Điểm tên 8 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh với danh mục hàng hóa đa dạng và đã gặt hái được nhiều thành tích ấn tượng. Các chủ doanh nghiệp cũng vì thế mà tích cực đẩy mạnh công tác xuất khẩu, phủ sóng hàng hóa của Việt Nam ở nhiều nơi trên thế giới. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến 8 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
1. Mặt hàng điện thoại và linh kiện
Điện thoại và linh kiện là mặt hàng đứng đầu trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, khi có độ tăng trưởng tốt và giữ phong độ ổn định bất chấp những rào cản do dịch Covid-19.
Kim ngạch xuất khẩu trong năm 2021 đạt 57,54 tỷ USD (tăng 12,4% so với năm 2020). Theo đó, xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang thị trường Trung Quốc đạt 15,18 tỷ USD (tăng 23%), thị trường Mỹ đạt 9,69 tỷ USD (tăng 10,3%), thị trường EU (27 nước) đạt 7,89 tỷ USD (giảm 9,1%)…
Những tập đoàn sản xuất điện tử, điện thoại lớn ở Việt Nam gồm Samsung, LG, Microsoft. Trong đó, Samsung là tập đoàn lớn nhất, mang đến doanh thu vượt trội với 74,2 tỷ USD (tăng 14% so với với năm 2020) và kim ngạch xuất khẩu đạt 65,5 tỷ USD (tăng 16% so với năm 2020).
Các chuyên gia cho biết sẽ tiếp tục khai thác những thị trường xuất khẩu điện thoại và linh kiện tiềm năng ở thị trường EU như Hungary, Ba Lan, Cộng hoà Séc, châu Phi, Mỹ Latinh, Trung Đông và Ấn Độ.
Container hàng rời và 5 thông tin nhất định phải biết
Trong lĩnh vực Logistics, nhu cầu vận tải container hàng rời được lựa chọn nhiều nhất, hỗ trợ quá trình vận chuyển hàng hóa giữa đường biển và đường bộ nhanh hơn. Vậy container hàng rời là gì? Ưu điểm của hình thức này thế nào? Hãy cùng 3W Logistics…
2. Mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
Đứng vị trí thứ 2 là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 51,013 tỷ USD (tăng 14,4% so với năm 2020). Mặt hàng này ngày càng được đa dạng hóa để đáp ứng thị hiếu của người dùng và có nhiều công ty điện tử lớn cũng xây dựng cơ sở ở Việt Nam như Samsung, LG, Foxconn, LG Display Hải Phòng, Fukang Technology. Điều này giúp cho tốc độ tăng trưởng của mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ngày càng mạnh.
Các thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng này là Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hồng Kông, Hàn Quốc, Asean – chiếm 83,46% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Trong đó, thị trường Trung Quốc có kim ngạch xuất khẩu đạt 1,41 tỷ USD (tăng 41%), thị trường Hoa Kỳ đạt trên 1,19 tỷ USD (tăng 21,58%), thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) đạt 740,91 triệu USD, (tăng 28,26%).
Trong thời gian tới, các doanh nghiệp sản xuất máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, có chiến lược phát triển dài hạn, mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do FTA đã có hiệu lực.
>> Xem thêm: Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang châu âu
3. Mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng
Mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng là loại hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ 3 của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 38,35 tỷ USD (tăng 41% so với năm 2020), cho thấy tốc độ tăng trưởng vượt bậc của loại hàng hóa này, đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Thị trường xuất khẩu của mặt hàng này gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông – chiếm 65% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Cụ thể, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt 17,82 tỷ USD (tăng 45,93%), thị trường EU đạt 4,05 tỷ USD (tăng 46,83%), Trung Quốc chiếm tỷ trọng 7,5%, Nhật Bản chiếm 6,69%, Hàn Quốc chiếm 6,64%, ASEAN chiếm 6,05%, Hồng Kông (Trung Quốc) chiếm 2,1%…
Ngoài ra, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang một số thị trường khác cũng tăng mạnh như Chile tăng 285,94%, Phần Lan tăng 201,15%, Na Uy tăng 184,47%, Pakistan tăng 141,74%, Bangladesh tăng 118,49%, Đức tăng 90,2%, Nga tăng 74,32%.
4. Mặt hàng dệt và may mặc
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam – hàng dệt và may mặc đứng vị trí thứ 4 với kim ngạch xuất khẩu đạt 32,742 tỷ USD (tăng 9,8% so với năm 2020). Ngoài các sản phẩm dệt may truyền thống, một số mặt hàng như vải, xơ sợi, phụ liệu dệt may, vải địa kỹ thuật và hàng may mặc thông thường như quần áo, đồ bảo hộ, áo len, đồ lót,…cũng có tình hình tăng trưởng tốt.
Các thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng dệt và may mặc là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đồng thời nỗ lực khai thác các thị trường khác như Trung Quốc, Nga, Campuchia, Indonesia, Thái Lan…
Mặt hàng dệt và may mặc được đánh giá sẽ còn tiếp tục phát triển và chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn, chiếm trên 83% đối với toàn ngành dệt may Việt Nam trong tương lai.
>> Xem thêm: Quy trình xuất khẩu hàng may mặc
5. Mặt hàng giày dép
Mặt hàng giày dép xếp vị trí thứ 5 trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu trong năm 2021 đạt 17,615 tỷ USD (tăng 4,9% so với năm 2020). Loại hàng hóa này tốc độ tăng trưởng ổn định (giai đoạn 2016 – 2019 tăng 12,1%/năm), khi mà Việt Nam là thị trường xuất khẩu giày dép lớn thứ 2 thế giới, nhưng vì dịch Covid-19 mà giá trị xuất khẩu sụt giảm và cần thời gian để hồi phục trở lại.
Giày dép Việt Nam được xuất khẩu ở hơn 150 nước trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh.
6. Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ
Nắm giữ vị trí thứ 6 của mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ. Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 14,812 tỷ USD (tăng 19,7% so với năm 2020). Trong nhiều năm trở lại đây, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có sự chuyển biến tích cực, mang về doanh thu lớn cho nhiều doanh nghiệp.
Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ luôn giữ mức tăng trưởng ổn định, tập trung vào các nước như Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong đó, Mỹ là thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất Việt Nam, đạt 2,29 tỷ USD (tăng 77,02%) – chiếm 61% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Tiếp đó là các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc có mức tăng trưởng lần lượt là 8,22% – 9,71% – 8,98%. Ngoài ra, tình hình xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ sang các nước Canada, Pháp, Australia và Hà Lan cũng tăng trưởng rất mạnh.
Một số sản phẩm gỗ và sản phẩm gỗ có giá trị xuất khẩu tăng, chẳng hạn như dăm gỗ 18,4%, viên nén gỗ 17,4%, gỗ nguyên liệu 1,1% và sản phẩm gỗ 401,6%.
>> Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu gỗ
7. Mặt hàng sắt thép các loại
Sắt thép các loại là mặt hàng có khả năng tăng trưởng vượt trội nhất, xếp thứ 7 trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 11,748 tỷ USD (tăng 123,4% so với năm 2020). Năm 2021 là năm đầu tiên mà mặt hàng sắt thép cán mốc trên 10 triệu tấn/năm và có giá trị trên 10 tỷ USD.
Thị trường xuất khẩu sắt thép của Việt Nam đến nhiều thị trường trên thế giới mức tăng trưởng như sau: ASEAN vẫn là thị trường truyền thống (28,64%), Trung Quốc (21,32%), EU (12,56%), Mỹ (7,51%) và Đài Loan (5,05%).
8. Mặt hàng nông thủy sản
Mặt hàng nông thủy sản là đại diện cuối cùng trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của nông thủy sản đạt các giá trị như sau:
Ngành thủy sản: Đạt 8,9 tỷ USD (tăng 4,2% so với năm 2020).
Ngành nông sản: Hạt điều đạt 3,63 tỷ USD (tăng 13,6% so với năm 2020), cao su đạt 3,24% (tăng 11,7% so với năm 2020), gạo đạt 3,27 tỷ USD (tăng 7,2% so với năm 2020), rau quả đạt 3,52 tỷ USD (tăng 8,6% so với năm 2020), cà phê đạt 2,99 tỷ USD (tăng 5,9% so với năm 2020).
Thị trường tiêu thụ mặt hàng nông thủy sản Việt Nam gồm Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU,…
Ngoài việc quan tâm đến mặt hàng xuất khẩu, lựa chọn công ty dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế uy tín để xuất khẩu thuận lợi cũng là điều quan trọng không kém. 3W Logistics là một trong những đơn vị vận chuyển hàng hóa đáng tin cậy, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Công ty có thế mạnh về vận chuyển nông, thủy sản; gỗ và sản phẩm gỗ; hàng dệt và may mặc. Hiểu rõ tính chất hàng hóa và cách thức hoạt động của hãng tàu nên có thể vận chuyển an toàn, hàng hóa đến đúng nơi, đúng thời gian. Ngoài ra, nhờ hợp tác với nhiều đại lý hãng tàu lớn mà 3W Logistics có được mức giá cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Không chỉ vậy, công ty còn nhận vận chuyển hàng hóa đến nhiều quốc gia trên thế giới như Châu Á, Châu Âu, Ấn Độ – Trung Đông, Mỹ, Canada. Thực hiện đầy đủ thủ tục hải quan một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng và chuẩn xác. Đồng thời tư vấn các giải pháp vận chuyển hàng hóa phù hợp với yêu cầu của khách hàng, tiết kiệm tối đa chi phí.
Cách tra cước vận chuyển quốc tế nhanh nhất dành cho doanh nghiệp
Hiện nay, 3W Logistics là một trong những đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp tra cước vận chuyển quốc tế thông qua công cụ được tích hợp trên website. Điều này không chỉ áp dụng đối với cước hàng không, mà còn bao gồm tra cước tàu biển (hàng lẻ…
>> Liên hệ với 3W Logistics để được tư vấn và báo giá chi tiết Ở ĐÂY.
Trên đây là 8 loại mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong tương lai, nếu được đầu tư đúng cách và không ngừng nỗ lực mở rộng danh mục hàng hóa, thị trường xuất khẩu thì những mặt hàng này sẽ còn tiếp tục đạt được nhiều giá trị xuất khẩu cao hơn nữa.