Đến Tây Nguyên không thể bỏ lỡ lễ hội đua voi náo nhiệt ở Buôn Đôn

Vùng đất Tây Nguyên luôn luôn là một điểm đến lý tưởng cho những du khách ưa khám phá. Nơi này không có núi rừng đại ngàn với nhiều món ăn độc đáo mà còn là nơi duy nhất tổ chức lễ hội đua voi đầy náo nhiệt.

Thời gian tổ chức lễ hội đua voi ở Tây Nguyên

Đối với người dân Tây Nguyên, voi là loài động vật gắn bó trong đời sống hằng ngày như một người bạn. Mọi hoạt động của người dân nơi đây từ làm việc cho đến vui chơi, lễ hội đều gắn với con voi. Chính vì vậy người Tây Nguyên thường tổ chức lễ hội đua voi để nâng cao nhận thức của cộng động về bảo tồn voi đồng thời tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của đồng bào nơi đây.

le-hoi-dua-voi-tay-nguyen

Lễ hội đua voi của người dân Tây Nguyên nhằm nâng cao nhận thức của cộng động về bảo tồn voi đồng thời tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của đồng bào nơi đây. Ảnh: xechung

Lễ hội đua voi thường được tổ chức tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk với thông lệ 2 năm 1 lần. Thời gian phù hợp nhất cho hội đua voi là vào mùa xuân, cụ thể là tầm tháng 3 hằng năm. Đây là khoảng thời gian có tiết trời  khô ráo, nắng đẹp, đường xá thuận tiện cho việc tổ chức lễ hội cũng như việc đi lại của du khách. Bên cạnh lễ hội đua voi, thời điểm này đồng bào Buôn Đôn còn tổ chức nhiều lễ hội khác như: lễ cúng lúa mới, văn hóa cồng chiêng,… để cầu chúc một năm mới mùa màng bội thu, gia đình khỏe mạnh.

Cách thức tổ chức lễ hội đua voi

Trong một lễ hội đua voi, các hoạt động chính sẽ bao gồm:

– Lễ cúng nước

– Lễ cúng sức khỏe cho đàn voi

– Hội chợ và hoạt động văn hóa của các dân tộc huyện Buôn Đôn, Đăk Lăk

– Cuộc thi voi chạy

– Cuộc thi voi đá bóng

– Cuộc thi voi bơi

le-hoi-dua-voi-tay-nguyen-1

Lễ cúng bến nước. Ảnh: buonho.edu

Vào sáng sớm ngày tổ chức lễ hội đua voi, già làng cùng người dân trong buôn sẽ đến bến nước làm lễ cúng để cảm tạ thần nước đã đem lại may mắn trong năm cũ và cầu mưa thuận gió hòa trong năm mới. Sau đó, mỗi người sẽ lấy nước cho vào quả bầu khô đem về nhà để lấy may. Hoạt động tiếp theo là tất cả mọi người tập trung ở nhà sàn của buôn để ca hát, nhảy múa, uống rượu cần và ăn thịt mừng bắt đầu lễ hội.

le-hoi-dua-voi-tay-nguyen-2

Lễ cúng sức khỏe cho voi. Ảnh: laodong

Trước khi lễ hội đua voi chính thức bắt đầu, người ta sẽ làm lễ cúng sức khỏe cho voi để thể hiện lòng yêu quý với loài vật này. Lễ vật thường là một con heo, một bầu nước lấy ở bến và 3 ché rượu cần. Lễ xong mọi người nhảy múa hân hoan, đánh cồng chiêng bắt đầu lễ hội. Hội đua voi thường được tổ chức trên những bãi đất trống, bằng phẳng và rộng lớn để phù hợp với mọi hoạt động trong lễ hội.

 

 

 

le-hoi-dua-voi-tay-nguyen-3

Hội đua voi thường được tổ chức trên những bãi đất trống, bằng phẳng và rộng lớn để phù hợp với mọi hoạt động trong lễ hội. Ảnh: present.vn

Để đảm bảo tính quy mô, trước ngày lễ hội diễn ra, chủ của những chú voi phải đăng ký hạng mục tham gia. Các hoạt động trong lễ hội như voi thi chạy, voi thi bơi hay voi đá bóng… Mỗi hoạt động của lễ hội sẽ có khoảng 20-30 chú voi tham gia và chia thành từng tốp 5-10 con voi thi một lượt. Trên lưng voi sẽ có 2 chàng quản tượng để điều khiển voi. Với trò đua voi, sau hiệu lệnh bằng tù và, đàn voi sẽ dùng hết sức lực phóng nhanh về phía trước tạo âm thanh rầm rập đất trời. Lúc này, những chàng quản tượng, người ngồi trước cầm gậy điều khiển cho voi chạy đúng đường bằng cách gõ vào tai voi, người ngồi sau cầm búa gỗ quất vào mông voi để thúc chúng về đích nhanh hơn. Kết thúc cuộc thi, những chú voi sẽ được thưởng một nải chuối hoặc một bó mía như là phần quà cho sự nỗ lực, cố gắng trong cuộc thi. Chú voi vô địch sẽ được ưu tiên thưởng thức nhiều món ngon hơn và được trao nguyệt quế.

le-hoi-dua-voi-08

Không khi náo nhiệt của buổi đua voi. Ảnh: Du lịch việt nam.

le-hoi-dua-voi-06

Trên lưng mỗi chú voi là 2 chàng quản tượng điều khiển voi chạy nhanh và đúng hướng. Ảnh: khampha.vn

DUC_8551_DEMK

Những chú voi đua hết mình. Ảnh: laodong

Không khí lễ hội rộn ràng với tiếng reo hò náo nhiệt của khán giả, tiếng bước chân voi hùng dũng và tiếng cồng chiêng vui nhộn. Những trang phục sắc màu của rất nhiều dân tộc đến tham gia tạo nên bức tranh rực rỡ cho lễ hội. … Lễ hội đua voi không chỉ thể hiện sự hăng hái, mạnh mẽ của đàn voi mà còn cho thấy kỹ năng huấn luyện của từng người điều khiển. Ngoài ra, còn có hoạt động voi lội sông Sêrêpốk cũng thu hút nhiều sự chú ý trong lễ hội.

le-hoi-dua-voi-07

Voi lội sông Sêrêpốk là phần thi khó nhất và đáng chú ý trong lễ hội. Ảnh: dantocmiennui.vn

le-hoi-dua-voi-05

Lễ hội còn có trò voi đá bóng. Ảnh: thanhnien.vn

Đến tham gia lễ hội đua voi ở Buôn Đôn, du khách ngoài việc được hòa mình vào không khí lễ hội cực độc đáo của mảnh đất Tây Nguyên còn được thưởng thức những món ăn đặc trưng của vùng đất này như cơm lam, măng nướng xào vếch bò, rượu cần, gỏi cá…

le-hoi-dua-voi-tay-nguyen-21

Tham gia lễ hội đua voi, du khách còn có cơ hội thưởng thức rượu cần là đặc sản của Tây Nguyê. Ảnh: vietnamtravellog

Lễ hội đua voi là một nét văn hóa đặc sắc chỉ có ở mảnh đất Tây Nguyên. Tham dự lễ hội này, du khách không chỉ được hòa mình vào không khí lễ hội náo nhiệt mà còn có cơ hội tìm hiểu về phong tục, tập quán, thưởng thức ẩm thực đặc sắc và ngắm nhìn hàng loạt trang phục rực rỡ của các dân tộc nơi đây.