Định Vị Sản Phẩm Là Gì? Chiến Lược định Vị Sản Phẩm để Tăng Lợi Thế Cạnh Tranh

Cùng với sự phát triển của công nghệ, ngày nay, người tiêu dùng hoàn toàn có thể tiếp cận được đa dạng mẫu mã sản phẩm. Điều này khiến họ khó khăn trong việc tìm ra sự khác biệt giữa chúng. Vì vậy, ngày càng nhiều thương hiệu đã bắt đầu tiến hành định vị sản phẩm của mình nhằm giúp sản phẩm của mình nổi bật hơn. Vậy định vị sản phẩm là gì? Làm thế nào để tiến hành định vị sản phẩm giúp tăng lợi thế cạnh tranh. Cùng Tax Plus tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm vững hơn về vấn đề kể trên.

Định vị sản phẩm là gì?

Định vị sản phẩm là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra cho sản phẩm một chỗ đứng nhất định trong tâm trí khách hàng. Hiểu đơn giản, các nỗ lực này đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của họ, từ đó giúp chúng trở thành “top of mind” mỗi khi người tiêu dùng liên tưởng tới.

Quá trình định vị sản phẩm bao gồm các hoạt động phân tích thị trường và đối thủ, xác định vị trí của sản phẩm mới so với các sản phẩm tương tự đang có mặt trên thị trường, và truyền thông hình ảnh sản phẩm của một thương hiệu cụ thể.

Lợi ích của việc định vị sản phẩm là gì?

Lợi ích của việc định vị sản phẩm là gìLợi ích của việc định vị sản phẩm là gì

Sau khi đã hiểu khái niệm định vị sản phẩm là gì, vậy câu hỏi đặt ra tiếp theo là: Doanh nghiệp có cần đưa ra các chiến lược định vị sản phẩm hay không? Lợi ích của việc định vị sản phẩm là gì?

Nhìn chung, khi tiến hành định vị sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có một số lợi ích chính như sau:

  • Xác định những lợi ích chính của sản phẩm, từ đó liên kết với nhu cầu của khách hàng.
  • Tìm ra lợi thế cạnh tranh ngay cả khi thị trường có nhiều biến động.
  • Đáp ứng được mong đợi của khách hàng.
  • Củng cố thương hiệu và uy tín sản phẩm.
  • Xây dựng và duy trì lòng trung thành của khách hàng.
  • Xây dựng chiến lược quảng bá hiệu quả.
  • Thu hút nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
  • Đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm mới.
  • Giới thiệu các tính năng mới của sản phẩm hiện có.

Các chiến lược định vị sản phẩm phổ biến

Các chiến lược định vị sản phẩm phổ biếnCác chiến lược định vị sản phẩm phổ biến

Sau khi đã hiểu được lợi ích của định vị sản phẩm, vậy đâu là những chiến lược định vị sản phẩm phổ biến? Và chiến lược nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn?

Nhìn chung, có 5 phương pháp định vị sản phẩm như sau:

Định vị dựa trên đặc tính của sản phẩm

Đây là phương pháp được rất nhiều doanh nghiệp vận dụng trong chiến lược định vị sản phẩm của mình. Lợi thế của phương pháp này là giúp thương hiệu tạo được sự khác biệt cho sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó đưa ra thông điệp cụ thể, rõ ràng và dễ lấy được sự tin tưởng của khách hàng bằng những thông số thực về sản phẩm.

Ví dụ về định vị dựa trên đặc tính của sản phẩm.

Là một trong những sản phẩm phổ biến trong ngành hàng tiêu dùng, dầu gội đầu có quy mô thị trường khá lớn tại Việt Nam. Phân khúc thị trường ở ngành hàng này cũng khá đa dạng, và đặc biệt là các sản phẩm hầu hết được phân loại theo nhiều đặc tính khác nhau. Ví dụ, khi nhắc tới dầu gội chuyên trị gàu thì sản phẩm mà chúng ta thường nghĩ đến đầu tiên là Clear, hay đối với sản phẩm suôn mượt thì Sunsilk luôn nằm trong “top of mind” của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, định vị dựa vào đặc tính của sản phẩm cũng dễ dàng mất tác dụng nếu đối thủ tung ra những sản phẩm có chức năng mới và ưu việt hơn. Chính vì vậy, khi đã xác định áp dụng chiến lược này, thương hiệu cần phải đảm bảo rằng sản phẩm của mình luôn được cải tiến nhằm tránh bị thay thế bởi các sản phẩm cùng tính năng.

Định vị sản phẩm dựa trên giá cả

Mục đích khi định vị sản phẩm dựa trên giá cả đó là giúp sản phẩm có thể sống sót được trên thị trường. Doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với rủi ro bị loại bỏ khỏi thị trường do sự cạnh tranh khốc liệt với đối thủ. Vì vậy, để tồn tại, việc đưa ra chiến lược định vị thông qua giá sản phẩm sao cho doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ là một mục tiêu quan trọng. Bởi khi chiến lược này hiệu quả, doanh nghiệp có thể:

  • Đối mặt với sự cạnh tranh: Do sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp đang diễn ra thường xuyên trên thị trường, việc sửa đổi chính sách giá để có được lợi thế cạnh tranh là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp có thể sử dụng giá cả như một công cụ để củng cố lợi thế cạnh tranh của mình.
  • Ngăn chặn đối thủ mới: Việc ngăn chặn đối thủ xâm nhập thị trường có thể là một trong những lý do chính khi định giá sản phẩm. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm thấp hơn so với thị trường để đạt được lợi thế cạnh tranh. Bằng cách đó, doanh nghiệp có thể ngăn chặn được những đối thủ mới ra nhập thị trường có được lợi thế cạnh tranh giống như mình.
  • Chứng minh chất lượng sản phẩm: Khách hàng thường tin rằng “tiền nào của nấy”. Để tạo ra một hình ảnh tích cực trong tâm trí khách hàng rằng chất lượng sản phẩm của bạn vượt trội hơn so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ cần định giá sản phẩm cho phù hợp.

Ví dụ về định vị sản phẩm dựa trên giá cả

Việt Nam là quốc gia có nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền lớn thứ ba thế giới. Tổng lượng tiêu thụ mì ăn liền của Việt Nam đạt 7 tỷ gói trong năm 2020, tăng 29.47% so với năm 2019. Chính vì vậy, có thể nói đây là một trong những ngành hàng cạnh tranh bậc nhất tại thị trường Việt Nam.

Nhận biết được điều này, Acecook đã định vị sản phẩm của mình, cụ thể là mì Hảo Hảo, ở phân khúc bình dân với mức giá cực kỳ thấp so với các đối thủ cạnh tranh, giúp thương hiệu này đứng đầu trong lĩnh vực mì ăn liền với mức độ nhận diện gần như 100% đối với người tiêu dùng tại Việt Nam.

Mặt khác, dòng sản phẩm mì ăn liền của Masan là Omachi lại đánh vào phân khúc cao cấp với loạt sản phẩm thương gia cùng mức giá cao hơn các sản phẩm tương tự. Từ đó khẳng định được chất lượng sản phẩm của mình đối với người tiêu dùng.

Định vị dựa trên chất lượng sản phẩm

Chất lượng hay cảm nhận về chất lượng đều xuất phát từ những liên tưởng của người tiêu dùng, cách họ nhận thức về tính ưu việt của sản phẩm so với các lựa chọn thay thế. Khi đã lấy được lòng tin của khách hàng về chất lượng, doanh nghiệp sẽ gặt hái thành công trong quá trình xây dựng thương hiệu.

Thay vì nâng cao lợi thế cạnh tranh bằng cách hạ mức giá sản phẩm thấp hơn đối thủ, các thương hiệu định vị dựa trên chất lượng sẽ tập trung vào uy tín, cụ thể là sản phẩm chất lượng cao. Mặc dù, không phải lúc nào các sản phẩm xa xỉ cũng có chất lượng tốt, nhưng khách hàng vẫn cho rằng sản phẩm của họ luôn đứng đầu về chất lượng bởi vì các doanh nghiệp này đã quá thành công trong việc xây dựng thương hiệu.

Ví dụ, trong ngành ô tô, hầu hết các hãng xe đều sử dụng chiến lược này nhằm giúp cho sản phẩm của mình vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh, từ đó tạo dấu ấn trong tiềm thức người tiêu dùng rằng nhãn hiệu của mình có chất lượng tốt nhất.

Định vị sản phẩm dựa trên mục đích sử dụng

Liên kết sản phẩm với công dụng hoặc ứng dụng của chúng là một ý tưởng rất hiệu quả mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để định vị sản phẩm của mình.

Ví dụ, đối với những người tuân thủ theo lối sống lành mạnh, có nhu cầu bổ sung thêm các chất cần thiết để đạt được hiệu suất cao khi tập gym. Rất nhiều thương hiệu cung cấp thực phẩm bổ sung vitamin hay khoáng chất áp dụng chiến lược định vị này nhằm giúp sản phẩm của họ có thể tiếp cận đến đúng đối tượng.

🆘 Xem thêm

Định vị sản phẩm dựa vào đối thủ cạnh tranh

Định vị sản phẩm dựa vào đối thủ cạnh tranh tập trung vào những yếu tố được so sánh giữa nó với đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Chính vì vậy, đôi lúc phương pháp này bị nhiều người cho là không cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế, đã có rất nhiều thương hiệu đã vận dụng chiến lược này với mục đích giúp người tiêu dùng có thể phân biệt cũng như làm nổi bật những tính năng vượt trội của sản phẩm so với các nhãn hàng khác.

Ví dụ, các thương hiệu bột giặt thường xuyên áp dụng chiến lược định vị sản phẩm này nhằm chứng tỏ rằng sản phẩm của họ có sức mạnh tẩy rửa tốt nhất.

Các bước định vị sản phẩm hiệu quả

Các bước định vị sản phẩm hiệu quảCác bước định vị sản phẩm hiệu quả

Đối với mọi doanh nghiệp, định vị sản phẩm đã gần như trở thành một điều bắt buộc khi tung ra bất cứ sản phẩm nào trên thị trường, quá trình này giúp sản phẩm của bạn có chỗ đứng nhất định trong tâm trí người tiêu dùng.

Vậy làm thế nào để tiến hành định vị sản phẩm?

Dưới đây là các bước bạn nên áp dụng để định vị sản phẩm của mình:

Xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là một nhóm đối tượng khách hàng trong phân khúc thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới. Nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu này là nhóm khách hàng thật sự có nhu cầu và có khả năng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Khách hàng mục tiêu cũng là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận thông qua các hoạt động và chiến dịch marketing của mình. Đây là nhóm khách hàng có khả năng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hơn là với những nhóm khách hàng khác.

Xác định được khách hàng cũng như nhu cầu, mong muốn, nhân khẩu học, sở thích của họ cho phép bạn cung cấp sản phẩm mà họ mong muốn. Từ đó, giúp cho việc tiến hành định vị chính xác hơn.

Xác định những lợi thế cạnh tranh của sản phẩm

Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm được hiểu là những yếu tố giúp sản phẩm của bạn trở nên nổi bật, vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, xác định được lợi thế cạnh tranh cũng góp phần tạo chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm trong lòng người tiêu dùng.

Chính vì vậy, để tiến hành định vị sản phẩm thành công, nhận biết các tính năng và lợi thế của sản phẩm là điều rất cần thiết. Bởi vì đây là lý do vì sao khách hàng lại nên mua mặt hàng của bạn thay vì các sản phẩm khác.

Tạo dựng uy tín thương hiệu

Sự trung thành chỉ có thể có được sau những lần trải nghiệm tích cực, hay tạo mối quan hệ tin tưởng lâu dài giữa khách hàng và thương hiệu. Vì vậy, để chiếm được trái tim khách hàng, bạn cần ưu tiên sự trung thực và minh bạch giúp nâng cao uy tín của thương hiệu. Từ đó, củng cố niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm cũng như thương hiệu của mình.

Đưa ra tuyên bố giá trị độc đáo

Tuyên bố giá trị (value proposition) được hiểu là lời hứa mà công ty cam kết thực hiện với một phân khúc khách hàng hoặc thị trường khi mà họ đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm của công ty đó. Hiểu đơn giản, tuyên bố giá trị nêu lý do tại sao người dùng phải mua sản phẩm từ thương hiệu đó.

Chính vì vậy, bạn cần phải giải thích rõ ràng vì sao sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu của khách hàng?, những lợi ích cụ thể của sản phẩm là gì? hay ưu điểm vượt trội của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.

Phân tích đối thủ cạnh tranh 

Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp này cũng có thể là đối tượng của doanh nghiệp khác. Vì vậy bạn cần phải tìm hiểu phương án định vị của đối thủ trước khi quyết định lựa chọn hướng đi của riêng mình.

Từ đó, làm nổi bật những tính năng độc nhất của sản phẩm, giúp sản phẩm có chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng.

Giữ vững vị thế thương hiệu

Sau khi thực hiện tất cả các bước trên, điều bạn cần làm lúc này là giữ vững vị thế của thương hiệu nhằm giữ chân khách hàng tiếp tục mua sản phẩm của bạn. Để làm được điều này, bạn luôn phải củng cố sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm của mình.

🆘 Xem thêm

Tax Plus Blog cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này.  Tax Plus  chúc bạn một ngày mới tràn đầy năng lượng, hãy ghé thăm Website để cập nhật những thông tin chi tiết và chuyên sâu nhất.