Dịch vụ phi tư vấn là gì? Xác định gói thầu tư vấn và phi tư vấn?
Dịch vụ phi tư vấn là gì? Dịch vụ phi tư vấn có tên trong tiếng Anh là gì? Xác định gói thầu tư vấn và phi tư vấn?
Trên thực tê hiện nay, các hoạt động đấu thầu được diễn ra thường xuyên và với cường độ dày đặc. Bởi vì việc đấu thầu được thực hiện thường xuyên là do nhu cầu xây dựng các công trình dân sinh, cơ sở hạ tầng,… ngày càng nhiều và cấp thiết, nên việc đưa ra các hoạt động đấu thầu là rất hợp lý. Những trong quá trình đấu thầu sẽ có rất nhiều bước mà một tong số đó là dịch vụ phi tư vấn trong đấu thầu. Vậy dịch vụ phi tư vấn là gì? Xác định gói thầu tư vấn và phi tư vấn?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Cơ sở pháp lý: Luật Đấu thầu năm 2013.
1. Dịch vụ phi tư vấn là gì?
Dịch vụ phi tư vấn có nghĩa là các dịch vụ không phải là dịch vụ tư vấn, để thực hiện công việc hoặc bất kỳ hình thức nào, có hoặc không sử dụng phương tiện, máy móc hoặc thiết bị hoặc cung cấp người vận hành, kỹ thuật viên hoặc lái xe.
Dịch vụ phi tư vấn nghĩa là các dịch vụ sẽ được đấu thầu và ký hợp đồng dựa trên hiệu suất hoặc kết quả vật chất có thể đo lường được, chẳng hạn như chi phí dịch vụ hậu cần cho các sự kiện nâng cao năng lực, in ấn hoặc tài liệu đào tạo (không được bao hàm dưới dạng Chi phí đào tạo) và các chiến dịch truyền thông.
Trên cơ sở quy định tại khoảng 9 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013, khái niệm dịch vụ phi tư vấn được định nghĩa với nội dung đó chính là: “Dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộc quy định tại khoản 45 Điều này, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn quy định tại khoản 8 Điều này.”
Như vậy, có thể thấy rằng căn cứ theo quy định Luật Đấu thầu, chi phí hợp lý của các dịch vụ mà các khía cạnh vật chất của hoạt động chiếm ưu thế và được đấu thầu và ký hợp đồng trên cơ sở thực hiện sản lượng vật chất có thể đo lường được, bao gồm, nhưng không giới hạn ở, làm sạch, bảo trì, vận chuyển, dữ liệu quản lý, dịch thuật, in ấn, truyền thông, xuất bản và sửa chữa.
Dịch vụ phi tư vấn còn được biết đến là các khoản chi được đề cập trong hướng dẫn mua sắm (ngoài những khoản chi cho chi phí vận hành, chi phí đăng ký, dịch vụ kỹ thuật hoặc đào tạo) do RIC phát sinh cho các mục đích của dự án và liên quan trực tiếp đến các hoạt động của dự án bao gồm chi phí liên quan đến những điều sau: công bố chẩn đoán; và các ban giải quyết tranh chấp thay thế.
Xem thêm: Thay đổi tiêu chí kỹ thuật của gói thầu
2. Dịch vụ phi tư vấn có tên trong tiếng Anh là gì?
Dịch vụ phi tư vấn có tên trong tiếng Anh là: “Non-consulting services”.
3. Xác định gói thầu tư vấn và phi tư vấn?
Trên thực tế thì pháp luật Đấu thầu sẽ có các quy định riễng lẻ về các gói thầ tư vấn và gói thầu phi tư vấn. Đối với mỗi gói thầu sẽ có những hoạt động khác nhau để thể hiện được sự đặc trưng của gói thầu đó. Gói thầu tư vấn được quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Đấu thầu quy định một hoặc một số hoạt động của gói thầu này như sau:
– Lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc;
– Khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường;
– Khảo sát, lập thiết kế, dự toán;
– Lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
– Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
– Thẩm tra, thẩm định;
– Giám sát;
– Quản lý dự án;
– Thu xếp tài chính;
– Kiểm toán;
– Đào tạo, chuyển giao công nghệ;
– Các dịch vụ tư vấn khác.
Bên cạnh đó thì theo như quy định của pháp luật thì đối với gói thầu có dịch vụ phi tư vấn thì sẽ có các hoạt động được nêu trong khái niệm như tác giả đã nêu ra ở mục 1 ở trên thì bao gồm một hoặc một số hoạt động sau như:
– Logistics;
– Bảo hiểm;
– Quảng cáo;
– Lắp đặt không thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình;
– Nghiệm thu chạy thử;
– Tổ chức đào tạo;
– Bảo trì, bảo dưỡng;
– Vẽ bản đồ;
– Hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn.
Trong đấu thầu dịch vụ tư vấn, phi tư vấn thì đối với mỗi gói thầu khác nhau thì sẽ được xác định với những điều kiện ưu đãi khác nhau:
– Thứ nhất, đối với đấu thầu quốc tế thì khi tham gia đấu thầu quốc tế những đối tượng sẽ được xác định là được hưởng ưu đãi để cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn theo như quy định của pháp luật Đấu thầu với 2 đối tượng đó là nhà đấu thầu trong nước và nhà đấu thầu nước ngoài. Khi chủ thể tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh thì đó được xác định là nhà đấu thầu trong nước. Còn đối với nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu thì đối tượng được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu quốc tếđó chính là nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước.
– Thứ hai, đối với đấu thầu trong nước thì khi tham gia đấu thầu trong nước những đối tượng sẽ được xác định là được hưởng ưu đãi để cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn theo như quy định của pháp luật Đấu thầu với 3 đối tượng đó là: Nhà thầu có từ 25% trở lên số lượng lao động là nữ giới; Nhà thầu là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ; Nhà thầu có từ 25% trở lên số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật.
Trên cơ sở quy định tại Điều 42 Luật đấu thầu 2013, khi nhà thầu tư vấn được xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn thì các đối tượng là nhà đầu tư là tổ chức, nhà đầu tư cá nhân được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Để được xem xét, đề nghị trúng thầu thì các nhà thầu tư vấn là tổ chức cầ phải có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ; có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu; có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch; có điểm kỹ thuật cao nhất đối với phương pháp giá cố định và phương pháp dựa trên kỹ thuật; có điểm tổng hợp cao nhất đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá; có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt thì sẽ đủ điều kiện theo như quy định của luật đấu thầu.
Cá nhân là nhà tư vấn được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện: về hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật (nếu có) tốt nhất và đáp ứng yêu cầu của điều khoản tham chiếu; có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt.
Cũng trong Luật Đấu thầu năm 2013 quy định về các phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu mà nhà thầu tư vấn được sử dụng để đánh giá đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn. Cụ thể có thể áp dụng các phương pháp đucợ tác giả liệt kê sau đây:
– Phương pháp giá thấp nhất
Các gói thầu tư vấn đơn giản, chi phí thấp được áp dụng là đối tượng của phương pháp giá thấp nhất này. Trong đó các đề xuất về các phương diện kỹ thuật, tài chính, thương mại cũng được xem là cũng chung một mặt bằng khi đã đáp ứng được hầu hết các yêu cầu đucợ ghi trong hồ sơ thầu.
Đối với các hồ sơ dự thầu đã được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn về khinh nghiệm, các tiêu chí gói thầu và năng lực.
Đối với việc đáp ững được các tiêu chuẩn đáng giá thì các hồ sơ dự thầu khi đó sẽ căn cứ vào giá dự thầ sau khi được sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch để có thể thực hiện hoạt động so sánh và sếp hàng theo như quy địnhcủa pháp luật hiện hành.
– Phương pháp đánh giá:
Gí thầu mà chi quy đổi đucợ xét trên ùng một mặt bằng thì đó được xem là đối tượng được áp dụng của phương pháp này. Các yếu tố kỹ thuật, tài chính và thương mại là mặt bằng chung được xác định cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa và công trình.
Trong quá trình đánh giá hồ sơ thì các chủ thể sẽ dựa trên quy định của pháp luật để thực hiện việc đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn như sau: các tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm; các tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và tiêu chuẩn đánh giá xác định đánh giá. Mà theo như quy định của Luật Đấu thầu thì giá đánh giá được quy định bao gồm: chi phí cần thiết để vận hành và bảo dưỡng, các chi phí khác liê quan đến cuẩ xứ hàng hóa, ố lãi va, tiến độ,… các yếu tố khác nữa.
– Phương pháp kết hợp kỹ thuật và giá:
Các gói thầu công nghệ thông tin, viễn thông ; hoặc các gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu hỗn hợp là đối tượng sẽ được áp dụng trong phương pháp này theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Đồng thời thì các tiêu chuẩn đánh gí hồ sơ dựa thầu sẽ bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về ký thuật và tiêu chuấn đánh giá tổng hợp. Đối với những hồ sơ và các tiêu chí khác nhau thì sẽ được xác định các cách đánh giá khác nhau để phù hợp nhất và vẫn tuân thủ các quy định của pháp luật đề ra.
Còn đối với cá nhân là nhà thầu tư vấ thì việc đánh giá hộ sơ dựa thầu sẽ được thực hiện dựa trên các tiêu chí tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học và đề xuất kỹ thuật. Ngoài ra, theo như quy định thì nhà thầu phải có đề xuất kỹ thuật tốt nhất; có hồ sơ lý lịch khoa học và đáp ứng yêu cầu của điều khoản tham chiếu được xếp thứ nhất.