Đi đẻ hết bao nhiêu tiền, cần chuẩn bị những gì trước khi vượt cạn?
Mang thai và sinh con là hành trình dài cần sự chuẩn bị chu đáo từ sớm của cha mẹ. Để em bé chào đời trong điều kiện chăm sóc tốt nhất, việc dự trù đi đẻ hết bao nhiêu tiền và chuẩn bị các đồ dùng cần thiết trước khi sinh là vô cùng quan trọng.
Mục Lục
Đi đẻ hết bao nhiêu tiền? Những chi phí cần chuẩn bị
Kinh phí sinh nở tùy thuộc vào mẹ sinh thường hay sinh mổ, sử dụng những dịch vụ nào trong quá trình sinh con. Những thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ hình dung về những khoản chi phí cần trang trải để chuẩn bị kỹ càng về tài chính trước khi sinh con.
1. Viện phí khi sinh con
Viện phí khi sinh con chiếm phần lớn trong chi phí có con của nhiều gia đình, bao gồm cả tiền thăm khám trong suốt quá trình mang thai và phí sinh con tại bệnh viện. Do đó ngay từ khi biết tin mang thai, các cặp vợ chồng nên lên kế hoạch sẽ khám thai và sinh con ở đâu để chủ động về tài chính.
Đi đẻ tốn bao nhiêu tiền còn tùy vào mẹ sinh thường hay sinh mổ. Thông thường, giá sinh mổ sẽ cao hơn từ 3-5 triệu so với sinh thường. Giá sinh thai đôi cũng cao hơn so với thai đơn từ 1-3 triệu đồng.
Ngoài ra, mẹ cũng cần tính toán thêm chi phí nằm viện. Nếu đẻ thường, mẹ sẽ nằm viện 2-3 ngày; nếu đẻ mổ mẹ cần nằm viện lâu hơn, từ 5-7 ngày. Thực tế nhiều thai phụ có thai kỳ khỏe mạnh và dự định sẽ sinh thường, nhưng khi đến ngày dự sinh có thể có sự cố xảy ra bất ngờ, chẳng hạn vỡ ối sớm, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ, do vậy cần dự trù cả chi phí cho trường hợp này để chủ động khi thanh toán.
Mặc dù bài toán chi phí cần tính tới, mẹ vẫn nên lựa chọn sinh con tại những bệnh viện hiện đại, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chuyên môn, cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ. Thực tế có những tai biến trong thai kỳ và khi “vượt cạn” đe dọa đến sức khỏe cả mẹ và bé, chỉ có thể phát hiện và can thiệp kịp thời nhờ sự phối hợp liên khoa Sản – Sơ sinh chặt chẽ, và sự hỗ trợ của các thiết bị y tế hiện đại.
Bên cạnh đó, đi đẻ là thời điểm mẹ và bé cần những chăm sóc đặc biệt để cuộc sinh trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, không phải lo toan vướng bận nhiều. Do đó, một gói thai sản tại những bệnh viện chất lượng cao là lựa chọn tối ưu giúp mẹ bầu được hưởng một chế độ chăm sóc toàn diện, thống nhất và xuyên suốt từ khi mang thai đến lúc “vượt cạn”.
2. Bảo hiểm thai sản
Việc đón một thành viên mới trong gia đình chắc chắn sẽ phát sinh thêm nhiều khoản chi phí gây áp lực không nhỏ lên kinh tế gia đình. Lúc này, bảo hiểm thai sản là cần thiết để san sẻ một phần chi phí mà vẫn đảm bảo mẹ và bé được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất.
Ngoài chế độ thai sản được hưởng khi đóng bảo hiểm xã hội, bạn có thể tham gia các gói bảo hiểm sức khỏe khác để nhận được nhiều quyền lợi hơn. Tuy nhiên tất cả các gói thai sản đều áp dụng thời gian chờ và mỗi công ty có một quy định khác nhau, mẹ cần tìm hiểu rõ để biết được nên mua vào thời điểm nào để đảm bảo quyền lợi cho mình.
Có một số yếu tố cần cân nhắc trước khi mua bảo hiểm thai sản, bao gồm chi phí phải trả cho việc khám thai và sinh con, ngân sách của gia đình và chất lượng chăm sóc y tế mong muốn. Mẹ cũng cần tìm hiểu xem gói thai sản đó đang được áp dụng tại những bệnh viện nào, có phù hợp với tiêu chí của bản thân không trước khi quyết định tham gia mua.
3. Chi phí mua đồ cho bé
Đi đẻ hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc khá nhiều vào chi phí mua đồ cho em bé. Trước ngày dự sinh từ 2-3 tháng, ba mẹ nên lên kế hoạch chi tiết những vật dụng cần thiết cho bé khi chào đời. Thêm một thành viên trong gia đình không chỉ đơn giản là mua thêm quần áo hay sữa cho bé, mà còn rất nhiều vấn đề khác cần quan tâm, chẳng hạn đồ dùng thiết yếu cho bé như xe nôi, cũi, đồ dùng vệ sinh… đặc biệt cần thiết kế lại nhà cửa để đảm bảo an toàn khi có trẻ nhỏ trong nhà. Những thứ này tốn một khoản chi phí không nhỏ và thường phải mua nhiều lần mới đủ, do vậy rất cần sự chuẩn bị từ sớm.
Cụ thể, kinh phí mua quần áo và các đồ dùng thiết yếu như khăn, tã, bình sữa… cho bé rơi vào từ 3 triệu đồng trở lên. Nếu muốn cho trẻ nằm cũi hoặc xe nôi, ba mẹ cần chuẩn bị thêm 3-7 triệu đồng nữa. Ngoài ra, có những gia đình còn chi thêm một khoản tiền để sửa sang, điều chỉnh lại tiện ích trong nhà, chẳng hạn lắp thêm lan can, bịt các góc cạnh sắc nhọn của giường, bàn, tủ… để đảm bảo an toàn cho em bé sau này.
Trẻ sơ sinh thường phát triển rất nhanh, do đó có thể phải thay đổi quần áo liên tục nên khá tốn kém. Mẹ có thể tận dụng quần áo trẻ sơ sinh từ người thân, vừa tiết kiệm chi phí, vừa dễ chịu cho da bé vì quần áo cũ thường rất mềm mại.
4. Chi phí bồi bổ cho mẹ khi đi đẻ
Sau sinh, sức khỏe của mẹ còn rất yếu nên cần nằm lại bệnh viện để theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng, đề phòng các biến chứng sau sinh như nhiễm trùng, xuất huyết, tắc tuyến sữa, nhiễm trùng vết mổ (với trường hợp sinh mổ)… Lúc này, vấn đề dinh dưỡng của mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm để làm sao giúp mẹ vừa nhanh hồi phục sức khỏe, vừa đủ sữa cho bé bú.
Bữa ăn của mẹ không nhất thiết phải là những món đắt tiền nhưng cần đầy đủ dinh dưỡng. Thông thường, chi phí một bữa ăn cho mẹ sau sinh nên từ 65.000 nghìn đồng/bữa trở lên, với các món chính, phụ đa dạng để đảm bảo dinh dưỡng. Nếu sinh thường, trong 2-3 ngày nằm viện cần chuẩn bị tiền ăn cho mẹ khoảng 600.000 – 800.000 nghìn đồng. Con số này sẽ lớn hơn nếu mẹ sinh mổ và phải nằm viện lâu hơn.
Hiện nay, rất nhiều ba mẹ đã chọn các gói sinh con tại bệnh viện để giúp mẹ có một chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất dưới sự theo dõi của bác sĩ. Điều này giúp làm giảm áp lực đáng kể cho người nhà, mà bản thân mẹ bầu cũng có được bữa cơm đúng khẩu vị và giàu dinh dưỡng.
Một số lưu ý cho mẹ khi đi đẻ lần đầu
Lần đầu vượt cạn, sẽ có nhiều mẹ cảm thấy hoang mang, lo lắng. Một sự chuẩn bị chu đáo từ sớm về nơi sinh và các vật dụng thiết yếu khi đi đẻ là vô cùng cần thiết, giúp cuộc sinh diễn ra thuận lợi.
1. Chọn bệnh viện để sinh con
Tiêu chí đầu tiên mẹ cần nghĩ tới khi lựa chọn cơ sở y tế để sinh nở, đó là phải đảm bảo về chuyên môn với đội ngũ bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất hiện đại để cuộc sinh diễn ra an toàn. Các biến chứng trong và sau sinh phức tạp, chẳng hạn nhiễm trùng, băng huyết ở người mẹ hay vàng da, bệnh lý võng mạc ở trẻ sơ sinh luôn rình rập và có thể xảy ra với bất cứ sản phụ nào khi vượt cạn và giai đoạn hậu sản, chăm trẻ sơ sinh. Nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa rất dễ lỡ mất thời điểm vàng can thiệp. Do vậy, những bệnh viện có liên khoa Sản, Sơ sinh với vị trí các khoa nằm gần nhau để thuận lợi di chuyển, sẽ là lựa chọn tối ưu đảm bảo cho sự an toàn của mẹ và bé.
Tiêu chí thứ hai để đảm bảo cho cuộc sinh diễn ra thuận lợi, nhẹ nhàng, đó là chất lượng dịch vụ tại nơi sinh. Với những vất vả trong suốt quá trình sinh nở, mẹ và bé rất cần một chế độ chăm sóc đặc biệt. Một căn phòng nội trú rộng rãi, thoáng mát với đầy đủ các tiện nghi sẽ giúp mẹ được nghỉ ngơi, thư giãn, “đi sinh như đi nghỉ dưỡng”. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tìm hiểu xem các dịch vụ chăm sóc trước và sau sinh của bệnh viện có đáp ứng đúng nhu cầu của mình không, nhất là về chế độ dinh dưỡng, những quyền lợi mà mẹ và bé được hưởng tại bệnh viện.
2. Chuẩn bị đồ đi đẻ
Đầu tiên, ba mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết khi đi sinh, bao gồm giấy tờ tùy thân như chứng minh thư, bảo hiểm y tế (nếu có); hồ sơ khám thai như các kết quả siêu âm, xét nghiệm trong suốt quá trình mang thai để làm cơ sở cho bác sĩ đánh giá sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Ngoài ra, mẹ cũng nên mang theo một vài bộ quần áo (để mặc khi xuất viện), các vật dụng cá nhân như bàn chải, kem đánh răng, dầu gội, sữa tắm, khăn choàng, tất chân tay phòng khi mẹ bị hạ thân nhiệt sau khi sinh.
Về giỏ đồ cho bé sau sinh, mẹ cần chuẩn bị các vật dụng sau:
- Áo ngắn tay, dài tay
- Quần dài
- Mũ đội đầu
- Tất tay, tất chân
- Khăn quấn cho b
- Khăn sữa
- Bông y tế
- Tã giấy hoặc bỉm
- Máy hút sữa
- Gối mềm
- Chăn mền loại nhỏ
Xem thêm: Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé
Không chỉ mẹ và bé, ngay cả bố cũng nên chuẩn bị một số thứ cần thiết cho những ngày chăm sóc mẹ trong bệnh viện, tránh tình trạng nhớ trước quên sau khiến cuộc sinh trở nên rối rắm. Sau đây là một số lưu ý dành cho bố khi đưa mẹ đi đẻ:
- Ngoài tiền viện phí, cần chuẩn bị sẵn một khoản tiền mặt để trả phí đi lại, gửi xe, mua sắm đồ lặt vặt…
- Mang theo điện thoại, sạc dự phòng để có thể gọi cho người nhà báo tin vui và lưu lại các khoảnh khắc đẹp của mẹ và bé
- Mang đồ dùng vệ sinh cá nhân để tiện ở lại trong viện chăm sóc mẹ, một đôi dép hoặc giày thoải mái để tiện lợi khi phải di chuyển nhiều.
- Với mong muốn mang lại cho mẹ hành trình vượt cạn an tâm và nhẹ nhàng như đi nghỉ dưỡng, BVĐK Tâm Anh thiết kế gói sinh trọn gói với những “đặc quyền” đặc biệt dành cho mẹ và bé.
Mẹ sẽ được trực tiếp thăm khám, theo dõi và đỡ đẻ bởi đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia sản khoa hàng đầu tại BVĐK Tâm Anh, như BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê, ThS.BS Sao Hiêng… Nhờ áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất trong lĩnh vực sản khoa như gây tê tủy sống (trong sinh mổ) hay gây tê màng cứng (trong sinh thường), nỗi sợ đau đẻ của mẹ sẽ không còn. Đặc biệt, bệnh viện xây dựng liên khoa Sản, Nhi và Sơ sinh với vị trí 3 khoa nằm gần nhau, giúp can thiệp kịp thời các biến chứng có thể xảy ra trong suốt quá trình sinh nở.
Khi đăng ký sinh con trọn gói tại BVĐK Tâm Anh, mẹ và gia đình không cần phải “tay xách nách mang” đồ đạc lỉnh kỉnh để đi sinh. Tại đây, mọi đồ dùng cần thiết cho mẹ và bé đều được chuẩn bị đầy đủ từ A đến Z. Mẹ được nghỉ ngơi trong phòng nội trú đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn 5 sao, đi kèm chế độ dinh dưỡng khoa học dựa trên sở thích và khẩu vị cá nhân. Bé được tiêm miễn phí vắc xin Viêm gan B, vitamin K và sàng lọc 73 bệnh lý sơ sinh, đồng thời được chăm sóc trong môi trường vô trùng tuyệt đối bởi các chuyên gia về sơ sinh hàng đầu.
Đi đẻ hết bao nhiêu tiền là vấn đề bất cứ cha mẹ nào cũng cần tính đến khi quyết định có con. Với rất nhiều thứ phải chuẩn bị cho cuộc sinh, một chế độ chăm sóc toàn diện của các gói thai sản tại bệnh viện sẽ giảm đáng kể áp lực cho cha mẹ, giúp hành trình sinh nở trở nên trọn vẹn.