Định nghĩa container là gì và tiêu chuẩn các loại container gửi hàng?
Container không còn là một điều quá xa lạ đối với đại đa số mọi người ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các xe chở container hay thấy các container ở các bến tàu, cảng biển, kho hàng. Thậm chí, giờ đây, nhiều container còn được tận dụng để làm chỗ ở, quán café, điểm du lịch, …
Vậy container là gì, đặc điểm & cách phân loại các loại container hiện nay như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Định nghĩa chính xác về container là gì?
Hiện nay, nói container là gì, hầu hết chúng ta đều có thể có ngay câu trả lời. Container là:
– Phương tiện để lưu trữ, bảo quản hàng hóa
– Cách để vận chuyển các hàng hóa với số lượng lớn
– Thường gặp ở các bến tàu, cảng biển, …
Những cách hiểu trên đều chính xác, tuy nhiên xét về quy chuẩn thì những khái niệm đó chưa đầy đủ và hầu hết đều chỉ mô tả vai trò của container.
Container hàng hóa hay một số tên quốc tế sẽ ghi Freight Container là một công cụ vận tải, có những đặc điểm thỏa mãn theo tiêu chuẩn ISO 668: 1995 (E) như sau:
– Có thể tích tối thiểu bên trong bằng hoặc lớn hơn 1 mét khối
– Có đặc tính kết cấu bền vững, chắc chắn phù hợp với việc sử dụng đi lại
– Có thể chuyên chở bằng các phương tiện vận tải phù hợp
– Có thiết kế đặc biệt để có thể dễ dàng đóng và rút hàng ra vào dễ dàng theo yêu cầu
2. Các thành phần cơ bản trong cấu trúc của container?
Container bao gồm nhiều loại và có thể được thiết kế theo các đặc điểm khác nhau (loại không tiêu chuẩn). Tuy nhiên, xét về phương diện cấu trúc, một container cơ bản đơn thuần sẽ là một khối hình hộp dạng chữ nhật dài, gồm 6 mặt tiếp xúc làm bằng thép được gắn trên các trục/khung thép cố định. Các phần chính của container:
– Khung chịu lực chính gia cố các mặt của container
– Đáy và mặt sàn của container
– Tấm mái và vách dọc của container
– Mặt trước
– Mặt sau và cửa ra vào hàng hóa
– Chi tiết nối góc lắp ghép
3. Tiêu chuẩn về kích thước các container hiện nay?
Theo tiêu chuẩn ISO 668: 1995 liên quan đến kích thước thì các container tiêu chuẩn đều có chiều rộng khoảng 8 feet (khoảng 2,44m).
40 feet sẽ là chiều dài tiêu chuẩn của các container. Các Container có chiều dài ngắn hơn sẽ được tính toán làm sao sau khi ghép nối đảm bảo vừa với chiều dài 40 ft tiêu chuẩn. Thường các container bé hơn sẽ làm ở dạng cont 20 ft. Do vậy, chúng ta thường nghe đến trong xuất nhập khẩu hàng hóa, các bên báo giá là đi cont 20 hay cont 40 thường xuyên.
Các bạn có thể tham khảo thêm về bảng kích thước và trọng lượng tiêu chuẩn của container 20 và 40 dưới đây.
Kích thước
Container 20′
Container 40′ thường
Container 40′ cao
Hệ Anh
Hệ mét
Hệ Anh
Hệ mét
Hệ Anh
Hệ mét
Bên ngoàiDài
19′ 10,5″
6,058 m
40′
12,192 m
40′
12,192 m
Rộng
8′
2,438 m
8′
2,438 m
8′
2,438 m
Cao
8’6″
2,591 m
8’6″
2,591 m
9’6″
2,896 m
Bên trong
(tối thiểu)Dài
5,867 m
11,998 m
11,998 m
Rộng
2,330 m
2,330 m
2,330 m
Cao
2,350 m
2,350 m
2,655 m
Trọng lượng toàn bộ (hàng & vỏ)
52,900 lb
24,000 kg
67,200
lb
30,480 kg
67,200 lb
30,480 kg
4. Cách thức phân loại container?
Ở trong giới hạn bài viết này, chúng ta sẽ chỉ nói đến các container được phân loại chuẩn hóa theo quy định của ISO. Theo đó, các container thường được chia làm 7 loại chính bao gồm:
– Container hàng rời: là loại container xếp hàng rời thông qua miệng xếp hàng và dỡ hàng thông qua cửa dỡ hàng đặc thù.
– Container bách hóa: hay còn gọi là các container khô, đây là loại được sử dụng phổ biến nhất hiện tại.
– Container bảo ôn: là loại container chuyên dụng, có bộ phận kiểm soát nhiệt độ để bảo quản hàng hóa đặc thù (thực phẩm, đồ đông lạnh, vacxin, …)
– Container chuyên dụng: là những container được thiết kế riêng chuyên chở các mặt hàng nhất định như: ô tô/xe máy, động vật sống, …
– Container mặt bằng: là những container đặc biệt không có vách, chỉ có mặt sàn (cực dày và chắc) để chuyên chở các loại hàng hóa nặng, cồng kềnh, trọng lượng lớn
– Container hở mái: được thiết kế để có thể đóng và rút hàng qua mát dễ dàng, phần mái thường được phủ bằng vải dầu.
– Container bồn: dùng chuyên chở các mặt hàng như hóa chất, chất lỏng. Thiết kế theo dạng khung chứa, cố định miệng bồn đựng hàng hóa.
5. Các thông tin và mã hiệu được ghi trên mỗi container?
Trên container sẽ được ghi nhiều loại mã và ký hiệu khác nhau. Nhóm mã và ký hiệu này được chia làm 3 loại chính.
* Hệ thống nhận biết của container gồm các mã chủ sở hữu, ký hiệu loại thiệt bị, số seri
* Mã loại và kích thước của container gồm mã kích thước, mã kiểu container
* Các ký hiệu khai thác gồm các dấu hiệu bắt buộc như tải trọng, cảnh báo nguy hiểm, độ cao tối thiêu và các dấu hiệu không bắt buộc như khối lượng hữu ích và mã quốc gia.
Ngoài 3 nhóm thông tin đã nói, trên container còn có các thông tin khác như:
– Biển chấp nhận của hải quan
– Biển chứng nhận an toàn CSC
– Logo đăng kiểm
– Tên hãng, slogan, …
Tất cả được quy định ký hiệu chi tiết container được quy định trong tiêu chuẩn ISO 6346: 1995 quốc tế. Các bạn có thể tìm hiểu và đọc thêm.
Hy vọng bài viết của ALS đã cung cấp cho bạn hiểu rõ hơn về container là gì và một số kiến thức quan trọng có liên quan khác về phương tiện vận tải phổ biền này.
Chia sẻ bài viết này