Định giá doanh nghiệp là gì, những phương pháp định giá doanh nghiệp khởi nghiệp cơ bản – Học viện Tài chính
“Doanh nghiệp startup của tôi đáng giá bao nhiêu” luôn là câu hỏi được những người khởi nghiệp quan tâm, đặc biệt là các startup đang trong quá trình gọi vốn. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm Định giá doanh nghiệp là gì? và 9 phương pháp định giá startup phổ biến để các bạn tham khảo.
Mục Lục
Định giá doanh nghiệp là gì?
Nhắc đến những khái niệm cơ bản trong đầu tư, không thể không nhắc tới khái niệm “giá trị doanh nghiệp”. Làm sao để định giá cho doanh nghiệp khi mà bạn chưa hề có cái nhìn rõ ràng và cụ thể về nó. Giá trị doanh nghiệp có thể xác định bằng các khoản thu; các nguồn vốn đầu tư trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Giá trị doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là giá trị vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp; mà là giá trị của tất cả các tài sản sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích là lại lợi ích cho các chủ sở hữu và các bên liên quan.
Giá trị mà một doanh nghiệp có thể đem lại cho các nhà đầu tư được xem xét trên 2 giá trị:
-
Giá trị thanh lý là tất cả số tiền có được khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh; bán tất cả các tài sản của nó
-
Giá trị hoạt động liên tục là giá trị hiện tại của dòng tiền tạo ra trong tương lai. Bắt đầu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông qua lượng thông tin trên, ta có thể hiểu được đơn giản rằng: “Định giá doanh nghiệp chính là việc xác định giá trị doanh nghiệp”
Tại sao cần phải định giá doanh nghiệp chính xác?
Thông thường, khi chủ sở hữu quyết định ngừng kinh doanh; muốn bán doanh nghiệp thì tại thời điểm đó nó mới được định giá. Nhưng mỗi doanh nghiệp lại cần phải có một giá trị hiển thị nhất ở mỗi lần định giá. Ít nhất mỗi năm một lần, các doanh nghiệp sẽ được định giá. Lý do là:
-
Định giá doanh nghiệp có thể giúp chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh hơn khi có những chuyện bất ngờ xảy ra. Cũng giúp chủ doanh nghiệp chủ động hơn về giá cả, giữ được lợi ích khi muốn bán doanh nghiệp.
-
Việc nắm giữ giá trị cập nhật theo thời gian cho phép tận dụng cơ hội bán; hoặc sáp nhập doanh nghiệp mới một cách nhanh chóng.
-
Có lợi khi quyết định mời thêm cổ đông hoặc có kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp.
-
Tạo uy tín cho doanh nghiệp, giúp ngân hàng quyết định cho doanh nghiệp vay tiền hay không.
-
Dễ dàng tạo niềm tin khi muốn tìm nhà đầu tư, khách hàng.
Các phương pháp định giá doanh nghiệp
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp định giá doanh nghiệp. Căn cứ vào mức độ hoạt động, các số liệu thống kê về mức đô kinh doanh; từ đó có thể xác định được phương pháp định giá thích hợp cho doanh nghiệp đó.
1. Phương pháp Berkus
Phương pháp Berkus là phương pháp đơn giản và thuận tiện để ước lượng giá trị một startup. Phương pháp này do Dave Berkus, một tác giả và nhà đầu tư thiên thần nổi tiếng, thiết kế. Điểm khởi đầu là: “Bạn có tin là startup của bạn có thể đạt 20 triệu USD doanh thu vào năm thứ năm không?” Nếu câu trả lời là có, bạn có thể đánh giá startup của bạn theo 5 tiêu chí sau.
Phương pháp này sẽ cho chúng ta ý tưởng sơ bộ về giá trị startup trước khi nhận vốn đầu tư (pre-money valuation) của mình và quan trọng hơn nó giúp chúng ta nhận ra những khía cạnh cần cải thiện. Cần lưu ý rằng, theo Berkus, giá trị trước khi nhận đầu tư không vượt quá 2 triệu đô la.
Phương pháp Berkus thích hợp để định giá các doanh nghiệp trước khi có doanh thu. Để tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp Berkus, các bạn có thể tham khảo thêm ở đây.
2. Phương pháp Tổng hợp các yếu tố rủi ro
Phương pháp Tổng hợp các yếu tố rủi ro (Risk Factor Summation Method – RFS) là phiên bản chi tiết hơn của Phương pháp Berkus. Trước hết, bạn cần xác định giá trị cơ sở của startup. Sau đó, bạn điều chỉnh giá trị đó cho 12 yếu tố rủi ro đặc trưng cho startup của bạn. Dưới đây là một ví dụ về phương pháp này.
Giá trị ban đầu của startup được xác định bằng cách lấy giá trị bình quân của các startup tương đồng trong lĩnh vực hoạt động của startup đang định giá. Các yếu tố rủi ro được mô hình hoá theo giá trị là bội số của US$ 250,000, trong khoảng US$ +500,000 cho các yếu tố có độ rủi ro rất thấp, và US$ -500,000 cho các yếu tố có độ rủi ro rất cao. Phần khó nhất ở đây, cũng như ở các phương pháp định giá khác là tìm ra thông tin định giá của các startup tương đồng.
Một điểm cần lưu ý nữa là phương pháp này được đề xuất bởi Hội Các Nhà Đầu Tư Thiên Thần Công Nghệ Ohio (Ohio TechAngels), và có lẽ phù hợp hơn với các startup công nghệ ở Mỹ.
Phương pháp RFS phù hợp với các startup chưa có doanh thu.
3. Phương pháp Thẻ điểm
Thẻ điểm là một cách tiếp cận chi tiết hơn đến vấn đề định giá startup. Nó cũng bắt đầu cùng cách với Phương pháp RFS, nghĩa là xác định giá trị cơ sở của startup, rồi điều chỉnh giá trị đó theo một bộ các tiêu chuẩn nhất định. Không có gì mới, trừ việc các tiêu chí đó được điều chỉnh theo các trọng số dựa trên mức độ ảnh hưởng của nó lên sự thành công chung của dự án. Các tiêu chí mà phương pháp này sử dụng là:
-
Năng lực đội ngũ quản lý, trọng số 40%
2. Độ sẵn sàng của sản phẩm, công nghệ, trọng số 30%
3. Quy mô thị trường, trọng số 20%
4. Mức độ cạnh tranh, trọng số 10%
Phương pháp này còn được biết đến dưới tên gọi Phương pháp Bill Payne. Điểm khác biệt là PP Bill Payne sử dụng bộ 6 tiêu chí với các tỷ trọng như trong ví dụ dưới đây.
4. Phương pháp So sánh giao dịch tương đồng
So sánh là một phương pháp phổ biến trong định giá doanh nghiệp cũng như định giá bất động sản. Trong trường hợp định giá startup, chúng ta tìm các giao dịch đầu tư vào startup trong lĩnh vực hoạt động tương tự startup của chúng ta. Sau đó, chúng ta chọn một hoặc vài chỉ số đặc trưng cho lĩnh vực hoạt động đó, ví dụ như doanh thu lặp lại hàng tháng (phù hợp với ngành cho thuê phần mềm như một dịch vụ – software as a service – SaaS) Số lượng nhân viên, Số lượng cửa hàng (ngành bán lẻ,) Số đơn đăng ký bảo hộ (công nghệ sinh học, công nghệ y khoa,) lượng người dùng bình quân hàng tuần (Weekly Average User – WAU – các ứng dụng nhắn tin.) Trong hầu hết các trường hợp, với những startup đã có doanh thu, lợi nhuận, các bạn có thể dùng các chỉ số liên quan đến doanh thu, lợi nhuận, và dòng tiền như Doanh thu, EBIT, EBITDA, v.v…
5. Phương pháp Giá trị sổ sách (Book value)
Giá trị sổ sách chính là giá trị của phần vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán của startup. Trong trường hợp có sự khác biệt đáng kể giữa giá trị sổ sách của một số tài sản và thị giá của tài sản đó, chẳng hạn như giá trị quyền sử dụng đất, chúng ta có thể thay giá trị sổ sách bằng thị giá của các tài sản. Sau đó, tính lại giá trị tổng tài sản và trừ đi giá trị các khoản nợ và phải trả khác để tính ra giá trị sổ sách của start up.
Phương pháp này thường không thích hợp lắm với các startup vì phần giá trị lớn nhất của các startup nằm ở các tài sản vô hình và trong nhiều trường hợp không được phản ánh đầy đủ trong sổ sách kế toán.
6. Phương pháp Giá trị thanh lý (Liquidation value)
Không phải startup nào cũng có thể lớn mạnh và trở thành kỳ lân. Phần lớn các startup thất bại trong vòng 2 năm đầu tiên kể từ khi thành lập. Trong những tình huống như vậy, startup sẽ phải bán tất cả những tài sản của mình đi, thanh toán tất cả các khoản nợ. Số tiền còn lại, nếu có, chính là giá trị thanh lý của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, giá trị thanh lý thường là zero. Giá trị thanh lý là một tham số để nhà đầu tư đánh giá rủi ro họ sẽ phải gánh chịu nếu startup thất bại.
Vậy đâu là sự khác biệt giữa Giá trị sổ sách và Giá trị thanh lý? Nếu một startup bị buộc phải bán tài sản để thanh toán các khoản nợ, giá trị họ nhận được thường thấp hơn giá trị sổ sách. Vì thế, Ben Graham đã chỉ rõ, giá trị thanh lý do lường những gì cổ đông có thể lấy ra khỏi công ty (khi nó phá sản,) còn giá trị sổ sách do lường những gì họ đã bỏ vào công ty.
7. Phương pháp Chiết khấu dòng tiền (Discounting Cash Flows – DCF)
DCF là phương pháp thường được cho là giúp định giá chính xác nhất giá trị nội tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều đó không hẳn chính xác, vì mô hình DCF dựa trên khá nhiều giả định được đưa vào mô hình định giá như những tham số trong quá trình tính toán. Mỗi khi các tham số này thay đổi, giá trị doanh nghiệp cũng thay đổi theo. Do đó, DCF thường thích hợp hơn với những doanh nghiệp đã có doanh thu ổn định, hoặc có thể ước lượng được với độ chính xác có thể chấp nhận được. Nó hoàn toàn không thích hợp với những doanh nghiệp chưa có doanh thu, hoặc doanh thu không ổn định.
Cách tiếp cận chính của phương pháp DCF là phương pháp này coi giá trị doanh nghiệp là tổng hiện giá dòng tiền trong tương lai mà doanh nghiệp có thể mang lại cho chủ doanh nghiệp (và tất cả những nhà đầu tư đã đầu tư vào doanh nghiệp.)
Ước tính giá trị sau cùng (Terminal Value): Nếu DN hoạt động bình thường, sau năm thứ 5 trở đi, DN vẫn tiếp tục tao ra dòng tiền. Giá trị này được ước tính bằng cách giả định dòng tiền mỗi năm là đều nhau (gọi là CF) hoặc tăng trưởng đều đặn với tốc độ g. Tổng giá trị của doanh
8. Phương pháp Chicago Đầu Tiên (First Chicago Method – FCM)
Phương pháp FCM nhằm giải quyết tình huống: chuyện gì sẽ xảy ra nếu startup của tôi có một cơ hội, dù nhỏ, để trở thành cực lớn? Ông đánh giá tiềm năng này thế nào.
Phương pháp Chicago Đầu Tiên giải quyết vấn đề này bằng cách đưa ra 3 tình huống định giá: tình huống xấu nhất, tình huống thông thường, và tình huống tốt nhất.
Trong mỗi tình huống, người ta định giá startup theo phương pháp Chiết khấu dòng tiền (DCF) hoặc phương pháp so sánh khác. Kế đến, chúng ta ước tính xác suất xảy ra của mỗi tình huống. Định giá của startup chính là bình quân trọng số của định giá theo 3 tình huống với trọng số là các xác suất xảy ra của mỗi tình huống.
Phương pháp FCM thích hợp với những startup đã có doanh thu.
9. Phương pháp Đầu tư mạo hiểm
Phương pháp này phản ánh góc nhìn của nhà đầu tư với startup. Các quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital – VC) luôn tìm kiếm một tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư nhất định, chẳng hạn như 20 lần. Ngoài ra, theo một số tiêu chuẩn trong ngành, một nhà đầu tư có thể cho rằng startup của bạn có thể được bán lại với giá US$ 100 triệu trong 8 năm. Dựa trên 2 dữ liệu đầu vào này, nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định giá tối đa họ sẵn lòng trả khi đầu tư vào startup của bạn sau khi điều chỉnh cho việc bị pha loãng. Hãy quan sát ví dụ sau:
Bước 1: Ước tính giá trị startup sau khi nhận vốn đầu tư (post-money valuation): Nhà đầu tư cho rằng startup của bạn có thể được bán lại ở mức định giá US$ 100 triệu sau 8 năm. Với mức lời mong đợi 20 lần, giá trị startup sau khi nhận vốn đầu tư (post-money valuation) là 100 / 20 = 5 (triệu US$.)
Bước 2: Ước tính giá trị startup trước khi nhận vốn đầu tư (pre-money valuation): Giá trị này có thể được tính bằng cách lấy post-money valuation trừ đi khoản tiền mà nhà đầu tư dự tính đầu tư vào startup. Giả sử nhà đầu tư dự kiến đầu tư US$ 1 triệu vào startup, ta có pre-money valuation là 5 – 1 = 4 (triệu US$.)
Bước 3: Điều chỉnh cho hiệu ứng pha loãng: pha loãng (dilution) chỉ việc tỷ lệ % sở hữu của nhà đầu tư trở nên nhỏ hơn khi startup nhận thêm vốn đầu tư của nhà đầu tư khác. Một startup có thể trải qua nhiều vòng gọi vốn, sau mỗi vòng gọi vốn, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư hiện hữu trong startup trở nên nhỏ hơn (vì quy mô doanh nghiệp trở nên lớn hơn.) Giả sử nhà đầu tư dự kiến tỷ lệ pha loãng là 30%, chúng ta có pre-money valuation sau pha loãng của startup là 4 x (100% – 30%) = 2.8 (triệu US$.)
Định giá doanh nghiệp hay xác định giá trị doanh nghiệp khởi nghiệp là một vấn đề khó khăn và không chắc chắn. Tất cả các phương pháp được sử dụng để định giá đều không thể giải quyết được trọn vẹn vấn đề này. Nó chỉ có thể ước lượng tương đối giá trị của doanh nghiệp. Các sai số trong định giá xảy ra do sự không chắc chắn về kinh tế chứ không phải từ các phương pháp định giá doanh nghiệp.
CTV