Dị vật trong tai và những điều cần biết
Dị vật trong tai thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là khi chơi đã tự đút hạt ngô, hạt đỗ, lạc… cũng có thể do vô tình một số mảnh vụn, sỏi, bụi… lọt vào tai, hoặc do một số côn trùng, chui vào tai khi ngủ dưới đất. Người lớn thường dễ nhận thức được nếu có dị vật trong tai nhưng trẻ nhỏ thì có thể không được.
Thường các dị vật có thể chưa gây nguy hiểm ngay nhưng chính những cách lấy dị vật ra không đúng cách có thể gây biến chứng, tổn hại nặng hơn. Ba mẹ cần tư vấn bác sĩ Tai Mũi Họng trước khi tự ý gắp dị vật ra.
Mục Lục
Dị vật trong tai là gì?
Dị vật ở trong tai là tình trạng một vật bị mắc kẹt trong ống tai (ống dẫn từ màng nhĩ ra bên ngoài). Các dị vật phổ biến thường gặp là bông gạc, côn trùng (gián, ruồi, kiến),thực phẩm (đậu hoặc hạt),đồ chơi nhỏ, hạt…
Tai gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa, tai trong. Ống tai ngoài được cấu tạo bởi ống tai sụn ở ngoài và ống tai xương ở trong.
Phần tiếp nối giữa ống tai ngoài và ống tai xương rất hẹp. Dị vật thường bị kẹt ở vị trí này, gây khó khăn cho việc lấy. Những hành động cố gắng lấy dị vật của cha mẹ trẻ có thể đẩy dị vật vào sâu hơn hoặc dễ gây tổn thương màng nhĩ.
Dấu hiệu mắc dị vật trong tai (triệu chứng)
Các triệu chứng phổ biến của tình trạng dị vật ở trong tai là:
- Đau tai nếu dị vật gây tổn thương tai hoặc màng nhĩ hay gây nhiễm trùng
- Mất thính lực
- Ù tai
- Nghe ù hoặc cảm giác nhột nếu có một con côn trùng chui vào ống tai
- Da bị đỏ, ngứa hoặc chảy máu trong tai
- Chóng mặt
Trong một số trường hợp có thể người bệnh không gặp những triệu chứng kể trên. Vì thế, khi nghi ngờ hay có bất cứ thắc mắc nào hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.
Cách xử trí khi mắc dị vật tai
Thông thường, dị vật tai được chia thành 3 loại:
- Loại côn trùng
- Loại hạt của cây
- Loại hạt nhựa, sỏi đá, kim loại, thủy tinh…
Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân thường không có triệu chứng gì khó chịu. Trẻ em thường được khám và phát hiện tình cờ, hoặc khi dị vật đã gây biến chứng. Những cách lấy dị vật thường được áp dụng:
- Bơm rửa bằng nước
- Dùng kẹp gắp
- Dụng cụ có móc để kéo dị vật
- Dùng hút
- Dị vật côn trùng sống có thể sơ cứu bằng nhỏ nước muối hoặc nước sạch vào tai, nằm nghiêng về bên đối diện để côn trùng có thể tự bò ra ngoài.
Người bệnh nên đặc biệt lưu ý khi xử trí dị vật trong tai. Việc tự xử trí tại nhà chỉ áp dụng khi dị vật mắc ở phía ngoài, dễ lấy ra. Nếu sau một vài lần thử không lấy được, người bệnh cần đi khám để được bác sĩ hỗ trợ gắp dị vật ra.
Ngoài ra, nên tư vấn trước với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được hướng dẫn cách tự sơ cứu tại nhà.
Dị vật tai có nguy hiểm không?
Nếu không được thì cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. Vì nếu không được gắp bỏ côn trùng có thể bò sâu vào lỗ tai, gây thủng màng nhĩ hoặc làm nhiễm trùng, viêm tai.
Tại cơ sở y tế, tùy vào tính chất, hình dạng, vị trí của dị vật và tình trạng của ống tai cũng như tình trạng toàn thân mà các bác sĩ sẽ có các cách xử trí khác nhau:
- Nếu dị vật còn ở phần ống tai sụn, chưa bít tắc ống tai thì có thể lấy ra bằng cây móc ráy hoặc bơm rửa cho dị vật trôi ra
- Nếu dị vật không trôi ra được thì sử dụng ống hút để lấy
- Nếu dị vật là côn trùng đang còn sống thì phải làm bất động nó, rồi mới tìm cách nhẹ nhàng lấy nó ra
- Nếu dị vật có kích thước lớn và chắc, kẹt cứng trong ống tai và ở trong sâu thì phải gây tê, thậm chí gây mê để lấy, nhất là ở trẻ nhỏ trong những trường hợp đặc biệt
- Thậm chí có trường hợp khó tới mức phải tiến hành phẫu thuật theo đường sau tai hoặc trong tai, đục mở xương thành sau ống tai mới có thể lấy dị vật ra được
Chính vì vậy, nếu gia đình phát hiện trẻ có dị vật ở tai, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế. Tuyệt đối không được tự ý lấy dị vật tại nhà vì có thể đẩy dị vật vào sâu hơn, làm nguy cơ tổn thương nhiều hơn và khó lấy hơn.
Khi trẻ có dị vật trong tai cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xử lý (Nguồn ảnh Pixabay)
Phòng tránh cho trẻ nhỏ bằng cách nào
- Chú ý đến trẻ em khi trẻ đang chơi với các vật nhỏ.
- Không sử dụng bất kỳ vật gì, chẳng hạn như khăn giấy, bông gạc hoặc tăm xỉa răng, để làm sạch ống tai.
Dị vật ống tai khám và điều trị ở đâu?
Với tình trạng dị vật tai nói riêng và các bệnh học về tai nói chung, việc phát hiện và điều trị kịp thời là rất cần thiết nhằm tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.
Trong trường hợp mắc dị vật trong tai, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến các trung tâm y tế tin cậy để xử lý, tốt nhất nên đưa người bệnh đến các bệnh viện chuyên về Tai Mũi Họng.
Nếu đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn bệnh viện khám và điều trị các bệnh liên quan về Tai Mũi Họng, bạn có thể tham khảo danh sách những bệnh viện dưới đây. Đây đều là những bệnh viện lớn, uy tín được người bệnh đánh giá cao và tin tưởng lựa chọn trong nhiều năm nay.
Tại TP.HCM
Tại Hà Nội
- Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
- Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện An Việt
- Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Bạch Mai
- Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Thu Cúc
- Chuyên khoa Tai mũi họng – Phòng khám Vietlife…