
    quan hệ biện chứng giưa chúng với nhau. Tính năng sản xuất của sản phẩm là bao
    gồm toàn bộ những tính năng của sản phẩm hình thành trong quá trình thiết kế và
    được đảm bảo trong quá trình sản xuất. Tính năng sử dụng chỉ thể hiện ở những tính
    năng của sản phẩm có liên quan đến người sử dụng nhất định.
    Gần đây chất lượng của sản phẩm được bao trùm hơn, chất lượng sản phẩm là mức
    độ lô hàng đáp ứng với thị trường. Chất lượng sản phẩm được được hiểu khái quát
    hơn và nhiều khía cạnh hơn.
    Đó là:
    – Mức độ thỏa mãn nhu cầu đến đâu.
    – Gía cả là bao nhiêu .
    – Tiến độ giao hàng như thế nào.
    4.3.Kiểm tra chất lượng sản phẩm : là một trong những nội dung chủ yếu của
    công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Nó được tiến hành thường xuyên trong suốt
    quá trình tạo nên sản phẩm kể từ khi bắt đầu thiết kế, chế tạo ở người sản xuất cho
    đén khi đưa vào sử dụng ở người tiêu dùng.
    5.Các phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm và quản lí chất lượng thông
    dụng.
    5.1.Theo giai đoạn của quá trình sản xuất.
    10

  11. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    Các hình thức kiểm tra chất lượng sản phẩm được chia thành 2 loại: kiểm tra theo
    công đoạn và kiểm tra theo bước công việc.
    – Kiểm tra theo công đoạn là hình thức kiểm tra các bán thành phẩm sau khi
    kết thúc một công đoạn sản xuất.
    – Kiểm tra theo bước công việc là hình thức kiểm tra tại chế phẩm trên từng
    nên làm việc. Đối với những sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao như sản phẩm
    của các ngành cơ khí với yêu cầu trình độ chính xác cao trong gia công thì
    người ta thường sử dụng hình thức kiểm tra theo bước công việc.
    5.2.Theo địa điểm kiểm tra.
    Các hình thức kiểm tra chất lượng được chia thành 2 loại: kiểm tra cố định và
    kiểm tra lưu động
    – Ở hình thức kiểm tra cố định, mọi đối tượng kiểm tra được vận chuyển đến
    trạm kiểm tra để xác định chất lượng. Hình thức này chỉ thích hợp với những
    sản phẩm nhỏ, nhẹ, dễ vận chuyển.
    – Hình thức kiểm tra lưu động được tiến hành ngay trên từng nơi làm việc.
    Kiểm tra lưu động thường sử dụng đối với những sản pphaamr có trọng
    lượng lớn, cồng kềnh khó vận chuyển.
    5.3.Theo thời gian kiểm tra.
    Các hình thức kiểm tra được phân thành 2 loại: kiểm tra đột xuất và kiểm tra
    thường xuyên.
    – Kiểm tra đột xuất là hình thức kiểm tra được tiến hành không theo một lịch
    trình định trước. Hình thức này có thể thực hiện ngay trên nơi làm việc, trong
    mỗi công đoạn sản xuất hoặc tại kho thành phẩm nhằm đánh giá tính ổn định
    của chất lượng sản phẩm trong một quá trình.
    – Kiểm tra thường xuyên là hình thức kiểm tra liên tục trong xuốt quá trình sản
    11

  12. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    xuất và chế biến sản phẩm. Bằng hình thức này sẽ cho phép phát hiện những
    nguyên nhân gây nên phế phẩm và kịp thời đề xuất biện pháp khắc phục.
    6. Các biện pháp cải tiến chất lượng
    6.1.Nhóm biện pháp kỹ thuật:
    Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp bằng những biện pháp kỹ thuật
    được tiền hành trong quá trình hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở kỹ thuật – sản
    xuất của xí nghiệp, đổi mới công nghệ sản xuất, tăng cường công tác kiểm tra
    kỹ thuật, tiếp tục phát triển và cải tiến công tác tiêu chuẩn hóa và qui cách
    hóa sản phẩm.
    Hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở kỹ thuật- sản xuất, đặc biệt đối với những xí
    nghiệp sản xuất sản phẩm có trình độ kỹ thuật phức tạp đòi hỏi phải tiến hành
    đồng loạt những biện pháp chuẩn bị trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt như
    khảo sát khoa học, tổ chức thiết kế và kết cấu sản phẩm tiến hành sản xuất
    hàng loạt như soạn thảo tài liệu kỹ thuật, xây dựng quy chế xuất xưởng, xác
    định yêu cầu chất lượng đối với nguyên vật liệu trước khi đưa vào chế
    biến.v.v…
    Tăng cường kiểm tra kỹ thuật là điều kiện không thể thiếu được trong quá
    trình nâng cao chất lượng sản phẩm. Những biện pháp tăng cường kiểm tra
    kỹ thuật đối với chất lượng sản phẩm trước tiên cần phải hướng vào việc xác
    định đúng đắn mạng lưới kiểm tra kỹ thuật trong toàn bộ hệ thống dây
    chuyền sản xuất, bổ sung những giám định viên chất lượng có trình độ vững,
    trang bị thêm những phương tiện thiết bị kiểm tra chính xác, sử dụng rộng rãi
    những phương pháp kiểm chất lượng liên tiếp.
    6.2.Nhóm biện pháp kinh tế.
    Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng những biện pháp này về thực chất là
    tăng cường sử dụng những đòn bẩy kinh tế nhằm kết hợp giữa kích thích lợi
    12

  13. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    ích vật chất và trách nhiệm vật chất đối với người sản xuất trong lĩnh vực sản
    xuất sản phẩm có chất lượng cao.
    Một trong những biện pháp quan trọng nhất nhằm nâng cao chất lượng sản
    phẩm là việc sử dụng đòn bẩy tiền lương và tiền thưởng. Một thời gian khá
    dài, tiền lượng và tiền thưởng trong sản xuất công nghiệp nước ta còn phụ
    thuộc khá nhiều vào số lượng sản phẩm làm ra. Trong một số ngành tỉ lệ phế
    phẩm còn khá cao, tỉ trọng chính phẩm có xu hướng ngày càng giảm, trách
    nhiệm vật chất đối với người sản xuất chưa tương xứng với sự thiệt hại do
    giảm chất lượng do giảm chất lượng sản phẩm mà họ gây nên. Vì vậy, công
    tác tiền lương và tiền thưởng ở sản xuất công nghiệp nhất thiết phải gắn liền
    với việc sản xuất sản phẩm có chất lượng cao bằng các biện pháp kích thích
    lợi ích vật chất đối với người sản xuất trong lĩnh vực nâng cao chất lượng
    sản phẩm, đồng thời phải ràng buộc trách nhiệm của họ về mặt vật chất đối
    với sản phẩm kém chất lượng.
    Nhằm kích thích sản xuất sản phẩm có chất lượng cao thì việc xây dựng hệ
    thống giá cả hợp lí giữ vị trí rất tích cực. Để đảm bảo quyền lợi cho người sản
    xuất và nâng cao sự quan tâm ở người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm
    có chất lượng cao, đồng thời hạn chế sản xuất và sử dụng sản phẩm có chất
    lượng thấp, cần thiết hải tăng cường sự tác động của hệ thống cả bằng những
    biện pháp trợ giá và phạt giá.
    Ngoài việc sử dụng chế độ phân phối lợi nhuận, chế độ tín dụng ngân hàng
    nhằm khai thác những biện pháp hướng vào đổi mới nhanh chóng chất lượng
    sản phẩm và sản xuất sản phẩm có chất lượng cao trong thực tế đã mang lại
    những hiệu quả to lớn.
    6.3.Nhóm biện pháp tổ chức.
    Nâng cao chất lượng sản phẩm còn tùy thuộc không nhỏ vào việc sử dụng
    hợp lí những biện pháp tổ chức. Xây dựng hệ thống những biện pháp tổ chức
    13

  14. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    hướng vào cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm phải được tiến hành từ
    khâu đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khâu hình thành sản phẩm
    xuất xưởng. Vì vậy, kết hợp đúng đắn những biện pháp kỹ thuật và kinh tế là
    cơ sở của sự hình thành hệ thống những biện pháp tổ chức.
    Để xây dựng những biện pháp tổ chức hợp lí trên cơ sở kết hợp đúng đắn
    những biện pháp kỹ thuật và kinh tế, nhất thiết phải căn cứ vào đặc điểm của
    từng loại hình sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật của xí nghiệp.
    Trong phạm vi xí nghiệp, những biện pháp tổ chức nhằm nâng cao chất lượng
    sản phẩm công nghiệp thường được tiến hành một cách đồng bộ theo những
    hướng chính sau đây:
    – Tổ chức nâng cao chất lượng nguyên vật liệu trước khi đưa vào chế biến.
    – Tổ chức nâng cao và bồi dưỡng đội ngũ công nhân tin thông nghề nghiệp , sử
    dụng thành thạo thiết bị máy móc, đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh quy
    trình công nghệ, quy tắc kỷ thuật và những kỷ luật sản xuất đã ban hành.
    – Củng cố tăng cường tổ chức kiểm tra kỹ thuật, ây dựng mạng lưới kiểm tra
    kỹ thuật một cách khoa học trên toàn bộ dây chuyền sản xuất, bổ sung cán bộ
    kiểm tra kỹ thuật có trình độ nghiệp vụ và trang bị thêm những thiết bị kiểm
    tra chính xác.
    – Tổ chức xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh qui chế xuất xưởng cho từng
    loại sản phẩm cụ thể của xí nghiệp.
    Tóm lại, với một cơ chế tổ chức quản lý chất lượng sản xuất hợp lý, bằng sự
    tác động đồng thời và đồng bộ, những nhóm biện pháp nói trên sẽ là nhân tố
    quyết định tạo nên bầu không khí thuận lợi trong quá trình sản xuất sản phẩm
    có chất lượng cao.
    7.Các chính sách nhằm nâng cao năng suất, cải tiến chất chất lượng.
    14

  15. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    – Tổ chức mạng lưới kiểm tra chất lượng sản phẩm trên phạm vi toàn xí
    nghiệp.
    – Tích cực đấu tranh giảm tỉ lệ phế phẩm nâng cao tỉ lệ chính phẩm trên toàn
    bộ dây chuyền sản xuất.
    – Theo dõi sự biến động chất lượng sản phẩm, phát hiện những nguyên nhân
    gây nên biến động và đề xuất những biện pháp tổ chức – kỹ thuật nhằm
    không ngừng nâng cao chất lượng phẩm.
    – Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên kiểm tra kỹ thuật đồng thời ứng
    dụng rộng rãi những biện pháp tiên tiến trong công tác kiểm tra chất lượng
    sản phẩm.
    8.Giới thiệu về công ty.
    8.1.Lịch sử hình thành của công ty.
    15

  16. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    Công ty Cổ phần Quốc Tế Phong Phú là một trong những đơn vị thành
    viên của Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú được thành lập và hoạt động từ
    năm 2007 – Một trong những doanh nghiệp đầu đàn của ngành Dệt May Việt
    Nam. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẻ tại
    Việt Nam theo xu hướng hội nhập quốc tế. Công ty CP Quốc Tế đã không
    ngừng lớn mạnh cả về lượng và chất trong hệ thống ngành dệt may.
    Sau khoảng thời gian tổ chức lại hệ thống may mặc cũng như khởi động
    hàng loạt các dự án may mặc để nâng cao năng suất đáp ứng yêu cầu ngày
    càng cao của khách hàng. Đầu năm 2012 đánh dấu một bước phát triển mới của
    Công ty khi tiếp tục duy trì và phát triển lên tầm cao mới các Chi nhánh/Nhà
    máy đã được xây dựng và đưa vào hoạt động như:
    Chi nhánh Tp. HCM.
    Nhà máy May Xuất Khẩu Phong Phú Long An.
    Nhà máy May XK Phong Phú Nha Trang.
    Nhà máy May XK Phong Phú Đà Nẵng.
    Nhà Máy Thời Trang Phong Phú.
    Nhà máy May Thời Trang Phong Phú – Thủ Đức.
    Nhà may May Jean Xuất Khẩu (Khu A – Khu B).
    Song song đó trong năm 2012 lần lượt cho ra đời các Nhà máy:
    Nhà máy May Thun Xuất Khẩu Phong Phú Sài Gòn.
    Nhà máy Phong Phú – Phú Yên.
    Điểm nghiên cứu ứng dụng và phát triển thời trang Phong Phú..v.v..
    Nhìn lại khoảng thời gian một năm làm việc, đứng trước tình thế muôn vàn
    khó khăn của kinh tế thế giới và trong nước. Tập thể Công ty Cổ phần Quốc Tế
    16

  17. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    Phong Phú với phương châm: “Hiệp lực cùng phát triển” trên dưới một lòng đoàn
    kết để gặt hái thêm được nhiều thành công tốt đẹp.
    Cùng với sự chuyển mình của các ngành công nghiệp nói chung và ngành may
    mặc nói riêng, công ty đã dần thay đổi công nghệ sản xuất số liệu sang công nghệ
    sản xuất Lean tinh gọn, nâng cao năng suất lao động và từ đó thu nhập cho cán bộ –
    công nhân viên dần được cải thiện.
    Với những kết quả đó, Công ty đã làm hài lòng các khách hàng khó tính trong
    và ngoài nước. Uy tín được nâng cao, có nhiều Lãnh đạo và các vị khách quý ghé
    thăm, tham quan và làm việc.
    Ngoài ra, Công ty cũng đặc biệt chú trọng tới thị trường nội địa phục vụ tiêu
    dùng trong nước nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của nhà nước “Người Việt Nam
    dùng hàng Việt Nam”. Công ty đã mạnh dạn thành lập Công ty Cổ phần Thời
    Trang Quốc Tế Phong Phú để đẩy mạnh thị trường nội địa. Hiện nay sản phẩm
    mang thương hiệu của PHONG PHÚ như: POP, Enriche, Town Streets, Jolie
    Maison…đã xuất hiện ở hầu hết ở các vùng miền trong cả nước và được người tiêu
    dùng ưa chuộng do tính thời trang, giá cả phù hợp, chất lượng vượt trội. Từ những
    kết quả đạt được, Công ty đã mở nhiều đại lý cửa hàng không những trên địa bàn Tp
    HCM mà còn ở các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…và các Trung tâm
    thương mại, chuỗi hệ thống siêu thị trên toàn quốc.
    8.2.Cơ cấu nhân sự, tổ chức.
    Công ty cổ phần quốc tế Phong Phú
    A. MÔ TẢ:
    I. CƠ QUAN ĐIỀU HÀNH (CƠ QUAN TỔNG GIÁM ĐỐC):
    17

  18. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    Công ty cổ phần quốc tế Phong Phú có cơ cấu tổ chức như sau:
    1. Tổng Giám đốc:
    – Phụ trách chung và kiểm soát toàn bộ hoạt động của Công ty từ con người
    tài chính đến các khâu sản xuất.
    – Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Kinh
    doanh nội địa, Phòng đầu tư & phát triển, Phòng quản lý chất lượng và Trung tâm
    may mặc.
    2. Phó Tổng Giám đốc:
    – Giải quyết các công việc thường xuyên của Công ty trong phạm vi được
    Tổng Giám đốc ủy quyền;
    – Trực tiếp phụ trách Phòng Hành chính nhân sự.
    3. Giám đốc điều hành thứ nhất:
    – Điều hành chịu trách nhiệm điều hành các công việc hằng ngày của Công ty
    tại Khối Văn phòng;
    – Tham gia chỉ đạo sản xuất, theo dõi tiến trình sản xuất đối với các Nhà máy;
    – Ký kết các hợp đồng và giải quyết các công việc khác theo sự ủy quyền của
    Tổng Giám đốc;
    – Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Phòng Kế hoạch sản xuất, Phòng kỹ thuật,
    Phòng xuất nhập khẩu, Bộ phận kho và Nhà máy may Jean xuất khẩu.
    4. Giám đốc điều hành thứ hai:
    Trực tiếp phụ trách và điều hành các hoạt động sản xuất tại Xưởng may
    Phong Phú Guston Molinel.
    5. Trợ lý Tổng Giám đốc:
    – Tham mưu cho Tổng Giám đốc về chiến lược đầu tư, phát triển kinh doanh
    của Công ty;
    18

  19. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    – Trực tiếp phụ trách Nhà máy Wash.
    6. Kế toán trưởng:
    – Tham mưu cho Tổng Giám đốc và kiểm soát toàn bộ quá trình thu – chi của
    Công ty;
    – Đề xuất các giải pháp kiểm tra tài chính và đảm bảo an toàn tài chính cho
    Công ty hoạt động.
    II. KHỐI CƠ QUAN PHÒNG/BAN:
    1. Phòng tài chính – kế toán:
    Có chức năng thực hiện các công việc thường xuyên liên quan đến tài chính,
    tiền tệ như: Kế toán tổng hợp; Kế toán ngân hàng; Kế toán công nợ; Kế toán vật tư,
    thành phẩm, gia công; Kế toán thu chi, kế toán nội bộ; Kế toán giá thành, chi phí;
    Kế toán kho; Kế toán tiền lương; Thủ quỹ, …
    2. Phòng Hành chính – Nhân sự:
    Có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc về hành chính, nhân sự; kiểm
    soát và điều phối hoạt động liên quan đến: Chi phí hành chính, tuyển dụng, đào tạo,
    chế độ chính sánh, bảo hiểm, tiền lương, … của toàn Công ty.
    3. Phòng kinh doanh nội địa:
    Có chức năng phát triển thị trường kinh doanh nội địa.
    4. Phòng kế hoạch sản xuất:
    Có chức năng hoạch định toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
    5. Phòng kỹ thuật:
    Có chức năng hướng dẫn và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.
    6. Phòng xuất nhập khẩu:
    Có chức năng thực hiện các chứng từ giao, nhận xuất nhập khẩu, đảm bảo
    nguyên phụ liệu và hàng hóa xuất nhập theo đúng kế hoạch của Công ty.
    19

  20. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    7. Phòng đầu tư và phát triển:
    Có chức năng hoạch định về chiến lược và địa bàn đầu tư sản xuất kinh doanh
    của Công ty.
    8. Phòng đảm bảo chất lượng:
    Chịu trách nhiệm về việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm theo yêu cầu của
    khách hàng đối với từng mã hàng.
    9. Bộ phận kho:
    Chứa đựng và đảm bảo cung cấp nguyên phụ liệu, bán thành phẩm và thành
    phẩm theo yêu cầu của sản xuất.
    III. TRUNG TÂM MAY MẶC:
    – Trung tâm may mặc bao gồm nhiều nhóm kinh doanh tùy thuộc vào điều
    kiện sản xuất và tình hình của Công ty tại mỗi thời điểm;
    – Thực hiện các chức năng: kinh doanh, tiếp thị, quản lý đơn hàng, tìm kiếm
    thị trường và duy trỉ, mở rộng khách hàng.
    IV. KHỐI SẢN XUẤT:
    Khối sản xuất bao gồm nhiều đơn vị trực tiếp sản xuất gồm:
    – Xưởng may Phong Phú Guston Molinel;
    – Nhà máy may Jean xuất khẩu;
    – Nhà máy Wash;
    – Các nhà máy khác nếu được thành lập.
    20

  21. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    B. SƠ ĐỒ
    21

  22. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    8.3.Thế mạnh của công ty.
    Từ năm 1986 đến năm 2002 thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà
    nước, CB.CNV Phong Phú đã chung sức, chung lòng đưa công ty từng bước
    phát triển đi lên vững chắc, luôn là đơn vị dẫn đầu ngành dệt may Việt Nam.
    Đặc biệt, từ năm 2003 đến nay, Phong Phúđã có những bước phát triển vượt bậc
    về mọi mặt (doanh thu, tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận, nộp ngân sách, chăm lo
    đời sống vật chất tinh thần CB.CNV…). Trên cơ sở đó, Phong Phú từng bước đa
    dạng hóa ngành nghề sản xuất kinh doanh, mở rộng liên doanh, liên kết với các
    đơn vị trong và ngoài ngành dệt may trên khắp cả nước.
    Phong Phú với nhiều hình thức sở hữu về nguồn vốn, đa dạng về ngành nghề sản
    xuất kinh doanh, liên doanh với nhiều tỉnh thành trong nước và quốc tế. Đầu
    năm 2006, được sự chấp thuận của lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Bộ
    Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), Phong Phú đã mạnh dạn xây dựng đề án
    chuyển đổi cơ cấu tổ chức thành Tổng công ty hoạt động theo mô hình Công ty
    mẹ – Công ty con. Việc chuyển đổi này đã tạo nên những đột phá mới, tăng khả
    năng hợp tác khai thác ngoại lực và phát triển vai trò của các đơn vị thành viên.
    Để phù hợp với yêu cầu phát triển, quy mô và tình hình thực tế hoạt động của
    Phong Phú, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt và cho triển khai thực hiện đề án
    chuyển đổi cơ cấu tổ chức thành Tổng công ty. Ngày 11/01/2007 Bộ trưởng Bộ
    Công nghiệp đã ra quyết định số 06/2007/QĐ-BCN thành lập Tổng công ty
    22
    TỔNG GIÁM ĐỐC
    PHÒNG
    HCNS
    PHÒNG
    TCKT
    PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
    GIÁM ĐỐC
    ĐIỀU HÀNH
    PHÒNG
    XNK
    PHÒNG
    ĐT&PT
    PHÒNG
    QA
    PHÒNG
    KHSX
    NHÓM I NHÓM II NHÓM III NHÓM IV NHÓM V
    SOURCING
    PHÒNG
    KT
    NHÀ MÁY JXKXƯỞNG MAY PPGM
    KHOPHÒNG
    KDNĐ
    NHÀ MÁY WASH
    BP. KỶ THUẬT:
    VẢI + MAY
    GIÁM ĐỐC
    ĐIỀU HÀNH
    KHỐI
    PHÒNG BAN
    TRUNG TÂM
    MAY MẶC
    KHỐI SẢN
    XUẤT
    TRỢ LÝ
    TỔNG GIÁM ĐỐC
    CƠ QUAN
    TỔNG GIÁM
    ĐỐC
    KẾ TOÁN TRƯỞNG

  23. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    Phong Phú. Việc cải tiến chuyển đổi cơ cấu tổ chức quản lý Tổng công ty hoạt
    động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con tạo nên sự liên kết bền chặt, xác
    định rõ quyền lợi, trách nhiệm về vốn và lợi ích kinh tế giữa công ty mẹ Phong
    Phú với các công ty con. Qua đó, tăng cường năng lực sản xuất, tiếp thị, cung
    ứng, nghiên cứu, đào tạo… tạo điều kiện để Phong Phú phát triển thành đơn vị
    kinh tế mạnh đủ sức cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế
    giới.
    Trong năm 2007 đến 2008 Tổng công ty đã cổ phần hóa và chuyển đổi xong các
    hệ thống sản xuất. Các đơn vị thành viên gồm có công ty TNHH một thành viên,
    công ty cổ phần: Công ty CP Dệt Vải Phong Phú, Công ty CP Dệt Gia dụng
    Phong Phú, Công ty CP Hưng Phú, Công ty CP Đầu tư Phong Phú Sơn Trà,
    Công ty TNHH MTV Sợi chỉ may Phong Phú.
    Là một trong những Tổng công ty hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam, Phong
    Phú luôn đặt mục tiêu thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng bằng những dòng
    sản phẩm đa dạng. Cùng với việc phát triển nghành nghề truyền thống, Phong
    Phú cũng đa dạng hóa trong kinh doanh, vươn đến các ngành nghề và thị trường
    tiềm năng mới như: Bất động sản, đầu tư tài chính, thương mại và du lịch.
    8.4.Sản phẩm chủ lực và các tiêu chuẩn về sản phẩm đó.
    * Sản phẩm chủ lực:
    – Sản xuất: gia công các sản phẩm jeans xuất khẩu, các mặt hàng Chico’s và
    nhận đơn hàng từ Tổng Công Ty.
    – Thị trường xuất khẩu: Mỹ và châu âu…
    * Các tiêu chuẩn về sản phẩm:
    .










    23

  24. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY


    THUN:






























    • t.
    24

  25. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
































    25

  26. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
































    26

  27. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY























    9.Tầm quan trọng của việc kiểm tra chất lượng thành phẩm và xử lí các phát
    sinh xảy ra.
    27

  28. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    PHẦN II: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG THÀNH PHẨM VÀ
    BIỆN PHÁP XỬ LÍ CÁC PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH SẢN
    XUẤT TẠI CÔNG TY.
    1. Hiện trạng sản xuất tại công ty.
    1.1. Công tác kiểm tra sản phẩm trên chuyền.
    1.1.1.Mục đích của kiểm hàng trên chuyền (Inline)
    Mục đích của kiểm hàng trên chuyền là để thiết lập và củng cố tiêu chí “làm đúng
    ngay từ đầu” và phát triển quan hệ tốt đẹp giữa Chico’s và nhà máy.
    1.1.2.Khái niệm
    Hệ thống kiểm hàng là để xác định chất lượng của đơn hàng bằng cách kiểm tra
    chất lượng bán thành phẩm và thành phẩm trên chuyền, đảm bảo rằng nhà máy đáp
    ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
    Kiểm hàng trên chuyền giúp nhà máy có thể sớm phát hiện ra những vấn đề, có cơ
    hội để sửa chữa, khắc phục trước khi hoàn thành và đóng gói sản phẩm, kiểm hàng
    trên chuyền giúp ngăn chặn việc xuất hàng chậm, xuất thiếu.
    1.1.3. Mức độ thường xuyên của kiểm hàng trên chuyền
    – Thực hiện kiểm hàng thường xuyên
    Hàng ngày tiếp tục kiểm, theo dõi
    – Làm báo cáo
    Hàng ngày làm báo cáo, có đầy đủ tài liệu liên quan, có tổng kết hàng tuần, hàng
    tháng
    1.1.4. Quy trình kiểm hàng trên chuyền
    Không có việc gì có thể thay thế kiểm hàng trên chuyền. Kiểm hàng phải thực hiện
    ở những khâu quan trọng. Một khâu được coi là quan trọng khi mà nếu làm sai thì
    việc sửa chữa rất tốn kém, khó khăn hoặc không thể sửa chữa được. Kiểm hàng trên
    28

  29. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    chuyền giúp nhà máy sớm phát hiện ra vấn đề và tìm ra cách sửa chữa, cải thiện
    chất lượng trước khi đóng gói hoặc trước khi chuyển sang các công đoạn tiếp theo.
    • Khu vực kiểm hàng
    Khu vực kiểm hàng phải là khu vực được thiết kế để kiểm hàng và được trang bị
    như sau:
    1. Phải đảm bảo ánh sáng như tiêu chuẩn của Chico’s, tối thiểu là 110 đơn vị
    ánh sáng nến (candle light)
    2. Bàn kiểm hàng phải có kích cỡ phù hợp để đảm bảo việc kiểm hàng dễ
    dàng và chính xác.
    3. Phải có hộp đèn được duyệt của Chico’s và phải để riêng hoặc che chắn để
    xác định ảnh hưởng của ánh sáng bên ngoài, hộp đèn phải để gần khu vực
    kiểm hàng để giảm thiểu việc di chuyển hàng hóa và tiết kiệm thời gian
    kiểm hàng.
    4. Nguồn điện xoay chiều.
    • Trang thiết bị để kiểm hàng
    1. Bút chì
    2. Thước dây
    3. Máy ảnh kỹ thuật số
    4. Tem lỗi
    5. Tem kiểm hàng đánh số
    6. Báo cáo kiểm hàng trên chuyền
    7. Tài liệu sản xuất
    8. Mẫu đã duyệt và tiêu chuẩn
    • Chuẩn bị kiểm hàng trên chuyền
    1. Phải có tiêu chuẩn đã được duyệt, tài liệu sản xuất của mã hàng, tài liệu
    đánh giá mẫu trước sản xuất và tất cả các tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật đã
    được duyệt.
    2. Xem lại tài liệu sản xuất, mẫu PP, những tiêu chuẩn đã duyệt và các nhận
    xét.
    3. Theo dõi và đảm bảo phải có báo cáo kiểm vải, kiểm sản phẩm
    4. Xem lại danh sách những công đoạn quan trọng được liệt kê trong báo cáo
    họp trước sản xuất
    5. Người kiểm hàng phải xuống khu vực sản xuất, kiểm tra các công đoạn
    trong chuỗi các công đoạn, không chỉ kiểm 1 công đoạn, không chỉ ở
    phòng kiểm hàng
    6. Xem lại những nhận xét sau khi sản xuất thử nghiệm và lưu ý trong báo
    cáo họp trước sản xuất
    7. Nếu kiểm hàng trên chuyền là kiểm hàng sản xuất đại trà thì xem lại nhận
    xét trước sản xuất, nhận xét sản xuất thử nghiệm bao gồm tất cả các nhận
    xét về thông số, về chất lượng và ngoại quan sản phẩm
    8. Phải có một bản phân chia các công đoạn do bộ phận kỹ thuật nhà máy lập
    9. Xem lại cùng với ban quản lý nhà máy nếu cần thiết
    • Quy trình kiểm hàng trên chuyền cơ bản
    1. Bắt đầu hoàn thành báo cáo kiểm hàng trên chuyền
    29

  30. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    – Điền vào báo cáo các thông tin về nhà máy, ngày kiểm hàng…
    – Ghi lại tình hình sản xuất, số lượng sản phẩm và tỷ lệ phần trăm ở mỗi
    công đoạn
    – Xem lại mẫu về độ mềm vải và đối chiếu với tiêu chuẩn
    – Xem lại màu của hàng sản xuất, so sánh với tiêu chuẩn đã được duyệt và
    bảng màu
    – Xem lại các báo cáo kiểm vải, nguyên phụ liệu, kiểm sản phẩm, đảm bảo
    các báo cáo này đều đạt
    – Kiểm tra, đối chiếu nguyên phụ liệu so với tài liệu kỹ thuật và bảng
    nguyên phụ liệu, đảm bảo giống về màu sắc, kiểu dáng
    2. Xuống khu vực sản xuất. Đi xuống các chuyền may, kiểm tra các công
    đoạn theo đúng thứ tự. Xem lại tất cả các điểm sau đây, đối với những mã
    cần giặt và xem có thay đổi, sai khác hay không
    – Mẫu trước sản xuất và những lưu ý họp trước sản xuất
    – Kiểm tra thông số với thông số đã duyệt, đảm bảo sử dụng thông số cập
    nhật nhất
    – Các tiêu chuẩn công đoạn, tiêu chuẩn lỹ thuật, cách làm và chỉnh máy
    phù hợp
    – Kiểm tra màu sắc, độ mềm vải trước và sau khi giặt
    – So sánh chất lượng nguyên phụ liệu với mẫu và tài liệu kỹ thuật
    – Ít nhất một ngày 1 lần kiểm tra lại mẫu trên chuyền đảm bảo người kiểm
    hàng có mẫu đúng, giống với các tiêu chuẩn chất lượng
    – Phải đặc biệt chú ý đến các công đoạn quan trọng, những công đoạn đã
    nhấn mạnh trong khi họp trước sản xuất
    – Quy trình làm khô phải đúng với tiêu chuẩn
    – Phải có sản phẩm sau giặt để so sánh với tiêu chuẩn về màu sắc, thông
    số, độ mềm vải, ngoại quan
    3. Hoàn thành báo cáo kiểm hàng và thảo luận các về những phát hiện với
    quản lý của nhà máy. Phải xem lại các điểm sau:
    – Những vấn đề được tìm thấy
    – Số lượng bán thành phẩm và thành phẩm không đạt
    – Số lượng bán thành phẩm, thành phẩm đạt
    – Biện pháp sửa chữa, khắc phục
    – Nhấn mạnh những điểm cần lưu ý và cần khắc phục ngay trước khi kiểm
    các lần tiếp theo, trước khi kiểm lần trước lần kiểm cuối cùng
    – Những cải thiện về chất lượng trong nhà máy và báo cáo
    – Báo cáo kiểm hàng phải được người kiểm hàng và quản lý nhà máy ký
    4. Chỉ ra những điểm cần lưu ý trong các lần kiểm hàng tiếp theo, viết 1 cách
    rõ ràng những điểm cần lưu ý này ở mục nhận xét kiểm hàng trên chuyền ở
    báo cáo đánh giá mẫu trước sản xuất.Cách ghi lại những nhận xét kiểm
    hàng ở các báo cáo kiểm hàng trên chuyền và báo cáo kiểm hàng lần cuối
    cùng phải thống nhất, đảm bảo quản lý nhà máy hiểu rõ những phần được
    kiểm tra khi kiểm hàng.
    30

  31. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    5. Sau khi hoàn thành báo cáo kiểm hàng trên chuyền, lưu các báo cáo này
    vào tập tài liệu báo cáo kiểm hàng trên chuyền
    • Quy trình kiểm hàng trên chuyền bổ sung
    1. Đối với những sản phẩm có lót – phải lộn mặt trong của sản phẩm ra, kiểm
    tra chất lượng của lót và vải chính
    2. Kiểm tra độ vừa vặn – phải mặc thử tối thiểu 3 sản phẩm đã hoàn thiện và
    ghi nhận xét vào mục phù hợp trong báo cáo
    3. Kiểm phai màu – kiểm phai màu đối với các sản phẩm đã qua công đoạn
    cuối cùng (ví dụ: giặt) để kiểm phai màu giặt/ sấy khô. Phải sử dụng dụng
    cụ kiểm đảm bảo, áp dụng phương pháp kiểm AATCC8, và đối chiếu kết
    quả với kết quả kiểm sản phẩm. Mẫu phải được đánh giá theo quy trình
    AATCC 2.
    – Sản phẩm nào không đạt mức 4.0 sẽ bị loại và phải thông báo cho
    Chico’s để xác định cần kiểm thêm trước khi xuất hàng hay không.
    – Người kiểm hàng phải được đào tạo về quy trình kiểm AATCC
    • Đối với hàng giặt
    Người kiểm hàng phải thảo luận với trưởng bộ phận giặt và quản lý kỹ thuật để
    đảm bảo xác định rõ ràng về tiêu chuẩn, thế nào là đạt/ không đạt. Tất cả các tiêu
    chuẩn này phải được ký xác nhận, ghi rõ nhận xét và những chú ý của Chico’s
    1. Kiểm tra xem đã có hay chưa sản phẩm tiêu chuẩn được làm từ cùng
    nguyên phụ liệu và quy trình giống như các sản phẩm trên chuyền
    2. Có hay không những sản phẩm được lấy từ ít nhất 5 đợt sản xuất
    3. Có tiêu chuẩn đã được Chico’s ký duyệt hay không
    4. Có hay không những tiêu chuẩn khắt khe
    5. Đánh giá hàng giặt
    6. Sản phẩm có mùi gì hay không
    7. Kiểm tra màu
    8. Kiểm tra bề mặt vải (ví dụ: độ trơn, long trên bề mặt vải)
    9. Kiểm tra có xước vải hay không
    10.Có vệt sọc, vết bẩn hay không
    11.Kiểm tra độ mềm vải
    1.1.5. Tiêu chuẩn kiểm hàng trên chuyền và phân loại lỗi
    Việc kiểm hàng trên chuyền trước hết quan tâm đến các lỗi kỹ thuật và lỗi
    thông số mặc dù người kiểm hàng sẽ đánh giá chất lượng chung và đảm bảo đáp
    ứng các tiêu chuẩn. Nhờ việc tìm ra những điểm cần cải thiện, sẽ có những biện
    pháp sửa chữa trước khi sản phẩm được hoàn thành, khi đã sản phẩm đã hoàn thành
    việc sửa chữa rất khó thực hiện
    Tất cả các sản phẩm đều phải qua kiểm trên chuyền trước khi chuyển sang công
    đoạn tiếp theo. Những sản phẩm không đạt phải được sửa chữa. Sau khi sửa chữa,
    phải kiểm lại để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
    • Tiêu chuẩn kiểm hàng trên chuyền
    Chọn mẫu ngẫu nhiên từ các sản phẩm đã hoàn thành những công đoạn chính và
    31

  32. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    việc kiểm hàng được thực hiện theo các yếu tố dưới đây:
    – MIL-STD-105E, ANSI/ASQZ1.4-2003
    – Phương pháp kiểm hàng đặc thù
    – Mẫu đơn mức 1 (single, level 1)
    – Mức 1 kiểm thông thường (Normal, level 1)
    – Các mức chất lượng chấp nhận được như sau:
    + Lỗi nghiêm trọng – AQL 0
    + Lỗi lớn AQL 1.5
    + Lỗi nhỏ bằng ½ lỗi lớn
    Tất cả các lỗi kỹ thuật và lỗi thông số được tính vào tổng lỗi theo như AQL
    • Phân loại lỗi kỹ thuật
    – Lỗi nghiêm trọng là lỗi gây nguy hiểm, không an toàn cho người sử
    dụng hoặc trái với quy định thông thường của pháp luật. Ví dụ: kim gãy
    trong sản phẩm, nhãn xuất xứ không đúng, nhãn giặt/ nhãn thành phần
    không đúng
    – Lỗi lớn – là lỗi làm mất hoặc làm giảm khả năng sử dụng của sản phẩm,
    có thể làm cho sản phẩm không bán được. Ví dụ: thủng rách, đứt chỉ
    – Lỗi nhỏ là lỗi không làm giảm khả năng sử dụng của sản phẩm, hoặc có
    sai khác so với tiêu chuẩn nhưng làm ít ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng.
    Ví dụ: chỉ thừa chưa cắt. Một lỗi nhỏ được tính bằng ½ lỗi lớn và làm
    tròn lên ( 3 lỗi nhỏ bằng 1 ½ lỗi lớn, làm tròn thành 2 lỗi lớn)
    • Phân lọai lỗi thông số
    Những thông số chính được đánh dấu trong tài liệu kỹ thuật. Phải đo thông số
    chính của tât cả các sản phẩm kiểm. Đo tất cả các thông số (chính và phụ) của 1
    sản phẩm. Những thông số không phải thông số chính sẽ được coi là thông số
    phụ.
    – Lỗi nghiêm trọng: Không có lỗi thông số nghiêm trọng
    – Lỗi lớn là lỗi thông số ngoài dung sai làm ảnh hưởng đến độ vừa vặn của
    sản phẩm. Ví dụ thông số chính ngoài dung sai là lỗi lớn
    – Lỗi nhỏ là lỗi thông số ngoài dung sai nhưng không làm ảnh hưởng đến
    độ vừa vặn của sản phẩm. Ví dụ thông số phụ ngoài dung sai là lỗi nhỏ.
    Một lỗi nhỏ được tính bằng ½ lỗi lớn và làm tròn lên ( 3 lỗi nhỏ bằng 1
    ½ lỗi lớn, làm tròn thành 2 lỗi lớn)
    Phải đối chiếu thông số của ống quần, ống tay áo trong cùng 1 sản phẩm. Nếu
    thông số chiều dài ngoài dung sai thì coi là lỗi lớn. Mỗi sản phẩm chỉ có thể không
    đạt 1 lần do lỗi thông số.
    • Phân loại lỗi và khu vực lỗi
    Vị trí của lỗi rất quan trọng cho việc phân loại lỗi (lỗi lớn hay lỗi nhỏ). Đối với
    tất cả các sản phẩm đều chia ra 2 khu vực lỗi (khu vự A và khu vực B)
    – Khu vực A – là khu vực quan trọng ảnh hưởng đến ngoại quan của sản
    phẩm
    – Khu vực B – là khu vực ảnh hưởng đến ngoại quan của sản phẩm nhưng
    không phải là trọng yếu
    1.1.6. Mục đích của kiểm hàng trong khi sản xuất
    32

  33. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    Mục đích của kiểm hàng trong khi sản xuất là để thiết lập và củng cố tiêu chí
    “làm đúng ngay từ lần đầu tiên” và phát triển quan hệ tốt đẹp giữa Chico’s và nhà
    máy.
    KHÁI NIỆM
    Kiểm hàng trong khi sản xuất là để đảm bảo sản xuất đúng ngay từ những sản
    phẩm đầu tiên và các công đoạn được thực hiện một cách hiệu quả. Không có gì có
    thể thay thế kiểm hàng trên chuyền cũng như kiểm hàng trên chuyền không thể thay
    thế kiểm hàng lần cuối cùng. Kiểm hàng trên chuyền được thực hiện để củng thêm
    sau những hoạt động chuẩn bị sản xuất và sản xuất thử nghiệm
    Quy trình tổng thể
    – Tất cả các đơn hàng đều phải có kiểm hàng lần 1 (IPI)
    – Những đơn hàng kiểm lần 1 đạt, không yêu cầu kiểm lần tiếp theo mà có
    thể tiến hành kiểm ngẫu nhiên lần cuối (FIR)
    – Những đơn hàng kiểm lần 1 không đạt, phải kiểm lần 2 (DPI)
    – Những đơn hàng kiểm lần 2 đạt, được tiến hành kiểm ngẫu nhiên lần
    cuối cùng theo tiêu chuẩn của Chico’s
    – Những đơn hàng kiểm lần 2 không đạt sẽ tiến hành kiểm ngẫu nhiên lần
    cuối với tiêu chuẩn thắt chặt
    – Vẫn tiếp tục sản xuất trong khi kiểm hàng trên chuyền
    1. Kiểm hàng trên chuyền lần 1 (IPI)
    – Tất cả các đơn hàng phải được kiểm lần 1 sau khi may được 5-10% và
    chưa qua giặt. Những sản phẩm sweater sẽ được kiểm sau khi giặt, kiểm
    phai màu và là. Kiểm sau khi là ít nhất 4 giờ
    – Đối với những sản phẩm phải hoàn thiện sau khi giặt/ sấy khô thì sử
    dụng những yếu tố sau để xác định khi nào kiểm lần 1 IPI
    + Nếu sản phẩm được may một phần, có giặt/ sấy khô trước khi trang trí
    (ví dụ áo có qua giặt và được trang trí bằng chuỗi hạt), tiến hành kiểm
    IPI sau khi trang trí xong và trước lần giặt cuối cùng.
    + Những sản phẩm được trang trí sau khi may, và giặt sau khi trang trí
    thì tiến hành kiểm IPI sau khi trang trí xong và trước khi giặt
    + Những sản phẩm trang trí sau khi may, không giặt thì tiến hành kiểm
    IPI trước khi trang trí
    – Tiếp tục sản xuất khi kiểm IPI
    – Kiểm IPI theo AQL 1.5 và mức 2 kiểm thông thường bao gồm kiểm
    thông số và kỹ thuật
    IPI đạt và không đạt
    1. IPI đạt – Những đơn hàng kiểm IPI đạt sẽ tiến hành kiểm ngẫu nhiên lần cuối
    theo tiêu chuẩn của Chico’s (kiểm thông thường, mức 2, AQL2.5)
    2. IPI không đạt – những đơn hàng IPI không đạt phải tiến hành kiểm DPI
    – Phải lập kế hoạch kiểm DPI khi IPI không đạt
    – Báo cáo kiểm IPI không đạt phải có cách khắc phục
    + Phải có nguyên nhân gây ra lỗi trên sản phẩm và phương pháp ngăn
    33

  34. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    chặn lỗi
    + Sửa chữa hoặc thay thế các sản phẩm lỗi được phát hiện khi kiểm IPI
    2.Kiểm hàng trên chuyền lần 2 (DPI)
    – Kiểm DPI được lên kế hoạch khi kiểm IPI không đạt
    – Nhà máy phải thực hiện các biện pháp khắc phục, sửa chữa hoặc loại bỏ
    những sản phẩm lỗi phát hiện được khi kiểm IPI
    – Khi chọn mẫu kiểm DPI, lưu ý chọn những sản phẩm đã hoàn thiện ở
    những công đoạn sau (giặt, hoàn thành)
    + Chọn mẫu từ những công đoạn sau và những công đoạn giống như khi
    kiểm IPI. Ví dụ 1 đơn hàng đã may xong 40% và đã giặt 10% thì sẽ
    chọn mẫu kiểm DPI 25% từ sản phẩm đã giặt (10% : 40% = 25%) và
    75% từ sản phẩm đã may xong (giống khi kiểm IPI)
    + Sản phẩm ở mỗi công đoạn sẽ được đối chiếu với tiêu chuẩn của công
    đoạn đó (ví dụ chưa cắt chỉ không phải là lỗi khi sản phẩm chưa đến
    công đoạn hoàn thành)
    – Tiếp tục sản xuất khi kiểm DPI
    – Kiểm DPI sử dụng AQL 1.5, kiểm thông thường mức 2, kiểm cả kỹ
    thuật và thông số.
    + Số lỗi chấp nhận được không khác so với bảng AQL khi mẫu chọn từ
    những sản phẩm từ một hay nhiều công đoạn khác nhau
    + Nếu tỷ lệ lỗi của công đoạn vượt quá tỷ lệ mẫu của công đoạn đó thì
    kết quả là không đạt ngay cả khi tổng số lỗi vẫn trong số lượng lỗi cho
    phép
    • Kiểm DPI đạt/ không đạt
    1. Kiểm DPI đạt – Những đơn hàng kiểm DPI đạt sẽ tiến hành kiểm ngẫu
    nhiên lần cuối theo tiêu chuẩn được hướng dẫn.
    2. Những đơn hàng kiểm DPI không đạt sẽ tiến hành kiểm ngẫu nhiên lần
    cuối AQL 2.5, kiểm mức 3. Thêm vào đó, báo cáo không đạt DPI phải có
    biện pháp khắc phục.
    – Nguyên nhân gây ra lỗi và cách ngăn chặn lỗi
    – Sửa chữa hoặc thay thế những sản phẩm lỗi được tìm thấy khi kiểm DPI
    34

  35. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    1.2. Qúa trình quản lí, các thao tác nghiệp vụ khi kiểm tra và thống kê về tình
    hình chất lượng tại xưởng may.
    • Quá trình quản lí.
    – Nhân viên kiểm hóa là người được biên chế vào chuyền sản xuất, có nhiệm
    vụ kiểm tra ngay từ công đoạn đang may, sau đó kiểm tra sản phẩm của công
    nhân may ra chuyền. Việc kiểm tra như vậy tuy tốn nhiều thời gian nhưng
    đảm bảo chất lượng từng công đoạn, tránh phải tái chế hàng loạt.
    – Trong một quy trình kiểm soát chặt chẽ, công nhân sẽ tự kiểm tra lấy sản
    phẩm của mình làm ra theo tỉ lệ 100% rồi mới chuyển cho nhân viên kiểm
    hóa kiểm hàng.
    – Nhân viên QC ở phòng QC chỉ kiểm tra sản phẩm hoàn chỉnh theo phương
    pháp xác suất từ 20-30% trước khi chuyển sang công đoạn hoàn tất sản phẩm.
    • Các thao tác nghiệp vụ khi kiểm tra và thống kê tình hình chất lượng
    tại xưởng may.
    – Cần lập biên bảng kiểm hàng cho sản phẩm đầu tiên. Biên bản này cần có
    chữ ký của ban quản lý xưởng để lưu và nếu sản hẩm có lỗi sẽ kịp thời được
    sửa chữa, tránh lặp lại hàng loạt các lỗi này cho những sản phẩm ra sau.
    – Trường hợp phát sinh hư hỏng quá nhiều, cần làm biên bản xử lý chất
    lượng, làm cơ sở để có thưởng phạt cuối tháng.
    – Trong quá trình kiểm hàng thành phẩm, nếu QC thấy số sản phẩm phạm lỗi
    xảy ra tuy không thường xuyên nhưng chiếm tỉ lệ không nhỏ, cần loại các sản
    phẩm đó ra riêng , cho tái chế và lập thêm bản góp ý mã hàng để yêu cầu các
    tổ và kiểm hóa tổ cần kiểm tra hàng kỹ hơn.
    – Qúa trình sản xuất may thường diễn biến khá phức tạp. Vì vậy đội ngũ kiểm
    tra chất lượng sản phẩm không chỉ có QC của các công ty mà thường xuyên
    có sự giám sát của các chuyên gia đại diện cho khách hàng. Thông qua đội
    ngũ chuyên gia , bộ phận QC thường xuyên nhận được những góp ý từ phía
    khách hàng .Để có thể vừa kiểm hàng, vừa góp phần củng cố chất lượng của
    sản phẩm,bộ phận QC cần cố gắng thực hiện tốt hơn các yêu cầu của khách
    hàng, đồng thời từ tốn phân tích những nguyên nhân và tìm ra phương án
    khắc phục lỗi cho phù hợp điều kiện thời gian, công sức và mang tính kinh tế
    cao.
    35

  36. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    – Cuối mỗi ngày bộ phận QC cần lập báo cáo kiểm hàng từng ngày để cấp
    trên nắm được tình hình chất lượng sản phẩm trong ngày và kịp thời chỉnh lý
    nếu muốn.
    (Xem các biên bản ở phần phụ đính.)
    1.3. Quy trình kiểm tra thành phẩm và các biện pháp xử lí các phát sinh.
    1.3.1.Quy trình kiểm tra thành phẩm.
    Trong sản xuất công nghiệp may năng suất lao động và chất lượng sản phẩm bao
    giờ cũng được quan tâm và chú trọng cùng với việc phát triển sản xuất, tinh thần
    trách nhiệm và tính tự giác của người sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao
    động và tiết kiệm nguyên vật liệu thúc đẩy sự phát triển sản xuất.
    – Kiểm tra chất lượng sản phẩm là thước đo quan trọng của giá trị sản phẩm.
    Chất lượng sản phẩm những được đảm bảo bằng một công nghệ sản xuất tiên tiến
    mà còn được đảm bảo bằng một công nghệ sản xuất tiên tiến mà còn được đảm bảo
    bằng một quá trình kiểm tra chặt chẽ các công đoạn trong quá trình sản xuất theo
    đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Vì vậy kiểm tra chất lượng sản phẩm là khâu đóng vai trò
    quan trọng nhất trong quá trình sản xuất.


    • .




    36

  37. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    *Quy trình đo thông số
    37

  38. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    38

  39. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    *Hình ảnh về quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm:
    39

  40. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    40

  41. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    1.3.2. Biện pháp xử lí các phát sinh.
    * Các vấn đề nảy sinh.
    – Kiểm tra nhanh dẫn đến bỏ sót lỗi ở các bộ phận như :kiểm tra
    NPL,BTP,TP cuối chuyền thì còn có thể sửa được đó là chuyển tới bộ
    phận có trách nhiệm sửa chữa.
    – Với bộ phận kiểm tra hàng trước khi xuất mà kiểm bị sót lỗi để hàng
    suất đi ,khi khách hàng kiểm lại phát hiện ra thì lô hàng sẽ bị trả về gây
    tổn thất cho công ty .
    – Đóng nhầm nút giữa các mã hàng vì màu sắc nút tượng tự nhau và gắn
    nhãn ngược chiều hoặc nhầm lẫn giữa các size.
    * Đề xuất hướng giải quyết
    – Đàm phán vói khách hàng để có hướng giải quyết tốt nhất và sẽ có
    hình phạt đối các bộ phận có trách nhiệm .
    – Khi kiểm tra hàng không đạt chất lượng ,có nhiều lỗi không suất được
    thì công ty sẽ tiến hành đàm phán với khách hàng
    + Một là chỉ xuất đi số hàng đạt chất lượng
    + Hai là xuất đi hết những số hàng có lỗi thì được tính vào sản phẩm
    loại II vói mức giá thấp hơn.
    -Với vấn đề phát sinh thứ 3 nêu trên, ta cần tập trung mọi nhân công để
    tiến hành tháo gỡ và gắn lại nút, nhãn cho đúng theo yêu cầu kỹ thuật và kịp
    tiến độ giao hàng.
    41

  42. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    1.4.Qúa trình kiểm tra các thủ tục cần thiết để nhận và xuất hàng tại
    xưởng may.
    Sản phẩm sau khi được kiểm tra về chất lượng và gấp xếp xong ta tiến
    hành đóng thùng để chuẩn bị xuất hàng.
    Quy trình đóng thùng:
    – Đóng SINGLE: Đóng 1 sản phẩm trong 1 bao, 21 bao/1size/1ánh màu/1
    thùng: PO theo PACKING LIST. Đóng thùng xếp 1 hàng dọc, mỗi hàng 3pcs
    trở đầu.
    Kích thước bao single Dài 72cm x rộng 33cm(sze 0-6)
    Dài 72cm x rộng 37cm(size 8-14)
    Kích thước thung Dài 60cm x rộng 33cm x cao 31cm
    – Đóng ECOM:đóng 1 sản phẩm trong 1 bao,14 bao /1 size/1 ánh màu/1
    thùng:PO 77427.đóng thùng xếp 2 hàng, mỗi hàng 4pcs trở đầu
    Kích thước bao Dài 50cm x rộng 31 cm
    Kích thước thùng Dài 58 cm rộng 43cm x cao 14 cm
    – Đóng prepack: Đóng 7 sản phẩm trong 1 bao ,3 bao /1 ánh màu/ 1 thùng:PO
    78214.đóng thùng xếp 1 hnagf dọc ,mỗi bao 4pcs trở đầu, size lớn nằm
    dưới ,size nhỏ nằm trên theo tỉ lệ
    Size 1 2 4 6 8 10 12 total
    Số
    lượng
    1 1 1 1 1 1 1 7
    – Đóng prepack:đóng 3 sản phẩm /1 bao,7 bao /1 ánh màu/1 thùng:PO
    78214.Đóng thùng xếp 1 hàng dọc ,mỗi bao trở đầu size lớn nằm dưới ,size
    nhỏ nằm trên.theo tỉ lệ
    Size 4 6 8 Total
    Số lượng 1 1 1 3
    Kích thước bao Dài 78cm xrộng 48 cm
    Kích thước thùng Dài 60cm rộng 33cm x cao 31cm
    – Đóng MULTIPE: đóng 2 sản phẩm trong 1 bao ,10 bao /1 size/1 ánh màu/1
    thùng:PO 78214. Đóng thùng xếp 1 hàng dọc, mỗi hàng xếp 4pcs trở đầu.
    42

  43. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    Kích thước bao single Dài 75cm x rộng 40 cm
    Kích thước thùng Dài 60cm x rộng 33cm x cao 31cm
    -Nhãn dán thùng PO ECOM: Dán ở góc trên bên phải của một mặt chính và
    một mặt hông của thùng.Dùng cho những po ecom 77427
    NHÃN DÁN THÙNG CHO CÁC PO E.COM
    – Nhãn dán thùng PO ERANCHISE: Dán ở góc bên phải của một mặt chính và
    một mặt hông của thùng . Dùng cho PO ERANCHISE (dubai
    (alshaya),mexico(AXO),regency(fastco)).PO 77306,77311
    NHÃN DÁN THÙNG CHO CÁC PO FRANCHISE ( Dubai ( Alshaya),
    Mexico ( AXO) & Regency ( Fastco),FP)
    43

  44. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    – Nhãn dán thùng” MIXED SIZE AND/OR COLOR” và “ODD QUANLITY”
    dán ở một mặt chính góc trên bên tay phải(mặt có in shipping
    mark).Nhãn”MIXED SIZE AND/OR COLOR” sử dụng cho những thùng
    phối size còn nhãn “, ODD QUANLITY”sử dụng cho những thùng thiếu
    số lượng
    – Nhãn dán thùng “PLEASE NOTED….”Dán nhang ở đường dán băng keo
    giữa nắp thùng carton sau khi kiểm final
    – Ghi thùng bằng viết long màu đen .Dán thùng bằng băng keo có chữ
    “WARNING….” To bản 7cm
    VỊ TRÍ DÃN NHÃN FRANCHISE + E.COM
    44

  45. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    VỊ TRÍ DÁN NHÃN BARCODE
    Sau khi kiểm đóng thùng xong , ta tiến hành kiểm tra giấy tờ, làm thủ tục
    để cho hàng xuất đi.
    Biên bản xuất hàng ( xem ở phần phụ đính)
    2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm may.
    2.1) Nguyên phụ liệu.
    Đây là yếu tố cơ bản của đầu vào có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng
    45

  46. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    sản phẩm vì nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào cấu thành sản phẩm.
    Muốn có sản phẩm đạt chất lượng (theo yêu cầu của thị trường, thiết
    kế…) thì nguyên vật liệu để chế tạo sản phẩm phải đảm bảo những yêu
    cầu về chất lượng. Mỗi sản phẩm được tạo ra từ những nguyên vật liệu
    khác nhau, vì vậy chủng loại, cơ cấu tính đồng bộ của chất lượng nguyên
    vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Do đó doanh
    nghiệp còn kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên vật liệu khi mua nhập
    kho trước khi sử dụng, đảm bảo đúng số lượng, đúng chất lượng, đúng kỳ
    hạn, có như vậy sản xuất mới chủ động ổn định quá trình sản xuất và thực
    hiện đúng kế hoạch chất lượng. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải quan tâm
    đặc biệt đến khâu dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu, tránh không để cho
    nguyên vật liệu xuống cấp. Ngoài ra chất lượng sản phẩm của doanh
    nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào việc thiết lập được hệ thống cung ứng
    nguyên vật liệu trên cơ sở tạo dựng mối quan hệ lâu dài hiểu biết tin
    tưởng lẫn nhau giữa người sản xuất và người cung ứng.
    Và các dạng lỗi thường gặp ở vải, dẫn đến việc ảnh hưởng đến chất lượng
    sản phẩm là:
    – Lỗi do quá trình dệt:
    + Sợi ngang không săn, không đều màu.
    + Khổ vải không đều hay bị rách.
    + Tạp chất bẩn trong sợi.
    + Thưa đường sợi dọc trên toàn bộ tấm vải.
    + Các mối gút chỉ, vết bẩn hay lỗ thủng.
    + Nhảy sợi, dạt sợi , chập sợi, mất sợi.
    – Lỗi do quá trình nhuộm:
    + Lệch hoa, sai màu hay lệch màu trên toàn bộ cây vải.
    + Những đường nhuộm song song quá to.
    + Lệch trục hoa, không đồng màu hay quá nhạt.
    – Lỗi trong quá trình vận chuyển hay bảo quản:
    + Có lỗ thủng hay rách vải.
    + Mặt vải bị bẩn.
    46

  47. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    + Mặt vải bị co rút.
    + Gián, chuột gặm nhấm.
    – Hình ảnh:
    47

  48. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    2.2) Quá trình xử lý vải.
    Trước khi bước vào giai đoạn sản xuất thì cần phải qua quá trình xử lí vải.
    Và chất lượng của sản phẩm cũng bị ảnh hưởng rất nhiều từ công đoạn này.
    Quá trình xử lí vải phải đúng, đạt thì chất lượng sản phẩm mới được đảm bảo.
    Như trước khi tiến hành cắt ta phải rủ vải ra hay cho vải nghỉ ngơi trong vòng
    24h. Ta còn phải biết được tính chất của vải để quá trình xử lí vải được đúng.
    48

  49. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    2.3) Nhóm các yếu tố kỹ thuật công nghệ, thiết bị.
    Nếu yếu tố nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản quyết định tính chất và chất
    lượng sản phẩm thì nhóm yếu tố kỹ thuật công nghệ thiết bị lại có tầm quan
    trọng đặc biệt quyết định việc hình thành chất lượng sản phẩm.
    Trong sản xuất hàng hoá, người ta sử dụng và phối trộn nhiều loại nguyên vật
    liệu khác nhau về thành phẩm, tính chất, công dụng. Nắm vững được đặc tính
    của nguyên vật liệu để thiết kế sản phẩm là điều cần thiết song trong quá trình
    chế tạo, việc theo dõi, kiểm soát chất lượng sản phẩm theo tỷ lệ phối trộn là
    điều quan trọng để mở rộng mặt hàng, thay thế nguyên vật liệu, xác định
    đúng đắn các chế độ gia công để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
    Quá trình công nghệ là quá trình phức tạp, vừa làm thay đổi ít nhiều hoặc bổ
    xung, cải thiện nhiều tính chất ban đầu của nguyên vật liệu theo hướng sao
    cho phù hợp với công dụng của sản phẩm. Vì vậy, nó có ảnh hưởng lớn quyết
    định đến chất lượng sản phẩm.
    Ngoài yếu tố kỹ thuật công nghệ cần phải chú ý đến việc lựa chọn thiết bị,
    khi kỹ thuật và công nghệ được đổi mới nhưng thiết bị cũ kỹ thì không thể
    nào nâng cao được chất lượng sản phẩm. Hay nói cách khác, nhóm yếu tố kỹ
    thuật – công nghệ – thiết bị có mối quan hệ khá chặt chẽ, không chỉ góp phần
    vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mà còn tăng tính cạnh tranh của sản
    phẩm trên thương trường, đa dạng hoá chủng loại nhằm thoả mãn nhu cầu
    tiêu dùng, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ.
    – Hình ảnh minh họa:
    49

  50. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    Máy một kim
    Máy ép nhiệt.
    50

  51. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    Máy kansai
    Máy trải vải
    Máy đính bọ
    51

  52. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    Máy ép keo.
    52

  53. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    Máy dò kim.
    53

  54. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    2. 4.) Các công đoạn sản xuất.
    Để tạo ra được một sản phẩm may cần phải trải qua các công đoạn: trải- cắt –
    ủi, ép – bóc tập, phối kiện- may chi tiết- lắp ráp các chi tiết- hoàn thành. Mỗi
    công đoạn đoạn đều có yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn riêng. Việc đáp ứng
    đúng các yêu cầu kỹ thuật, các tiêu chuẩn đề ra của mỗi công đoạn hay không
    nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành nên chất lượng của sản hẩm
    may.
    – Hình ảnh minh họa:
    Trải vải
    54

  55. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    Cắt
    55

  56. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    ủi
    56

  57. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    May chi tiết
    Lắp ráp
    57

  58. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    Hoàn thành
    58

  59. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    2.5) Tay nghề của công nhân.
    Dù cho sản xuất có được tự động hoá thì con người vẫn là yếu tố quyết định đến
    chất lượng hàng hoá dịch vụ. Trong chế tạo có thể tự động nhưng còn bao nhiêu
    công việc máy móc chưa thay thế được con người. Nghiên cứu nhu cầu, ý đồ thiết
    kế sản phẩm (sáng tạo trong thiết kế), tổ chức sản xuất, tổ chức bán hàng. Doanh
    nghiệp phải biết tạo nên một tập thể lao động có trình độ chuyên môn giỏi, có tay
    nghề thành thạo, khéo léo, nắm vững quy trình sản xuất và sử dụng máy móc thiết
    bị, có kiến thức quản lý, có khă năng sáng tạo cao. Cần có những chương trình đào
    tạo huấn luyện người lao động thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm một cách tự
    nguyện chứ không phải bắt buộc, để từ đó mới phát huy được chất lượng công việc
    và tính chất quyết định đối với chất lượng hàng hoá dịch vụ.
    Tóm lại, sự phân chia các yếu tố trên chỉ là tương đối nhưng tất cả lại nằm trong
    một thể thống nhất và trong mối quan hệ hữu cơ với nhau.
    2.6) Phương pháp tổ chức, quản lí.
    Trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý chất lượng nói riêng là một trong
    những nhân tố cơ bản góp phần đẩy nhanh tốc độ cải tiến, chất lượng sản phẩm của
    doanh nghiệp. Các chuyên gia quản lý chất lượng đồng tình cho rằng trong thực tế
    có 80% những vấn đề chất lượng là do quản trị gây ra. Vì vậy nói đến quản trị chất
    lượng ngày nay trước hết người ta cho rằng đó là chất lượng của quản trị.
    Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, kỹ thuật – công nghệ thiết bị và người lao
    động dù có ở trình độ cao nhưng không biết tổ chức quản lý tạo ra sự phối hợp đồng
    bộ, nhịp nhàng ăn khớp giữa các khâu, giữa các yếu tố của quản trị sản xuất thì
    không thể tạo ra một sản phẩm có chất lượng cao được.
    Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu và cơ chế quản trị, nhận thức
    hiểu biết về chất lượng và trình độ của cán bộ quản lý, khả năng xây dựng chính xác
    mục tiêu, chính sách chất lượng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch
    chất lượng,
    Ngày nay, các Công ty phải nhận thấy được chất lượng sản phẩm là một vấn đề hết
    sức quan trọng thuộc trách nhiệm của toàn bộ Công ty chứ không thể phó mặc cho
    các nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc một cá nhân nào được.
    59

  60. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    3.Các vấn đề nảy sinh và các biện pháp giải quyết trong công tác kiểm tra
    chất lượng tại công ty.
    3.1.Cơ cấu tổ chức nhân sự của bộ phận QC tại công ty.
    SƠ ĐỒ CƠ CẤU NHÂN SỰ QC
    60

  61. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    – Trách nhiệm của từng nhân viên trong cơ cấu tổ chức QC
    +Giám đốc nhà máy:ông NGUYỄN CÔNG TRÌNH
    – Phụ trách chung và kiểm soát toàn bộ hoạt động của Công ty từ con người
    tài chính đến các khâu sản xuất.
    – Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Kinh
    doanh nội địa, Phòng đầu tư & phát triển, Phòng quản lý chất lượng và Trung tâm
    may mặc.
    +Quản lí QA:bà HÒANG THỊ MINH THÊM
    -Chịu trách nhiệm chung về điều hành ,giám sat việc quản lí,kiểm tra chất
    lượng sản phẩm của toàn công ty
    +QC xưởng cắt:ông NGUYỄN PHÚ TÙNG
    -Chịu trách nhiệm kiểm tra ,giám sát tình hình chất lượng của BTP từ khâu
    trải vải đến khi giao BTP cho xưởng may
    +QC thống kê:bà LÊ THỊ TỐ NỮ
    -Chịu trách nhiệm theo dõi đánh giá ,và thống kê tình hình chất lượng sản
    phẩm từng ngày
    -QC trong chuyền may:theo dõi tình hình chất lượng sản phẩm trong chuyền
    may ,ở từng công đoạn của mỗi công nhân
    -QC cuối mỗi chuyền may:chịu trách nhiệm kiểm tra sản phẩm hoàn tất
    TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA BỘ PHẬN QC.
    *Trách nhiệm
    -Theo dõi ,kiểm tra tỉ lệ và đánh giá cụ thể tình hình chất lượng sản phẩm trước
    khi xuất xưởng .
    -Theo dõi tổng hợp ,phân tích các phát sinh về chất lượng sản phẩm trong qúa
    trình sản xuất.
    -Kiểm tra quy trình quản lí chất lượng trong quá trình sản xuất.
    Tổng hợp và báo cáo tình hình chất lượng hàng tháng .
    -Quản lí và giám sát việc thực hiện các nội quy về cấp phát vật tư ,nguyên phụ
    liệu sản xuất.
    -Phổ biến và hướng dẫn đến từng tổ sản xuất các yêu cầu về chất lượng sản
    61

  62. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    phẩm.
    -Phát hiện kịp thời những sai hỏng và đề xuất biện pháp sửa chữa.
    -Lập biên bản những trường hợp sai quy trình kỹ thuật và quy rõ trách nhiệm
    thuộc về ai .
    -Tham gia giải quyết đơn khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
    *Quyền hạn của QC
    -Kiểm tra thực hiện các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm trong toàn
    công ty.
    -Kiến nghị vớci lãnh đạo công ty đình chỉ xuất xưởng những mã hàng không đạt
    chất lượng .
    -Kiến nghị và đề xuất với ban lãnh đạo công ty về việc khen thưởng ,phạt chất
    lượng sản phẩm.
    -Kiến nghị cho tái chế những lô hàng nếu không đạt yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng
    và yêu cầu của khách hàng.
    62

  63. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    3.2.Công tác kiểm tra kỹ thuật (trang thiết bị, tài liệu kỹ thuật…) tại
    xưởng hoàn tất.
    Ai cũng biết môi trường làm việc sẽ ảnh hưởng tới kết quả kiểm hàng. Do
    đó công tác kiểm hàng phải được thực hiện trong một môi trường phù hợp
    với những trang thiết bị sau:
    – Khu vực kiểm hàng:
    • Khu vực kiểm hàng phải là một phòng kiểm hàng phù hợp có diện
    tích tối thiểu 30m2, không phải phòng họp hay trong văn phòng làm
    việc.
    • Tất cả các bức tường đều phải được sơn màu trắng.
    • Sàn nhà màu đen hoặc màu sậm, không được dùng màu sáng.
    • Ánh sáng đầy đủ, không có cửa sổ ( nhằm mục đích ngăn ảnh hưởng
    của ánh sáng ban ngày hay các nguồn ánh sáng khác.
    • Hệ thống đèn Macbeth được đặt ở một phòng nhỏ (hoặc riêng biệt)
    trong khu vực kiểm hàng. Phòng đóng kín với cửa ra vào bằng gỗ
    (hoặc che màn chắn sáng màu đen) để không bị ảnh hưởng bởi các
    nguồn ánh sáng khác.
    • Có máy điều hòa nhiệt độ.
    – Điều kiện ánh sáng và nhiệt độ:
    • Tối thiểu từ 110- 120 đơn vị ánh nến.
    • Đèn tuýp C.W.F gắn trên trần nhà và các cạnh bàn kiểm hàng 12inch.
    Loại bóng đèn tuýp C.W.F
    Nhãn hiệu PHILIP Model # TLD 36W/33.
    • Nhiệt độ từ 18C- 24C
    • Độ ẩm khoảng:40- 70%
    • Có ổ cắm A/C và IDD để kết nối Internet.
    – Bàn kiểm hàng và ghế ngồi:
    • Bàn màu xám nhạt với bề mặt nhám.
    63

  64. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    • Kích thước bàn H34 1-/2” x W 48” x L 96” x T1 1-/2”, các cạnh bàn
    được bọc gỗ đặc và bề mặt nhẵn .
    • Nên sử dụng bàn 4 chân – đủ rộng để bày các sản phẩm cần kiểm.
    3.3. Nguồn nhân lực:
    – Trimmers
    These people are a must to be trained and
    provide correct Sequencing task guide.
    – Trimmers
    The job is to Clean & cut all hanging Threads- all throughout
    – Trimming QC- Currently are not considered approving QC
    Clean & Cut of all Thread ends
    – Final QC
    Visual/ Workmanship Inspection only.
    – Measurer
    Required to measure 10 pieces per color/ per size / per line daily- and 100 %
    inspection on all key points.
    4.Các thuận lợi và khó khăn khi tiến hành các giải pháp kiểm tra chất lượng
    sản phẩm tại công ty.
    • Thuận lợi:
    – Đội ngũ QC đều được huấn luyện và đã qua đào tạo.
    – Mặt bằng bố trí hợp lí.
    – Trang thiết bị phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm đầy đủ.
    – Tài liệu kỹ thuật về việc kiểm tra đều rõ ràng và đầy đủ.
    64

  65. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    • Khó khăn:
    – Khu vực kiểm tra chất lượng sản phẩm vẫn còn nóng bức, chưa được gắn
    điều hòa, gây ảnh hưởng đến công việc kiểm tra sản phẩm của công nhân,
    nhất là vào mùa nóng.
    – Những lúc hàng ít thì công nhân rãnh rỗi ngồi chơi, nhưng khi hàng ứ và phải
    giao hàng gấp thì công nhân phải tăng ca nhiều ngày liên tiếp, ảnh hưởng đến
    sức khỏe của mọi người.
    PHẦN III: KẾT LUẬN –ĐỀ NGHỊ
    1. Kết luận.
    Ngành công nghiệp dệt may là một ngành quan trọng trong nền kinh tế nước ta,
    đem lại nhiều việc làm cho người lao động, có thế mạnh trong xuất nhập khấu, tạo
    65

  66. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    điều kiện cho kinh tế phát triển. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn thách thức lớn đối
    với các doanh nghiệp maynhư: công nghệcòn lạc hậu so với trình độ trung bình của thế
    giới, trình độ tay nghề công nhân chưa cao, năng suất lao động thấp,… do vậy năng lực
    cạnh tranh sẽ còn rất hạn chế.
    Để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp cần thực hiện nhiều biện pháp
    để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất. Tiến hành cải tiến thao
    tác, áp dụng các kỹ thuật công nghệ hiện đại, cân bằng chuyền sản xuất là vấn đề luôn
    được các doanh nghiệp may quan tâm, trong đó có công ty Cổ phần QUỐC TẾ PHONG
    PHÚ.
    Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần QUỐC TẾ PHONG PHÚ, được sự
    hướng dẫn, chỉ dạy nhiệt tình của các thầy cô và quý Công ty em đã hiểu thêm về
    cơ cấu tổ chức, cơ cấu điều hành, mô hình sản xuất, quy trình sản xuất của công ty.
    Em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức quý báu, những kinh nghiệm thực tập bổ
    ích. Biết được nhiều công nghệ mới, trang thiết bị hiện đại được áp dụng trong công
    ty. Công ty có các quy định chung được thực hiện rất nghiêm túc. Qua đó em cũng
    rèn luyện được tác phong công nghiệp. Không những thế, em còn được tham gia
    trực tiếp vào một số công việc trong quá trình sản xuất, thấy được nhiều khó khăn,
    những sự cố có thể mắc phải khi sản xuất. Có nhiều tình huống, vấn đề mà chỉ khi
    được đến công ty thực tập em mới được và cách xử lý tình huống linh hoạt, hợp lý
    của các anh chị có kinh nghiệm. Giúp em tự tin hơn với công việc trong tương lai
    của mình. Em thấy mình cần học tập nhiều hơn nữa, tích lũy kiến thức về chuyên
    môn. Đồng thời cần rèn luyện các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
    làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, tiến độ,…Đây sẽ là những điều kiện
    giúp ích cho em trong cuộc sống, trong học tập và công việc.
    Môi trường làm việc trong công ty nghiêm túc nhưng vẫn thoải mái, giúp cho mọi
    người có tinh thần, cố gắng làm tốt công việc của mình và hợp tác với đồng nghiệp,
    với các bộ phận liên quan thực hiện sản xuất được tốt hơn. Góp phần tăng thu nhập
    cho CB- CNV và giúp công ty phát triển hơn nữa.
    2. Đề nghị.
    66

  67. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần QUỐC TẾ PHONG PHÚ, tuy thời gian
    ngắn nhưng em đã có điều kiện tham gia vào thực tế, được tìm hiểu, nghiên cứu quy
    trình công nghệ sản xuất của một mã hàng. Từ những kiến thức đã học tại nhà
    trường cộng với tình hình thực tế tại công ty, em xin đưa ra một số kiến nghị như
    sau:
    • Về phía công ty:
    – Trang bị thêm nhiều thiết bị hiện đại, áp dụng thêm các công nghệ tiên tiến,
    nâng cao tay nghề đội ngũ công nhân nhằm nâng cao năng suất lao động, sản
    phẩm đạt chất lượng, cạnh tranh được với càng nhiều doanh nghiệp may lớn,
    đảm bảo đời sống công nhân tốt hơn.
    – Công nhân ở mỗi vị trí từng bước công việc nên kiểm tra kỹ sản phẩm trước
    khi đưa cho người làm bước công việc tiếp theo nhằm phát hiện kịp thời những
    lỗi mà sửa chữa để hạn chế tối đa thời gian tái chế.
    -Khi trải vải không được kéo quá căng nhằm tránh tình trạng vải bị dãn quá
    làm bán thành phẩm cắt không đúng thông số của rập thiết kế.
    -Cần phải thay thân kịp thời khi phát hiện bán thành phẩm bị ố vàng hay bị
    lủng lỗ,…
    -Để hàng dệt may Việt Nam trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn trên thị trường
    trong nước và quốc tế. Công ty cần có những biện pháp khả thi hơn nữa để ổn định
    tình hình sản xuất kinh doanh, điều này phụ thuộc vào công tác quản lý của ban
    lãnh đạo công ty cùng với sự phấn đấu của công nhân viên trong công ty, chắc chắn
    trong tương lai công ty sẽ có nhiều cơ hội để tăng lợi nhuận của mình.
    • Về phía nhà trường: em mong sẽ được tạo điều kiện để tiếp cận với nhiều công
    nghệ kỹ thuật tiên tiến hơn, có sự cập nhật thường xuyên về các kỹ thuật mới, đặc
    biệt là các ứng dụng công nghệ thông tin vào chuyên ngành. Tổ chức cho sinh
    viên được đi, tham quan, thực tập nhiều hơn để có được tiếp xúc thực tế, chúng
    em sẽ tiếp thu được kiến thức hiệu quả hơn. Có như vậy sinh viên sẽ tự tin hơn
    và được chuẩn bị thật tốt khi bắt tay vào công việc thực tiễn sản xuất sau khi ra
    trường.
    67

  68. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Tài liệu từ Công ty Cổ phần QUỐC TẾ PHONG PHÚ cung cấp.
    – Phòng Kỹ thuật-KCS.
    – Kho nguyên liệu.
    – Phân xưởng cắt.
    – Xí nghiệp may khu A.
    2. Tài liệu trên mạng:
    www.google.com.vn
    www.tailieu.vn
    3. Tài liệu từ giáo trình.
    PHẦN VI: PHỤ ĐÍNH
    68

  69. ĐỒ ÁN CÔNG

    NGHỆ MAY
    V. PHỤ ĐÍNH.
    69