Điều lệ của Đảng Cộng Sản Việt Nam là gì ? Vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam

Điều lệ của Đảng Cộng Sản Việt Nam là văn kiện quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều lệ xác định rõ mục đích, tôn chỉ của Đảng, quy định nhiệm vụ của đảng viên, nguyên tắc tổ chức và cơ cấu của các tổ chức của Đảng, các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở cấp trung ương,

Cơ quan lãnh đạo của Đảng ở các cấp địa phương, tổ chức cơ sở Đảng, tổ chức Đảng trong quân đội, công an, công tác kiểm tra của Đảng, vấn đề khen thưởng và kỉ luật, vấn đề Đảng lãnh đạo Nhà nước và đoàn thể chính trị – xã hội, Đảng lãnh đạo Đoàn thanh niên, vấn đề tài chính của Đảng và vấn đề chấp hành Điều lệ Đảng.

Điều lệ đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là bản Điều lệ vắn tắt được thông qua tại Đại hội thành lập Đảng năm 1930 và đã được sửa đổi thành Điều lệ chính thức vào tháng 2.1951 gồm phần mục địch và tôn chỉ, 13 chương với 71 điều.

Điều lệ Đảng thường được bổ sung, sửa đổi qua các kì Đại hội của Đảng cho phù hợp với mỗi giại đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam. Bản Điều lệ Đảng hiện hành gồm 11 chương, 48 điều.

Vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản trong hệ thống chính trị Việt Nam

Đảng Cộng sản là một bộ phận cấu thành và là hạt nhân chính trị lãnh đạo của hệ thống chính trị. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với hệ thống chính trị và đối với xã hội là một nguyên lý chủ xã hội chủ nghĩa nói chung và của nước ta nói riêng. Củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống chính trị là yếu tố quyết định đối với thắng lợi của công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Từ khi giành được chính quyền đến nay, qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, Đảng luôn là lực lượng lãnh đạo chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị. Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam chủ xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc phát huy vai trò hạt nhân chính trị và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị ngày càng quan trọng.

Trong lịch sử lập hiến Việt Nam, vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống chính trị luôn được thể hiện trong các bản hiến pháp.

Trong Hiến pháp năm 1946, mặc dù không có một điều khoản riêng quy định về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống chính trị nhưng thông qua chế định Chủ tịch nước, với vị trí và vai trò đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam và là vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam, các quan điểm, chủ trưong, đường lối của Đảng đã được tổ chức thực hiện thắng lợi. Hiến pháp năm 1959 đã thể hiện quyền lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống chính trị trong Lời nói đầu. Hiến pháp năm 1980 đã thể chế hoá vai trò lãnh đạo của Đảng trong Lời nói đầu, Điều 4 Hiến pháp và lần đầu tiên thuật ngữ mới “Hiến pháp thể chế hoả đường lối của Đảng”’ được sử dụng. Hiến pháp năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2001 tiếp tục ghi nhận ngắn gọn, chặt chẽ và đầy đủ hơn vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống chính trị tại Điều 4.

Kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội và đã có những bổ sung, phát triển quan trọng: quy định đầy đủ hơn bản chất, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam:

“Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc…, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (khoản 1 Điều 4);

Quy định rõ trách nhiệm của Đảng đối với nhân dân, trước nhân dân:

“Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dãn, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình ” (khoản 2 Điều 4);

Đồng thời quy định:

“Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” (khoản 3 Điều 4).

Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được thể hiện trong cương lĩnh chính trị của Đảng và được bổ sung, cụ thể hoá trong các nghị quyết đại hội Đảng qua các nhiệm kì và các nghị quyết chuyên đề, bao gồm những mặt cơ bản sau:

– Đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn để định hướng cho sự phát triển của Nhà nước và xã hội trong từng thời ki cụ thể;

– Vạch ra những phương hướng và nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước và pháp luật, củng cố và phát triển hệ thống chính trị, thiết lập chế độ dân chủ chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ cùa nhân dân;

– Đề ra những quan điểm và chính sách về công tác cán bộ; phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng những đảng viên ưu tú và những người ngoài Đảng có phẩm chất và năng lực giới thiệu với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội thông qua cơ chế bầu cử, tuyển chọn để bố trí vào làm việc trong cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội;

– Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình thông qua các đảng viên và tổ chức Đảng bằng cách giáo dục đảng viên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, qua đó tập hợp, giáo dục và động viên quần chúng tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, ủng hộ và tích cực thực hiện đường lối chính sách của Đảng, tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước;

– Đảng thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng đối với các đảng viên, các tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai lầm, lệch lạc. Đồng thời, Đảng tiến hành tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm để không ngừng bổ sung và hoàn thiện các đường lối, chính sách trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

về thực chất, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là lãnh đạo chính trị mang tính định hướng, tạo điều kiện để Nhà nước và các tổ chức thành viên của hệ thống chính trị có cơ sở chủ động sáng tạo trong tổ chức và hoạt động bằng những công cụ, phương pháp và biện pháp cụ thể của mình. Phương pháp để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là những phương pháp dân chủ, giáo dục, thuyết phục và dựa vào uy tín, năng lực của các đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng. So với các đảng chính trị cầm quyền trong các nhà nước khác, vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội có những đặc trưng riêng như: Quyền lãnh đạo của Đảng được ghi nhận trong Hiến pháp; cơ sở chính trị-xã hội của Đảng rất rộng, sự lãnh đạo của Đảng được tất cả các tổ chức chính trị – xã hội thừa nhận; Đảng là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc… Vì vậy, những chủ trương và quan điểm lớn của Đảng được mọi tầng lớp nhân dân quan tâm, tham gia góp ý kiến từ khi soạn thảo và tích cực ủng hộ, tổ chức thực hiện trên thực tế.

Những năm vừa qua, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội đã có nhiều đổi mới, tạo tiền đề cho việc kiện toàn và phát huy vai trò, hiệu lực quản lý của Nhà nước, xây dựng và đổi mới hệ thống chính trị, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống chính trị vẫn còn những khuyết điểm; phương thức lãnh đạo của Đảng còn chậm đổi mới, việc kiện toàn bộ máy của hệ thống chính trị và công tác tổ chức cán bộ trên một số phương diện còn hạn chế, yếu kém. Tình trạng Đảng bao biện, làm thay, can thiệp sâu vào công việc thuộc chức năng của Nhà nước vẫn còn, chưa phát huy hết khả năng của các tổ chức chính trị-xã hội trong hệ thống chính trị và quyền làm chủ của nhân dân. Đổ khắc phục khuyết điểm này, Đảng ta đã chủ trương và kiên quyết tự đổi mới và chấn chỉnh, phát huy ở tầm cao hơn bản lĩnh và sức chiến đấu của Đảng, đặc biệt là về năng lực tổ chức, chỉ đạo thực hiện, vươn lên ngang tầm đòi hỏi đối với trách nhiệm lãnh đạo đất nước trong giai đoạn mới.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)