Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm – Đại số và Giải tích toán lớp 11 – chuabaitap.com
1. Đạo hàm tại một điểm
1.1. Các bài toán dẫn đến khái niệm đạo hàm
– Giới hạn hữu hạn (nếu có)
\(\lim\limits_{t \to t_0}=\frac{s(t)-s(t_0)}{t-t_0}\)
được gọi là vận tốc tức thời của chuyển động tại thời điểm
\(t_0\)
.
– Giới hạn hữu hạn (nếu có)
\(\lim\limits_{t \to t_0}=\frac{Q(t)-Q(t_0)}{t-t_0}\)
được gọi là cường độ tức thời của dòng điện tại thời điểm
\(t_0\)
.
1.2. Định nghĩa đạo hàm tại một điểm
Định nghĩa
Cho hàm số
\(y=f(x)\)
xác định trên khoảng
\((a;b)\)
và
\(x_0\in (a;b)\)
Nếu tồn tại giới hạn (hữu hạn)
\(\lim\limits_{x \to x_0}=\frac{f(x)-f(x_0)}{x-x_0}\)
thì giới hạn đó gọi là đạo hàm của hàm số
\(y=f(x)\)
tại điểm
\(x_0\)
và kí hiệu là
\(f'(x_0)\)
(hoặc
\(y'(x_0)\)
), tức là
\(f'(x_0)=\lim\limits_{x \to x_0}=\frac{f(x)-f(x_0)}{x-x_0}\)
1.3. Cách tính đạo hàm bằng định nghĩa
Quy tắc
– Bước 1: giả sử
\(\triangle x\)
là số gia của đối số tại
\(x_0\)
, tính
\(\triangle y=f(x_0+\triangle x)-f(x_0)\)
– Bước 2: Lập tỉ số
\(\frac{\triangle y}{\triangle x}\)
– Bước 3: Tìm
\(\lim\limits_{\triangle x \to 0 } \frac{\triangle y}{\triangle x}\)
1.4. Quan hệ giữa sự tồn tại của đạo hàm và tính liên tục của hàm số
Định lí 1
Nếu hàm số
\(y=f(x)\)
có đạo hàm tại điểm
\(x_0\)
thì nó liên tục tại điểm đó
Chú ý
a) Định lí trên tương đương với khẳng định:
Nếu hàm số
\(y=f(x)\)
gián đoạn tại
\(x_0\)
thì nó không có đạo hàm tại điểm đó.
b) Mệnh đề đảo của Định lí 1 không đúng:
Một hàm số liên tục tại một điểm có thể không có đạo hàm tại điểm đó.
1.5. Ý nghĩa hình học của đạo hàm
Định lí 2
Đạo hàm của hàm số
\(y=f(x)\)
tại điểm
\(x_0\)
là hệ số góc của tiếp tuyến
\(M_0T\)
của
\((C)\)
tại điểm
\(M_0(x_0;f(x_0))\)
Định lí 3
Phương trình tiếp tuyến của đồ thị
\((C)\)
của hàm số
\(y=f(x)\)
tại điểm
\(M_0(x_0;f(x_0))\)
là
\(y-y_0=f'(x_0)(x-x_0)\)
trong đó
\(y_0=f(x_0)\)
1.6. Ý nghĩa vật lí của đạo hàm
a) Vận tốc tức thời
Xét chuyển động thẳng xác định bởi phương trình
\(s=s(t)\)
, với
\(s=s(t)\)
là một hàm số có đạo hàm. Vận tốc tức thời của chuyển động tại thời điểm
\(t_0\)
là đạo hàm của hàm số
\(s=s(t)\)
tại
\(t_0\)
\(v(t_0)=s'(t_0)\)
b) Cường độ tức thời
Nếu điện lượng
\(Q\)
truyền trong dây dẫn là một hàm số của thời gian
\(Q=Q(t)\)
(
\(Q=Q(t)\)
là một hàm số có đạo hàm) thì cường độ tức thời của dòng điện tại thời điểm
\(t_0\)
là đạo hàm của hàm số
\(Q=Q(t)\)
tại
\(t_0\)
\(I(t_0)=Q'(t_0)\)
2. Đạo hàm trên một khoảng
Định nghĩa
Hàm số
\(y=f(x)\)
được gọi là có đạo hàm trên khoảng
\((a;b)\)
nếu nó có đạo hàm tại mọi điểm
\(x\)
trên khoảng đó.
Khi đó, ta gọi hàm số :
\(f’: (a;b)\rightarrow R\)
\(x \rightarrow f'(x)\)
là đạo hàm của hàm số
\(y=f(x)\)
trên khoảng
\((a;b)\)
, kí hiệu là
\(y’\)
hay
\(f'(x)\)
.