đề thi sinh – Đề thi sinh học – Trình bày đặc điểm của hệ tuần hoàn hở. Tại sao hệ tuần hoàn của côn – Studocu

Trình bày đặc điểm của hệ tuần hoàn hở. Tại sao hệ tuần hoàn của côn trùng được gọi là hệ
tuần hoàn hở?
TRẢ LỜI:
– Hệ tuần hoàn hở ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai …) và chân khớp (côn trùng,
tôm …)
Hệ tuần hoàn hở có hai đặc điểm chủ yếu sau đây:
– Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây, máu trôn lẫn
với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô (gọi chung là máu). Máu tiếp xúc và trao đổi chất
trực tiếp với các tế bào sau đó trở về tim.
– Máu chảy trong động mạch dưới ấp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
– Vì có một đoạn máu đi ra khỏi mạch máu, đi vào trong khoang cơ thể

Trình bày đặc điểm của hệ tuần hoàn kín. Tại sao hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú
được gọi là hệ tuần hoàn kín?
TRẢ LỜI:
– Hệ tuần hoàn kín có ở mực ống bạch tuột, giun đốt, và động vật có xương sống.
Hệ tuần hoàn kín có hai đặc điểm chủ yếu sau đây:
– Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch,
tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch
– Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoạc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
Vì máu lưu thông liên tục trong mạch kín (qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch và về tim)

Trình bày cấu tạo và chức năng chung của hệ tuần hoàn.

TRẢ LỜI:
Cấu tạo chung
– Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô
– Tim: là cơ quan hút và đẩy máu chảy trong mạch máu
– Hệ thống mạch máu bao gồm: hệ thống động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn
– Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp
ứng cho các hoạt động sống của cơ thể

Cho biết ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở?

TRẢ LỜI:

  • Hệ tuần hoàn kín có ưu điểm hơn vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình,
    tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa đến các cơ quan nhanh hơn, đáp ứng nhu cầu trao đổi
    khí và trao đổi chất của cơ thể

So sánh sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở.

TRẢ LỜI:
Hệ tuần hoàn kín Hệ tuần hoàn hở
Gặp ở một số động vật không xương sống và
tất cả động vật có xương sống
Máu vào động mạch, tràn vào khoang cơ thể

Gặp ở một số động vật không xương sống có
kích thước nhỏ.
Máu được lưu thông liên tục trong mạch kín,

rồi theo tĩnh mạch về tim. Không có mao
mạch.
Lượng máu nhiều mà thực chất dịch cơ thể
(khoảng 50% khối lượng cơ thể)
Máu trao đổi chất với tế bào thông qua dịch mô
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao,
tốc độ máu chảy nhanh.
Sắc tố hô hấp như hemoglobin,…
Hiệu quả cao

có mao mạch.
Lượng máu ít (khoảng 3 – 10 % khối lượng cơ
thể).
Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các
tế bào.
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp,
tốc độ máu chảy chậm.
Sắc tố hô hấp như hemoxianin
Hiệu quả thấp

Vì sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp với động vật có kích thước nhỏ và ít hoạt động?

TRẢ LỜI:
– Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp với động vật có kích thước nhỏ vì máu chảy với áp lực
thấp, không thể đi xa, không cung cấp đủ máu cho các cơ quan xa tim.
– Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp với động vật ít di chuyển vì máu chảy chậm, không cung
cấp đủ nhu cầu các chất cần thiết và thải chất thải khi cơ thể hoạt động nhiều
Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.
TRẢ LỜI:
Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép
Có 1 vòng tuần hoàn
Tim có 2 ngăn (1 tâm thất, 1tâm nhĩ)
Máu chảy trong động mạch với áp lực trung
bình
Máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
Hiệu quả thấp

Có 2 vòng tuần hoàn
Tim có 3 hoặc 4 ngăn (1 hoặc 2 tâm thất, 2 tâm
nhĩ)
Máu chảy trong động mạch với áp lực cao.
Máu đi nuôi cơ thể là máu giàu oxi.
Hiệu quả cao

Dùng 3 ngón tay ( trỏ, giữa, áp út) của bàn tay phải đặt nhẹ lên thành động mạch cổ tay trái ta nghe
có cảm giác gì đối với 3 ngón tay đó? Giải thích hiện tượng đó?
TRẢ LỜI:
3 ngón tay cảm nhận được sự giao động của thành mạch. Gọi đây là sóng mạch đập.

Giải thích: Trên thành động mạch có nhiều sợi đàn hồi. Sóng mạch đập là giao động sóng trên
thành đàn hồi của các động mạch. Dao động này xuất hiện lúc co tim (tấm thất co)  dãn động
mạch  lan dần theo thành động mạch  sóng mạch đập phản ánh mạch đập của tim

  1. Tính tự động của tim
  • Là khả năng co dãn tự động theo chu kì nhờ hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập
    hợp sợi đặc biệt có trong thành tim gồm: nút xong nhỉ, nút nhỉ thất, bó His và mạng puốckin
  1. Chu kỳ hoạt động của tim
  • Tim hoạt động theo chu kì. Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhỉ, sau đó là pha co
    tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung

TRẢ LỜI:

  • Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch.
  • Khi tim co bóp đẩy một lượng máu vào động mạch chủ gây ra huyết áp cực đại (huyết áp
    tâm thu). Khi tim nghỉ (pha dãn), máu không được bơm lên động mạch, áp lực lên động mạch
    giảm, ứng với huyết áp cực tiểu (huyết áp tâm trương).

Câu 4. Nêu trình tự thời gian hoạt động và nghỉ ngơi của tim trong một chu kì tim ở người?

TRẢ LỜI:
– Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhỉ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha
dãn chung.
– Tâm nhĩ co hết 0,1s và nghỉ 0,7s. khi tâm nhĩ ngừng co thì tâm thất co, tâm thất co 0,3s
và nghỉ 0,5s. Như vậy thời gian làm việc của tâm nhĩ và tâm thất đều ngắn hơn thời gian nghỉ
ngơi, nhờ đó tim có thể hoạt động liên tục trong một thời gian rất dài. Nếu tính chung thời gian
hoạt động của cả tâm nhỉ và tâm thất thì thời gian tim co là 0,4s và thời gian dãn nghỉ chung là
0,4s.
Câu 5. Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng?

TRẢ LỜI:
– Đó là nhờ tính tự động của tim: Là khả năng co dãn tự động theo chu kì nhờ hệ dẫn
truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập họp sợi đặc biệt có trong thành tim gồm: nút xong nhỉ, nút
nhỉ thất, bó His và mạng puốckin
Câu 6. Tại sao khi tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp
giảm? Tại sao cơ thể bị mất máu làm huyết áp giảm?
TRẢ LỜI:

  • Tim đập nhanh và mạnh sẽ bơm một lượng lớn máu vào động mạch. Lượng máu lớn gây
    ra áp lực mạnh lên động mạch, kết quả là huyết áp tăng lên.
  • Tim đập châm và yếu thì lượng máu được đẩy vào động mạch sẽ ít hơn. Lượng máu ít
    nên áp lực tác dụng lên thành động mạch yếu, kết quả là huyết áp giảm.
  • Khi bị mất máu, lượng máu trong mạch giảm nên áp lực tác dụng lên thành mạch giảm,
    kết quả là huyết áp giảm.

Câu 7. Tại sao ăn nhiều mỡ động vật làm tăng huyết áp, dẫn đến suy tim?

TRẢ LỜI:

 Mỡ động vật chứa nhiều cholesterol tích tụ dần trong động mạch làm cho đường kính động mạch
ngày càng hẹp, cản trở dòng máu, nên tăng áp lực máu lên thành mạch dẫn đến tăng huyết áp.

 Cholesterol tích tụ ở các động mạch vành tim, nghẽn động mạch vành, máu cung cấp cho tim
giảm dẫn đến suy tim
vanhay.edu/kien-thuc-co-ban-va-nhung-dang-de-thi-ve-bai-chi-pheo-nam-cao/