Điều kiện để trở thành giáo viên tiểu học theo quy định từ ngày 1/7/2020.

Điều kiện để trở thành giáo viên tiểu học là gì?

Điều kiện để trở thành giáo viên tiểu học gồm những tiêu chuẩn gì ? Có bắt buộc phải có bằng Đại học hay không? Đây là câu hỏi được rất nhiều thầy cô thắc mắc sau khi Luật giáo dục 2019 được công bố. 

Câu hỏi trên sẽ được Luật sư X làm sáng tỏ trong bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý

  • Luật giáo dục năm 2019.
  • Luật giáo dục đại học 2012;
  • Nghị định 71/2020/NĐ-CP;
  • Nghị định 116/2020/NĐ-CP;
  • Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV.

Giáo viên tiểu học là gì?

Giáo viên tiểu học là những người hoạt động trong hệ thống các trường tiểu học; họ là những người trực tiếp giảng dạy các trẻ em đang theo học hệ giáo dục này. Giáo viên tiểu học thường là những cá nhân được đào tạo ở các trường Đại học của Việt Nam.

Các quy định về điều kiện để trở thành giáo viên tiểu học được ghi nhận trong các văn bản pháp luật. Cụ thể: Luật giáo dục năm 2019; Luật Gíao dục đại học 2012; Nghị định 71/2020/NĐ-CP; Nghị định 116/2020/NĐ-CP; Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV.

Điều kiện để trở thành giáo viên tiểu học là gì?

Điều kiện để trở thành giáo viên tiểu học là nhưng tiêu chuẩn để một người có thể làm việc; hoạt động trong lĩnh vực sư phạm ở cấp tiểu học được quy định cụ thể trong Luật giáo dục năm 2019.

Cụ thể, những điều kiện để trở thành giáo viên tiểu học bao gồm:

Giáo viên tiểu học phải có bằng đại học

Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019 quy định về trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên như sau:

b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Điều 72. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo

Về bằng đại học

Khoản 2 Điều 12 Luật giáo dục 2019 quy định:

Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

Điều 12. Văn bằng, chứng chỉ.

Điều 38 Luật giáo dục đại học 2012 quy định:

Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

Điều 38: Văn bằng đại học.

Như vậy, cụm từ “bằng cử nhân” quy định tại Luật giáo dục 2019 được hiểu là bằng do cơ sở giáo dục đại học cấp cho người đã tốt nghiệp trình độ đại học.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên; phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Yêu cầu chung về bằng đại học

Theo quy định trên, giáo viên tiểu học phải có bằng đại học thuộc ngành giáo dục đào tạo; ngành chuyên ngành phù hợp kèm theo chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Tuy nhiên, để không gây khó khăn cho việc áp dụng do chưa đáp ứng kịp thời tiêu chuẩn này; Nhà nước đã quy định về lộ trình nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học. ( Điều 5 Nghị định 71/2020/NĐ-CP)

Lộ trình nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học được thực hiện từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2030. Được chia thành hai giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Từ ngày 01/12/2020 đến hết ngày 31/12/2025; bảo đảm đạt ít nhất 50% số giáo viên tiểu học đang được đào tạo; đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân;
  • Giai đoạn 2: Từ ngày 01/01/2026 đến hết ngày 31/12/2030; thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên tiểu học hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.

Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ

Căn cứ Điều 4, 5, 6 Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV. Yêu cầu trình độ ngoại ngữ với từng hạng giáo viên cấp 1 như sau:

Giáo viên tiểu học hạng II, III:

  • Giáo viên không dạy ngoại ngữ: Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ; chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
  • Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2. ( Theo quy định tại Thông tư 01)

Giáo viên tiểu học hạng IV:

  • Giáo viên không dạy ngoại ngữ: Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT; chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
  • Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 1. (Theo quy định tại Thông tư số 01 năm 2014)

Yêu cầu về trình độ tin học

Theo Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV. Tiêu chuẩn về TĐTH của giáo viên tiểu học là phải có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản. (Theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT)

Tùy vào từng nhóm đối tượng mà yêu cầu về trình độ tin học của các nhóm đối tượng có thể khác nhau.

Với giáo viên nâng chuẩn trình độ

Gíao viên nâng chuẩn trình độ là những đối tượng thực hiện hoạt động giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập; được cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.

Là nhóm đối tượng đặc biệt mà Luật Giáo dục năm 2019 hướng đến. Đây là nhóm đối tượng đòi hỏi có những yêu cầu về chuyên môn; kĩ năng nghiệp vụ trong lĩnh vực công tác. Vì vậy, quyền lợi và trách nhiệm của nhóm đối tượng này có những nét riêng biệt. Cụ thể:

về quyền lợi

Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 71 năm 2020. Giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn có quyền:

  • Được hưởng 100 % lương và các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật.
  • Được cơ quan quản lý, sử dụng tạo điều kiện về thời gian; được hỗ trợ tiền đóng học phí (áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật đối với sinh viên sư phạm);
  • Được tính thời gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục;

Trong đó, tại Điều 4 Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định, mức hỗ trợ học phí của sinh viên sư phạm bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học. Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí tính theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học.

Như vậy, giáo viên được cử đi đào đạo nâng chuẩn trình độ vẫn sẽ được hưởng nguyên lương, phụ cấp. Đồng thời, còn được Nhà nước hỗ trợ học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo trong thời gian học tập thực tế (hỗ trợ không quá 10 tháng/năm học).

Về trách nhiệm

tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 71 quy định, giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn còn có trách nhiệm:

  • Thực hiện các quy định về đào tạo, quy chế và quy định về thời gian đào tạo; chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo trong thời gian tham gia các hoạt động đào tạo;
  • Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại trường sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;
  • Trong suốt thời gian khóa học, giáo viên vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ công tác theo quy định khi không phải tham gia các hoạt động đào tạo;
  • Trường hợp giáo viên không hoàn thành chương trình đào tạo theo thời gian quy định dẫn đến phải kéo dài thời gian đào tạo thì phải tự túc các khoản chi phí đào tạo phát sinh trong thời gian đào tạo kéo dài.

Xem thêm:

Quy định về thời gian làm việc của giáo viên?

Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ với giáo viên

Giáo viên vùng cao được hưởng chế độ thế nào?

Câu hỏi thương gặp

Yêu cầu về trình độ tin học của giáo viên tiểu học quy định như thế nào?

Theo Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, tiêu chuẩn về trình độ tin học của giáo viên tiểu học là phải có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học bao gồm: Có bằng đại học, yêu cầu về trình độ ngoại ngữ và yêu cầu về trình độ tin học.

Quyền lợi của giáo viên nâng chuẩn trình độ quy định như thế nào ?

Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 71 năm 2020, giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn có quyền:
Được hưởng 100 % lương và các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật.
Được cơ quan quản lý, sử dụng tạo điều kiện về thời gian; được hỗ trợ tiền đóng học phí (áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật đối với sinh viên sư phạm);
Được tính thời gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục;

Lộ trình nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học được thực hiện từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2030 quy định như thế nào?

Lộ trình nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học được thực hiện từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2030 và chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ ngày 01/12/2020 đến hết ngày 31/12/2025, bảo đảm đạt ít nhất 50% số giáo viên tiểu học đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân;
Giai đoạn 2: Từ ngày 01/01/2026 đến hết ngày 31/12/2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên tiểu học hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.

Liên hệ Luật Sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung bài tư vấn.

Mọi thắc mắc cần sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn của Luật Sư X, mời quý khách liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102 .

Đánh giá bài viết