Đi làm căn cước công dân cần những giấy tờ gì? (Mới 2022)
Đi làm căn cước công dân cần những giấy tờ gì?
5. Một số câu hỏi thường gặp
1. Đi làm căn cước công dân cần những giấy tờ gì?
Ngày 01/01/2021, Bộ Công an đã chính thức cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip trên phạm vi toàn quốc với mục tiêu đến tháng 7/2021 50 triệu thẻ căn cước công dân sẽ được phát hành. Về mặt thủ tục từ 01/7/2021, thủ tục làm Căn cước công dân (CCCD) có những cải tiến đáng kể so với trước đó. Luật ACC sẽ cập nhật một số thông tin sau: đối tượng được cấp, đổi căn cước công dân gắn chip? Đi làm căn cước công dân cần những giấy tờ gì?
làm căn cước công dân cần những giấy tờ gì
Mục Lục
1. Đi làm căn cước công dân cần những giấy tờ gì?
Công dân mang đầy đủ giấy tờ sau khi đi làm căn cước công dân:
- Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú (nếu bạn chưa bị thu hồi);
- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân cũ;
- Giấy khai sinh (phòng khi cán bộ làm thẻ yêu cầu);
- Giấy tờ chứng minh nếu có thay đổi về thông tin nhân thân.
2. Đối tượng được cấp, đổi thẻ Căn cước công dân gắn chip
Cấp mới: Theo khoản 1 Điều 19 Luật căn cước công dân 2014,Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ căn cước công dân.
Cấp đổi:
- Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (Điều 21 Luật căn cước công dân 2014);
- Ngoài ra, những ai đã có chứng minh nhân dân (9 số và 12 số), thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn.
3. Thủ tục làm Căn cước công dân gắn chip mới lần đầu
Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân theo trình tự như sau:
Bước 1: Yêu cầu cấp thẻ CCCD
- Cấp thẻ că cước công dân trực tiếp tại cơ quan Công an: Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân.
- Cấp thẻ căn cước công dân online: Công dân đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị.
Bước 2: Tiếp nhận đề nghị cấp CCCD
- Làm căn cước công dân trực tiếp:
Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ:
+ Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ;
+ Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp thẻ;
+ Trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân để cập nhật thông tin trong hồ sơ cấp thẻ (như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh…).
- Làm căn cước công dân online:
Người dân khai báo đầy đủ thông tin cá nhân trên tờ khai điện tử, nộp hồ sơ online và nhận giấy hẹn làm việc trực tiếp tại cơ quan công an.
Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay
Người dân làm căn cước công dân trực tiếp/ làm căn cước công dân online (đến làm việc theo giấy hẹn đã được cung cấp sau khi đăng ký lịch làm căn cước công dân online qua Zalo, Cổng dịch vụ công quốc gia) tiếp tục tiến hành việc chụp ảnh, thu thập vân tay.
Cán bộ tiến hành mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân, chụp ảnh, thu thập vân tay để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD cho công dân kiểm tra, ký tên.
Ảnh chân dung của công dân khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự. Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.
Lưu ý: – Trang phục lịch sự, đầu tóc gọn gàng, buộc tóc, bỏ kính ra; chỉ nên trang điểm nhẹ nhàng, tránh trang điểm đậm loè loẹt sẽ làm mất đi nét mặt cơ bản để nhận diện.
Bước 4: Trả kết quả
Công dân nộp lệ phí, sau đó nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân. Người dân đi nhận CCCD tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trên giấy hẹn hoặc trả qua đường bưu điện (công dân tự trả phí).
Thời gian trả kết quả
Tối đa 8 ngày làm việc (Điều 11 Thông tư 60/2021/TT-BCA).
Lưu ý: Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên việc trả thẻ cho người dân còn nhiều khó khăn. Nếu bạn đã làm thẻ nhưng sau rất nhiều tháng thì hãy tra cứu tình trạng làm căn cước công dân của mình. Luật ACC đã có bài viết hướng dẫn cách tra cứu/phản hồi khi chậm trả thẻ căn cước công dân. Xem thêm tại đây.
Hãy để lại câu hỏi của bạn, Luật ACC sẵn sàng giải đáp cho bạn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến căn cước công dân cũng như các vấn đề pháp lý khác.
5. Một số câu hỏi thường gặp
Công ty nào cung cấp dịch vụ làm thẻ CCCD uy tín chất lượng?
ACC chuyên cung cấp các dịch vụ làm thẻ CCCD nhanh chóng, chất lượng với chi phí hợp lý.
Thời hạn giải quyết thủ tục làm căn cước công dân là bao lâu?
Thông thường từ 8 đến 10 ngày làm việc.
Đi làm căn cước công dân cần những giấy tờ gì?
Công dân mang đầy đủ giấy tờ sau khi đi làm căn cước công dân:
- Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú (nếu bạn chưa bị thu hồi);
- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân cũ;
- Giấy khai sinh (phòng khi cán bộ làm thẻ yêu cầu);
- Giấy tờ chứng minh nếu có thay đổi về thông tin nhân thân.
Ai được cấp thẻ Căn cước công dân?
Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân.
Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc (Xem thêm về chúng tôi tại đây) với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Tư vấn: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Fanpage: ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: [email protected]
Trân trọng!
3.5/5 – (4 bình chọn)