Để trở thành BA cần học những gì? Các chuyên môn và kỹ năng cần thiết

để trở thành ba cần học những gì

Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ quan tâm tìm hiểu ngành BA. Vậy BA là gì? Để trở thành BA cần học những gì? Các kỹ năng cần thiết để trở thành một BA giỏi? Hãy cùng Blog.TopCV tìm hiểu cụ thể hơn về nghề nghiệp này trong bài viết sau đây!

Tìm hiểu ba là gì?

BA có thể hiểu một cách đơn giản nhất là chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Trong tiếng Anh nghề nghiệp này có tên gọi là Business Analyst. BA là những người ở vị trí trung gian. Họ đóng vai trò là người kết nối, liên kết giữa các đối tượng khách hàng tiềm năng với bộ phận kinh doanh cũng như đội ngũ quản lý hay vấn đề kỹ thuật của doanh nghiệp. 

BA được biết tới là một nghề khá rộng, nghề nghiệp này có liên quan mật thiết tới hầu hết các ngành nghề từ ngân hàng, tài chính cho tới thương mại điện tử. Vì thế, cơ hội việc làm cho vị trí này là rất lớn.

>>> Xem thêm: Business Analyst là gì? Tìm hiểu về nghề nghiệp của thế kỷ số

Chuyên môn chính của BA

Business Analyst bao gồm nhiều chuyên môn khác nhau. Trong đó, có 3 chuyên môn chính cụ thể là:

Management Analyst (Chuyên gia hỗ trợ tư vấn quản lý)

Đây là một nhiệm vụ quan trọng của BA trong đơn vị, tổ chức. Lúc này, BA sẽ thực hiện công việc đưa ra đề xuất mới nhằm cải thiện hiệu quả quá trình hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp. 

Để trở thành BA cần học những gì? Chuyên môn chính của BAĐể trở thành BA cần học những gì? Chuyên môn chính của BA

Chuyên gia tư vấn sẽ thực hiện nghiên cứu, tìm hiểu các hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, xây dựng các phương pháp giúp cho doanh nghiệp có được lợi ích hơn. Đơn cử như: Biện pháp giảm bớt chi phí sản xuất, kinh doanh, tăng doanh thu cho doanh nghiệp,…

Systems Analyst – Chuyên viên hỗ trợ phân tích hệ thống

Các Systems Analyst sẽ đảm nhận công việc liên quan tới phân tích hay thiết kế kỹ thuật. Từ đó, sẽ hỗ trợ giải quyết các vấn đề trong hoạt động kinh doanh. Vị trí sẽ đảm nhận trách nhiệm xác định cải tiến cần thiết cho doanh nghiệp. Đồng thời, tiến hành thiết kế lại hệ thống để thực hiện các thay đổi đó. 

Ngoài ra, các chuyên viên phân tích hệ thống còn đảm nhận nhiệm vụ đào tạo, chuyển giao các kỹ thuật hệ thống cho bộ phận khác sử dụng. 

Chuyên gia phân tích dữ liệu

Business Analyst sẽ là người thu thập thông tin, kết quả và trình bày ở dạng biểu đồ, đồ thị, bảng biểu,… báo cáo lên cấp trên. Đồng thời, các chuyên gia này sẽ sử dụng chính xác cơ sở, dữ liệu phân tích để tiến hành xác định, vạch rõ xu hướng cũng như xây dựng mô hình cho các vấn đề có thể xảy ra. 

Để trở thành BA cần học những gì? Chuyên môn phân tích dữ liệu Để trở thành BA cần học những gì? Chuyên môn phân tích dữ liệu 

Tìm hiểu để trở thành BA cần học những gì?

Hiện tại, chưa có một chuyên ngành hay trường học nào tại Việt Nam có đào tạo chuyên sâu về ngành Business Analyst. Vậy để trở thành BA cần học những gì? Học Business Analyst ở trường nào? Một BA chuyên nghiệp các bạn có thể học một số ngành có liên quan như:

Ngành học công nghệ thông tin

Không phải ngẫu nhiên những người làm trong ngành IT được ví là dân BA. Bởi đa phần dân IT là những người có thiên hướng dễ dàng nhất trong việc chuyển đổi sang lĩnh vực phân tích nghiệp vụ. Theo đó, các bạn có thể lựa chọn nhiều ngành học khác nhau trong ngành công nghệ thông tin để phát triển niềm đam mê của mình. Cụ thể là ngành:

  • Khoa học máy tính
  • An toàn thông tin
  • Truyền thông và an ninh mạng
  • Kỹ thuật lập trình
  • Kỹ thuật phần mềm

Đây là một nhóm ngành đòi hỏi tính logic cao. Do đó, bạn có thể học được cách xây dựng, vận hành, phát triển hệ thống phần mềm hiệu quả nhất. Những bài tập thực tế cần giải quyết trong quá trình học cũng giúp ích rất nhiều cho công việc của một Business Analyst sau này. 

Ngành Kinh tế

Trong nhóm ngành Kinh tế, các ngành học mà các bạn có thể lựa chọn các khóa học BA như: Quản trị kinh doanh, quản trị tài chính, kế toán, ngân hàng,…. Thực tế, công việc của một Business Analyst cũng liên quan rất nhiều tới tài chính, lợi nhuận, khách hàng. Vì vậy, các bạn cần học Kinh tế để có thể đưa ra những tính toán, phân tích hiệu quả. 

Để trở thành BA cần học những gì? - Ngành Kinh tế không thể bỏ quaĐể trở thành BA cần học những gì? – Ngành Kinh tế không thể bỏ qua

Học ngành hệ thống cung cấp thông tin và quản lý

Đây được xem là một nhóm ngành đào tạo gần sát nhất với nghề BA. Các môn học liên quan nhất là Kiến thức kinh tế, kiến thức cơ bản đến chuyên sâu của hệ thống thông tin quản lý. 

Các môn học này đi sâu đào tạo cho sinh viên khả năng tổng hợp, xử lý dữ liệu. Khả năng quản lý hệ thống thông tin là rất cần thiết với bất kỳ doanh nghiệp nào trong tổ chức. Đồng thời, điều hành hoạt động của công ty. 

Chứng chỉ cần có của Business Analyst 

BA là một công việc hấp dẫn cả về nhân lực, thu nhập trong thời điểm hiện tại. Mức lương của một nhân viên BA được đánh giá cao so với mặt bằng chung. Do vậy, yêu cầu chuyên môn với vị trí này rất lớn. Để trở nên tốt hơn, các bạn cần rèn luyện, không ngừng học hỏi. 

Đối với vị trí Business Analyst, các bạn cần sở hữu các chứng chỉ quan trọng như sau:

Chứng chỉ ECBA (Entry Certificate in Business Analysis)

Đây là một chứng nhận dành cho các cá nhân/chuyên gia có mong muốn tham gia vào lĩnh vực BA do IIBA cấp. Chứng chỉ này phù hợp với người mới bắt đầu và chưa có kinh nghiệm trong ngành BA. 

Để trở thành BA cần học những gì? Chứng chỉ ECBA rất quan trọng Để trở thành BA cần học những gì? Chứng chỉ ECBA rất quan trọng 

Chứng chỉ CCBA (Certification of Competency in Business Analysis)

Đây là chứng chỉ chuyên nghiệp dành tới cho những người từng làm ở vị trí Business Analysis. Khi cá nhân đạt được chứng chỉ này, cơ hội việc làm tốt cho vị trí BA cũng tăng cao. Chính vì thế, CCBA là chứng chỉ HOT nhiều người mong muốn có được. 

Chứng chỉ CBAP (Certified Business Analysis Professionals)

CBAP là chứng chỉ chuyên nghiệp dành tới cho các cá nhân vốn đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Business Analysis. CBAP sẽ giúp cho bạn có profile đẹp. Đồng thời, dễ dàng thăng tiến hơn trong sự nghiệp.

Kỹ năng cần có của BA

Business Analyst là một ngành nghề đang rất HOT được đông đảo bạn trẻ yêu thích, lựa chọn. Tuy nhiên, để theo đuổi được ngành nghề này, các bạn cần đảm bảo đáp ứng được các kỹ năng cơ bản đó là:

Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và đàm phán

Một BA chuyên nghiệp cần phải có khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt. Đặc thù công việc cần thời gian trao đổi, tương tác với các khách hàng, quản lý. Vì thế các bạn cần phải thực sự linh hoạt trong giao tiếp để có thể trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc các yêu cầu, dự án một cách tối ưu nhất. 

Để trở thành BA cần học những gì? Cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt để làm việcĐể trở thành BA cần học những gì? Cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt để làm việc

Bên cạnh đó, các chuyên viên phân tích nghiệp vụ cũng thường xuyên làm việc với các khách hàng, tư vấn, thuyết phục họ sử dụng các giải pháp doanh nghiệp đưa ra. Chính vì vậy, kỹ năng giao tiếp, đàm phán đóng vai trò đặc biệt quan trọng trực tiếp quyết định tới thành công của dự án. 

Kỹ năng công nghệ phần mềm

Đối với một Business Analyst để xác định được các giải pháp kinh doanh họ cần nắm bắt được ứng dụng công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, Business Analyst cũng cần biết kiểm tra phần mềm, thiết kế hệ thống để dự đoán, phân tích một cách chính xác nhất. 

Khả năng phân tích

Một trong những khả năng không thể thiếu của một BA đó là phân tích vấn đề, thực trạng hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua quá trình phân tích họ có thể nắm bắt được các nhu cầu kinh doanh của khách hàng. Từ đó, có phương án truyền đạt chính xác vào các ứng dụng. 

Ngoài ra, công việc của các BA đôi khi còn thực hiện phân tích số liệu, kết quả khảo sát, tài liệu, hay quy trình làm việc,…. Từ đó, họ sẽ xác định được quá trình xử lý để khắc phục các vấn đề xảy ra. Vì vậy, yêu cầu bắt buộc với các chuyên viên phân tích nghiệp vụ phải có kỹ năng phân tích tốt. 

Để trở thành BA cần học những gì? Cần có kỹ năng phân tích tốtĐể trở thành BA cần học những gì? Cần có kỹ năng phân tích tốt

Kỹ năng xử lý vấn đề

Xử lý vấn đề không chỉ còn là kỹ năng của riêng vị trí Business Analyst mà cũng là yếu tố thành công của hầu hết công việc, ngành nghề khác. Đặc biệt, với những ai từng làm trong lĩnh vực BA cũng cần nhanh chóng nắm bắt được vấn đề, tìm nguyên nhân xử lý nhanh chóng để không gây ra các vấn đề cho khách hàng, doanh nghiệp. 

Kỹ năng quyết định

Là một BA các bạn sẽ không thiếu kỹ năng đưa ra quyết định. Bởi nhiệm vụ của BA là tư vấn, đưa ra giải pháp quản lý, định hướng xử lý các vấn đề của doanh nghiệp. Do đó, có kỹ năng đưa ra quyết định là yêu cầu bắt buộc để BA hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 

Kỹ năng quản lý

Khi đảm nhận nhiệm vụ của vị trí Business Analyst các bạn thường xuyên phải lập kế hoạch, trực tiếp quản lý dự án hay chỉ đạo nhân viên. Ngoài ra, một số công việc xử lý sự thay đổi, dự báo ngân sách của dự án,… cũng là nhiệm vụ của bộ phận BA. Vì vậy, kỹ năng quản lý sẽ là một yêu cầu không thể thiếu dành cho vị trí này. 

Mức lương của vị trí BA

BA thường có mức độ phát triển tương đương với các mức lương khác nhau. Vì thế, các bạn có thể tham khảo một số các mức lương như sau:

Để trở thành BA cần học những gì? Mức lương phù hợp Để trở thành BA cần học những gì? Mức lương phù hợp 

  • Entry level: Những bạn mới ra trường hay có kinh nghiệm dưới 1-2 năm. Thời điểm này các bạn mới chỉ các kiến thức cơ bản về BA. Mức lương cho vị trí này thường ở mức khoảng từ 7-12 triệu/tháng.
  • Junior BA: Đây là vị trí dành cho những bạn làm ở vị trí BA từ 2-3 năm. Các bạn đã có nền tảng kiến thức cơ bản, biết cách phân tích, viết báo cáo, tài liệu và sẵn sàng làm việc độc lập. Vị trí này có mức lương khoảng từ 12-20 triệu đồng/tháng.
  • Senior BA: Đây là vị trí đã có trên 3 năm kinh nghiệm. Senior BA đã thực hiện nhiều dự án với các kỹ năng làm việc độc lập, có thể tự giải quyết được các bài toán phức tạp. Bên cạnh đó có các kỹ năng mềm, xử lý vấn đề tốt, hỗ trợ được cho các thành viên khác. Đồng thời, linh hoạt sử dụng nhiều công cụ giải quyết vấn đề. Mức lương cho vị trí này thường dao động ở mức từ 20-35 triệu đồng/tháng. 
  • Ngoài 3 vị trí kể trên, BA sẽ có những vị trí cao hơn như: Manager, Principal,…. mức lương dao động có thể lên tới 50-60 triệu đồng. 

>>> Tham khảo: Business Analyst là gì? Lương Business Analyst cao hay thấp?

Trên đây là những tư vấn để trở thành BA cần học những gì. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề này. Các bạn có thể tìm kiếm các công việc liên quan tới BA tại TopCV. 

TopCV là chuyên trang phục vụ hoạt động tuyển dụng đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Mọi thông tin tuyển dụng được cập nhật liên tục mỗi ngày để có thể đưa ra những tin tức việc làm nhanh chóng và tối ưu nhất. Mọi băn khoăn về hoạt động tuyển dụng các bạn có thể liên hệ TopCV để được hỗ trợ. 

Nguồn ảnh: Sưu tầm