Định giá doanh nghiệp (Business valuation) là gì? Cách định giá doanh nghiệp VN
Định giá doanh nghiệp là một trong những thông tin quan trọng trước khi tham gia kêu gọi vốn đầu tư. Có những phương pháp định giá doanh nghiệp nào mà nhà phân tích có thể sử dụng để phân tích.
Hiện nay, nhiều chương trình kêu gọi vốn đầu tư đang trở nên ngày càng phổ biến, đặc biệt là với những công ty khởi nghiệp. Trước khi tham gia pitching kêu gọi vốn đầu tư, chủ doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị những thông tin của doanh nghiệp, trong đó có thông tin về định giá doanh nghiệp để đưa ra mức kêu gọi vốn phù hợp.
Mục Lục
I. Định giá doanh nghiệp là gì?
Với những doanh nghiệp khởi nghiệp đang trong quá trình kêu gọi vốn đầu tư thì định nghĩa định giá doanh nghiệp là gì không còn quá xa lạ nữa. Để định nghĩa được định giá doanh nghiệp là gì thì chúng ta cần xem xét bản chất và nguồn gốc của cụm từ này.
Định giá doanh nghiệptrong tiếng anh là Business Valuation và được hiểu là những bảng điều tra chi tiết để đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp nhằm xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của doanh nghiệp đó. Định giá doanh nghiệp là một hoạt động mang tính chuyên môn cao kèm theo tính kỹ thuật, pháp lý và tính xã hội.
Định giá doanh nghiệp là gì?
II. Cơ sở pháp lý
Luật Lao động 2014
III. Lý do cần định giá doanh nghiệp
Giá trị doanh nghiệp không phải là một hằng số không đổi, con số này có thể tăng hoặc giảm theo thời gian hoạt động của công ty. Vậy nên khi định giá doanh nghiệp theo từng giá trị cập nhật ở tất cả các thời điểm định giá giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn khi quyết định bán doanh nghiệp. Hoạt động định giá doanh nghiệp nên được tổ chức hay cập nhật mỗi năm một lần, con số định giá này có thể tăng hoặc giảm so với 1 năm trước.
Định giá doanh nghiệp giúp cho chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định bán hoặc giải thể doanh nghiệp nhanh hơn khi có sự cố xảy ra. Hay trong trường hợp chủ doanh nghiệp có kế hoạch bán doanh nghiệp thì việc định giá doanh nghiệp giúp đưa ra mức giá phù hợp. Thứ hai, việc nắm giữ giá trị doanh nghiệp theo thời gian giúp doanh nghiệp tận dụng được cơ hội bán hoặc sát nhập doanh nghiệp trong thời gian nhanh chóng. Thứ ba, khi doanh nghiệp thiếu vốn và muốn kêu gọi vốn, mời thêm cổ đông hoặc có kế hoạch cổ đông hóa thì việc định giá doanh nghiệp sẽ có lợi hơn. Thứ tư, doanh nghiệp sẽ có lợi trong việc tạo uy tín với ngân hàng và giúp cho ngân hàng quyết định cho doanh nghiệp vay tiền dễ dàng hơn. Cuối cùng, nếu như có sự cố xảy ra và có bất cứ cổ đông nào muốn rút vốn thì giá trị doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại giúp cho việc phân chia công việc kinh doanh hoặc tài sản rõ ràng hơn.
IV. Các phương pháp định giá doanh nghiệp theo nội tại
Giá trị nội tại của một doanh nghiệp là tổng giá trị được đúc kết, đánh giá và tổng hợp của các bộ phận cấu thành tài sản của doanh nghiệp theo phương pháp kế toán hiện hành. Tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp bao gồm giá trị tài sản lưu động, tài sản cố định, đầu tư tài chính ngắn hoặc dài hạn được xác định căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán. Tổng giá trị tài sản được đánh giá và điều chỉnh theo giá hiện hành ở thời điểm đánh giá.
Tổng tài sản này bao gồm các khoản nợ ngắn và dài hạn, các khoản phải trả cho khách hàng, lương nhân viên và các khoản thuế nộp cho ngân hàng sẽ được phản ánh chính xác ở phần nguồn vốn hình thành trong bảng cân đối kế toán.
Khi xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp này xác định được giá trị ròng của doanh nghiệp giúp phản ánh giá trị thực chất và giá bán từng phần của các tài sản hiện có củadoanh nghiệp ở thời điểm định giá. Phương pháp định giá doanh nghiệp căn cứ vào những số liệu trong chứng từ, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo kiểm kê tài sản, tiền vốn và biên bản đối chiếu công nợ.
Phương pháp định giá doanh nghiệp theo nội tại
Ưu điểm của phương pháp này phản ánh một cách đúng đắn và chính xác giá trị của tài sản hiện có của doanh nghiệp theo giá trị hiện hành ở thời điểm đánh giá. Khi đánh giá nội tại doanh nghiệp làm căn cứ quan trọng để người mua và người bán thương lượng khi tiến hành giải thể hoặc thanh lý doanh nghiệp.
Nhược điểm lớn nhất của doanh nghiệp này, người mua thực hiện chuyển đổi tài sản sang dạng tiền tệ và sẽ chịu điều tiết bởi thuế và chỉ thu hồi được một phần giá trị thực có của tài sản. Lý do cho sự điều tiết này là giá trị hiện có của doanh nghiệp sẽ bằng với số vốn tiền tệ có sẵn mà doanh nghiệp có thể sử dụng ngay.
Phương pháp định giá này chỉ xem xét được giá trị doanh nghiệp ở trạng thái tĩnh nhưng chưa tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai. Vì vậy không tạo được sự hấp dẫn với nhà đầu tư.
V. Phương pháp định giá căn cứ vào hiệu suất và khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Doanh nghiệp định giá doanh nghiệp theo phương pháp định giá hiệu suất và khả năng sinh lời của doanh nghiệp dựa trên cơ sở xem xét một hệ thống phức tạp những giá trị đo bằng khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Là một nhà đầu tư, không ai muốn khoản vốn bỏ ra đầu tư mà không sinh ra lời trong một thời gian, vì vậy khi định giá theo phương pháp này thì lợi nhuận và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp chính là cơ sở để định giá doanh nghiệp.
5.1 Phương pháp lợi nhuận
Khi kêu gọi vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp nên chọn tỷ suất lợi tức trái phiếu dài hạn của nhà nước làm tỷ suất hóa vốn làm cơ sở vì nó phản ánh được khả năng sinh lời ở mức trung bình mà nhà đầu tư có thể đạt được trên thị trường.
5.2 Phương pháp hiện tại hóa dòng thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai
Ưu điểm quan trọng nhất của phương pháp định giá doanh nghiệp này thì doanh nghiệp có thể dựa trên cơ sở xem xét hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai và giá trị doanh nghiệp được định giá trong một trạng thái động. Nhưng bên cạnh đó, nhược điểm khi đánh giá theo phương pháp này thì việc chọn tỷ suất hiện tại hóa dòng thu nhập và dự đoán số năm mà doanh nghiệp có khả năng đem lại lợi nhuận.
5.3 Phương pháp hiện tại hóa lợi tức cổ phần
Định giá doanh nghiệp theo phương pháp hiện tại hóa lợi tức cổ phần sẽ dựa trên cơ sở lý thuyết tổng giá trị trao đổi giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp làm gia tăng giá trị hiện tại hóa các khoản lợi tức thu được trong tương lai.
Phương pháp định giá doanh nghiệp căn cứ vào hiệu suất và khả năng sinh lời
VI. Phương pháp kết hợp
Định giá doanh nghiệp theo phương pháp kết hợp là tổng hợp của hai phương pháp trên nhằm nhìn nhận và đánh giá tổng thể các yếu tố kế toán hợp thành. Phương pháp này dựa trên hai yếu tố chính là yếu tố vật chất như tài sản hữu hình và yếu tố phi vật chất như tài sản vô hình của doanh nghiệp như uy tín doanh nghiệp, bí quyết công nghệ, mạng lưới khách hàng,… Từ đó có thể kết luận rằng quy mô lợi nhuận của một doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào giá trị của tổng thế tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp.
Vì là tổng hợp của hai phương pháp trên nên phương pháp này khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên vì nó cho phép đánh giá giá trị doanh nghiệp gồm cả giá trị hữu hình và vô hình. Tận dụng lợi thế của phương pháp định giá này nên khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng trong nền kinh tế thị trường như hiện nay.
VII. Phương pháp dựa vào bảng cân đối kế toán
Theo phương pháp định giá doanh nghiệp dựa vào bảng cân đối kế toán, giátrị doanh nghiệp được xem là giá trị của phần tài sản được báo cáo trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm muốn xác định giá trị của doanh nghiệp. Ưu điểm của phương pháp này là nó vô cùng đơn giản, dễ hiểu, kế toán không tốn nhiều thời gian và chi phí khi định giá theo phương pháp này. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp định giá này cũng không nhỏ. Hầu hết tất cả giá trị của tài sản được báo cáo trên bảng cân đối kế toán đều là giá trị lịch sử nên tính hữu ích với đối tượng sử dụng thông tin về mặt giá trị sẽ bị hạn chế. Dựa vào tính chất và cách hoạt động của phương pháp này đều dựa trên lý thuyết nên không được sử dụng phổ biến.
VIII. Phương pháp dựa vào kết quả kiểm kê và đánh giá lại tài sản
Phương pháp này căn cứ vào kết quả đánh giá và kiểm kê lại toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo giá trị của thị trường tại thời điểm muốn định giá. Phương pháp này yêu cầu cao về chuyên môn nên đòi hỏi các chuyên gia định giá doanh nghiệp phải trực tiếp kiểm kê và đánh giá tài sản của doanh nghiệp. Dựa vào kết quả kiểm kê, phương pháp này cung cấp thông tin của giá trị thị trường của tổng tài sản doanh nghiệp tại thời điểm định giá, cách này thể hiện rõ giá trị tại trạng thái tĩnh của doanh nghiệp hay còn gọi là giá trị thanh lý tài sản.
Phương pháp định giá dựa vào kiểm kê tài sản
Mục đích của phương pháp định giá doanh nghiệp này giúp đề ra phương án và quyết định kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai, xem xét trạng thái hoạt động liên tục chứ không phải khi doanh nghiệp đã ngừng hoạt động.
Vì vậy, trong trường hợp giải thể hay tuyên bố phá sản doanh nghiệp thì định giá theo phương pháp này không có nhiều giá trị thực tế.
IX. Phương pháp chiết khấu dòng tiền
Phương pháp chiết khấu dòng tiền giúp định giá doanh nghiệp theo giá trị của dòng tiền tự do bao gồm cả dòng tiền cho chủ sở hữu và chủ nợ trong tương lai của doanh nghiệp.
Phương pháp này khá thực tế và có ưu điểm hơn phương pháp dựa vào bảng cân đối kế toán và phương pháp dựa vào kết quả kiểm kê. Phương pháp chiết khấu dòng tiền giúp xác định giá trị của doanh nghiệp trong trạng thái hoạt động, không phải trạng thái thanh lý tài sản. Điểm mấu chốt của phương pháp này là xác định dòng tiền tự do trong tương lai và xác định hoạt động chi phối vốn bình quân để chiết khấu dòng tiền về giá trị hiện tại.
Theo phương pháp này cần xác định được giá trị của doanh nghiệp theo hai bước cụ thể. Đầu tiên, việc cần làm là xác định dòng tiền tự do trong tương lai của doanh nghiệp hay còn gọi là Free cash flows to the firm – FCFF. Sau đó, cần xác định giá trị cuối cùng hay Terminal Value
X. Phương pháp chiết khấu dòng lợi nhuận khác thường
Khi đầu tư vốn vào bất cứ dự án startup nào thì chủ sở hữu đều yêu cầu tỷ lệ sinh lời trên số vốn mà họ đã đầu tư vào doanh nghiệp. Tỷ lệ sinh lời thông thường này có thể mang lại mức lợi nhuận thực tế bằng hoặc khác với lợi nhuận thông thường. Và sự chênh lệch giữa hai loại lợi nhuận này là lợi nhuận khác thường.
Lợi nhuận khác thường là kết quả sau khi lấy lợi nhuận trừ đi chi phí vốn chủ sở hữu nhân với giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu đầu kỳ.
XI. Phương pháp định giá trên cơ sở so sánh giá trị thị trường
Với phương pháp chiết khấu dòng tiền và chiết khấu lợi nhuận yêu cầu khá nhiều về việc dự đoán chi tiết trong nhiều năm. Hai phương pháp này phụ thuộc vào việc dự đoán hoạt động của doanh nghiệp trong những năm tới, vì vậy nhà phân tích thường xem nhẹ những con số mang tính phỏng đoán như trên.
Phương pháp định giá doanh nghiệp dựa vào so sánh giá
Phương pháp định giá này dựa vào thị trường và đưa ra đánh giá triển vọng phát triển và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp trong thời gian ngắn hoặc dài hạn. Việc so sánh giá này giải thích được sự khác nhau giữa các doanh nghiệp cũng như việc áp dụng hệ số giá của các doanh nghiệp đang cần định giá và đòi hỏi sự hiểu biết về các yếu tố làm ảnh hưởng tới các hệ số giá.
Phương pháp định giá này có ích cho hoạt động định giá doanh nghiệp không niêm yết trên thị trường chứng khoán với cơ sở dữ liệu là các loại báo cáo tài chính doanh nghiệp và thông tin trên thị trường chứng khoán.
Định giá doanh nghiệp hay việc xác định giá trị doanh nghiệp không phải là một hoạt động dễ dàng nên khi sử dụng những phương pháp định giá đều không thể xác định chính xác giá trị doanh nghiệp. Tất cả những phương pháp trên đều sẽ chỉ ước lượng được giá trị tương đối của doanh nghiệp tại thời điểm định giá. Vậy nên khi tham gia kêu gọi vốn đầu tư, thì con số định giá doanh nghiệp cần mang tính thực tế dựa vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong cả quá khứ và tương lai, những con số về doanh thu, phần trăm sinh lời sẽ thu hút được sự thích thú của nhà đầu tư.
XII. Kết
Hiện nay, trên thị trường có nhiều phương pháp định giá doanh nghiệp khác nhau với những ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào mô hình hoạt động kinh doanh, mục đích định giá doanh nghiệp mà có thể sử dụng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp. Nhà phân tích thị trường dựa vào mô hình hoạt động của doanh nghiệp để tìm ra phương pháp định giá doanh nghiệp hiệu quả.