Dịch vụ công ích là gì? Ví dụ về dịch vụ công ích, sản phẩm công ích

Trong bài viết này, Luật Minh Khuê sẽ giải thích cho quý bạn đọc về khái niệm dịch vụ công ích và các ví dụ về dịch vụ công ích, sản phẩm công ích.

1. Dịch vụ, sản phẩm công ích là gì?

Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 32/2019/NĐ-CP có đưa ra khái niệm về sản phẩm, dịch vụ công ích:

“Sản phẩm, dịch vụ công ích là sản phẩm, dịch vụ mà việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí hoặc sản phẩm, dịch vụ có tính chất đặc thù; được Nhà nước trợ giá phần chênh lệch giữa giá tiêu thụ, giá sản phẩm dịch vụ theo quy định của Nhà nước hoặc phần chênh lệch giữa số tiền do người được hưởng sản phẩm, dịch vụ công ích thanh toán theo quy định của Nhà nước, với chi phí hợp lý của nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích để sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng (hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành nếu có).”

Theo đó, dịch vụ, sản phẩm công ích là việc sản xuất, cung ứng dịch vụ, sản phẩm này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí hoặc dịch vụ, sản phẩm có tính chất đặc thù.

Đồng thời được Nhà nước trợ giá phần chênh lệch giữa giá tiêu thụ, giá sản phẩm dịch vụ theo quy định của Nhà nước hoặc phần chênh lệch giữa số tiền do người được hưởng sản phẩm, dịch vụ công ích thanh toán theo quy định của Nhà nước, với chi phí hợp lý của nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích để sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng (hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành nếu có).

Cũng tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 32/2019/NĐ-CP có đưa ra khái niệm về trợ giá sản phẩm, dịch vụ công ích:

“Trợ giá sản phẩm, dịch vụ công ích là khoản hỗ trợ tài chính của ngân sách nhà nước theo mức cố định tính trên từng đơn vị sản phẩm, dịch vụ công ích cho nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích để sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng (hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành nếu có).”

Theo khái niệm trên, trợ giá dịch vụ, sản phẩm công ích là khoản hỗ trợ tài chính của ngân sách nhà nước theo mức cố định tính trên từng dịch vụ, đơn vị sản phẩm công ích cho nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích để sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng (hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành nếu có).

 

2. Quy định về điều kiện đặt hàng sản xuất, cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 32/2019/NĐ-CP về điều kiện đặt hàng sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích:

Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp đặt hàng nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, theo danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

– Nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đã có đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực được đặt hàng sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; có đủ năng lực về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc, trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất, trình độ quản lý và đội ngũ người lao động đáp ứng được các yêu cầu của việc sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích theo hợp đồng đặt hàng.

Ngoài ra đối với nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích được đặt hàng trong lĩnh vực thuộc diện Nhà nước cấp phép hoạt động phải đáp ứng thêm điều kiện phải là nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

– Danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích có tính đặc thù do liên quan đến sở hữu trí tuệ hoặc chỉ có một nhà cung cấp đăng ký thực hiện.

– Sản phẩm, dịch vụ công ích có giá tiêu thụ, giá sản phẩm dịch vụ, mức trợ giá được cấp có thẩm quyền quyết định theo pháp luật về giá và các pháp luật khác có liên quan.

 

3. Ví dụ về dịch vụ, sản phẩm công ích

Ví dụ: Dịch vụ định giá bất động sản vừa phục vụ cho yêu cầu quản lý của Nhà nước, chẳng hạn khi xử án hay thu hồi đất, vừa phục vụ cho lợi ích của nhà kinh doanh bất động sản khi lập dự án kinh doanh, lại phục vụ cho cả người dân khi họ có nhu cầu mua hay bán nhà. Chỉ riêng hoạt động định giá cho người dân mới gọi là dịch vụ công cộng

Ví dụ: Là những sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu, lợi ích chung mang tính thiết yếu của toàn thể người dân như: cấp nước sạch, cây xanh, ánh sáng, thu gom và xử lý rác thải…

 

4. Đặc điểm của dịch vụ công ích

Đối với người dân, cảm thụ tính ưu việt của xã hội chính là thông qua những gì họ được thụ hưởng, phụ vụ từ những dịch vụ xã hội mang lại. Khi xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng ý thức rõ rệt hơn quyền lợi của mình, thì việc thụ hưởng dịch vụ, sản phẩm xã hội với tính chất ngày càng có yêu cầu cao hơn, trách nhiệm cao hơn là thước đo trực tiếp đảm bảo quyền con người trong xã hội. Trong một nền kinh tế xã hội của một quốc gia càng phát triển thì nhu cầu đối với dịch vụ xã hội ngày càng cao và đòi hỏi cần phải chú trọng nhiều hơn nhằm tạo ra sự công bằng, ổn định và phát triển xã hội một cách bền vững.

Dịch vụ công ích mang bản chất xã hội vì mục đích chính của chúng là phục vụ cộng đồng nói chung và đảm bảo công bằng, ổn định xã hội. 

Mọi người đều được bình đẳng, có quyền ngang nhau trong việc được phục vụ và sử dụng các dịch vụ công ích… Từ đó, có thể ta có thể thấy tính xã hội của dịch vụ công ích rất rõ nét, và tính kinh tế, lợi nhuận không phải là điều kiện tiên quyết chi phối toàn bộ hoạt động dịch vụ công ích.

Dịch vụ công ích được cung ứng và quản lý bởi chủ thể đặc biệt là nhà nước hoặc được cung ứng bởi các tổ chức cá nhân đáp ứng điều kiện.

Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các dịch vụ công cơ bản như cây xanh, chiếu sáng, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, nước sạch. Nếu những dịch vụ này không có sẵn, nó có thể gây ra nhiều vấn đề trong xã hội của chúng ta.

Người sử dụng dịch vụ công ích không trực tiếp trả tiền khi sử dụng mà thông qua hình thức đóng thuế vào ngân sách nhà nước thì họ đã trả tiền trước cho việc sử dụng dịch vụ, sản phẩm công ích này, hoặc chỉ thu phí dịch vụ ở mức thấp phù hợp với thu nhập của hầu hết mọi người dân trong xã hội.

Dịch vụ công không vì lợi nhuận. Nhà nước cung cấp và quản lý các dịch vụ này để mọi người đều có thể tiếp cận chúng. Điều này có nghĩa là tiền thu được của người dân không đủ bù đắp chi phí cung cấp dịch vụ mà Nhà nước sử dụng các nguồn tiền khác để bù đắp. Điều này giúp Nhà nước quản lý dịch vụ và đảm bảo mọi người trong xã hội đều được chăm sóc.

Dịch vụ công ích được nhà nước đảm bảo trách nhiệm cung ứng không vì mục tiêu lợi nhuận.

Dịch vụ công ích là dịch vụ cần thiết, phục vụ những nhu cầu cơ bản cho cuộc sống an toàn và bình thường của xã hội nên không thể không được cung cấp.

Dịch vụ công ích là dịch vụ cần thiết, phục vụ những nhu cầu cơ bản cho cuộc sống an toàn và bình thường của xã hội nên không thể không được cung cấp.

Vừa rồi Luật Minh Khuê đã trình bày nội dung về Dịch vụ công ích là gì? Ví dụ về dịch vụ, sản phẩm công ích. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích đối với quý bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!