Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Bạn đang xem
20 trang mẫu
của tài liệu “Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát triển giáo dục tiểu học theo từng thời kỳ của địa phương, phát triển giáo dục tiểu học của địa phương, thực hiện chương trình, sách giáo khoa, kiến thức giáo dục địa phương; phối hợp với dự án VNEN; từ 30 tiết trở lên/ năm. * Nội dung 3- Khối kiến thức tự chọn (phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên): từ 60 tiết trở lên/ năm; chú trọng bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin. Triển khai một số modul theo hình thức tập trung theo mô hình trường học mới VNEN Kết quả: 90% giáo viên được xếp loại khá, giỏi, trong đó 30% giáo viên được xếp loại giỏi về bồi dưỡng thường xuyên, không có giáo viên không hoàn thành kế hoạch Các đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên Điểm trung bình kết quả BDTX ĐTB BDTX= (điểm BD 1+ điểm BD 2+ điểm trung bình BD 3): 3 (làm tròn đến một chữ số thập phân) Xếp loại kết quả BDTX Loại Tb: ĐTB 5 đến dưới 7 điểm, không có điểm thành phần dưới 5 Loại K: ĐTB 7 đến dưới 9 điểm, không có điểm thành phần dưới 6 Loại G: ĐTB 9 đến 10 điểm, không có điểm thành phần dưới 7. Các trường hợp khác được đánh giá là không hoàn thành kế hoạch BDTX - Căn cứ vào 45 modun, điịnh hướng cho giáo viên lựa chọn các modun phù hợp TH1: Một số vấ đề tâm lý học dạy học tiểu học, những giải pháp sư phạm TH2: Đặc điểm tâm lý cua rhocj sinh dân tộc ít người, học sinh có nhu cầu đặc biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn TH3: Đặc điểm tâm lý học sinh yếu kém, học sinh cá biệt, học sinh giỏi và năng khiếu TH4: Môi trường dạy học và lớp ghép TH5: Tổ chức dạy học cho học sinh ở lớp ghép TH6: Kế hoạch dạy học ở lớp ghép TH7: Xây dựng môi trường học tập thân thiện TH8: Thư viện trường học thân thiện TH9: Hướng dẫn tư vấn cho học sinh tiểu học TH10: Giáo dục hòa nhập TH11: Tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ chó khó khăn về nghe TH12: Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở tiểu học TH13: Kĩ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dẫn dạy học tích cực TH14: Thực hành thiết kế bài học theo hướng dẫn dạy học tích cực TH15: Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học TH16: Một số kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học TH17: Sử dụng thiết bị dạy học ở tiểu học TH18: Lắp đặt, bảo quản các thiết bị dạy học ở tiểu học TH19: Tự làm đồ dùng dạy học ở tiểu học TH20: Kiến thức, kĩ năng tin học căn bản ở tiểu học TH21: Ứng dụng phần mềm trình diễn Microsoft Powerpoint trong dạy học TH22: Sử dụng phần mềm giáo dục để dạy học ở tiểu học TH23: Mạng Internet – Tìm kiếm và khai thác thông tin TH24: Đánh giá kết quả dạy học ở tiểu học TH25: Các kĩ thuật bổ trợ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở tiểu học TH26: Hình thức tự luận và trắc nghiệm trong đánh giá kết quả học tập ở tiểu học TH27: Kiểm tra đánh giá bằng nhận xét thể chất TH28: Kiểm tra đánh giá các môn học bằng điểm số TH29: Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng TH30: Hướng dẫn áp dụng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở tiểu học trong điều kiện thực tế ở Việt Nam TH31: Tổ chức dạy học cả ngày TH32: Dạy học phân hóa ở tiểu học TH33:Thực hành dạy học phân hóa ở tiểu học TH34:Công tác chủ nhiệm lớp ở tiểu học TH35: Giáo viên chủ nhiệm trong công tác hoạt động ở tiểu học TH36: Kĩ năng giải quyết tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh người giáo viên chủ nhiệm TH37: Những vấn đề chung về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học TH38: Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học TH39: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn học TH40: Thực hành giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn học TH41: Giáo dục kĩ năng sống cho qua các hoạt động giáo dục TH42: Thực hành giáo dục kĩ năng sống cho một số hoạt động ngoại khóa ở tiểu học TH43: Giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học ở tiểu học TH44: Thực hành giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học ở tiểu học TH45: xây dựng cộng đồng thân thiện vì trẻ em - Nhà trường cần căn cứ vào nhu cầu của đội ngũ và thực tiễn giáo dục của địa phương là vùng có HSDTTS để xác định rõ các modun bồi dưỡng phù hợp, + Xác định rõ những nhiệm vụ mới, trọng tâm trong năm học để tập trung bồi dưỡng -Nhà trường từng bước xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán đảm bảo đủ số lượng và chất lượng để thực hiện các công việc: Hỗ trợ giáo viên khác trong việc tổ chức các nhóm thảo luận, tháo gỡ vướng mắc; liên hệ trao đổi với các chuyên viên của PGD, SGD để giải đáp thắc mắc trong quá trình bồi dưỡng. Căn cứ vào năng lực và phẩm chất của đội ngũ (giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh) để ra quyết định thành lập tổ BDTX của nhà trường, căn cứ vào trình độ của từng ngưởi để phân công bồi dưỡng các modun phù hợp; mỗi người đảm bảo từ 1 đến 2 chuyên đề/năm học Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên là một quá trình liên tục, cần dựa trên tình hình đội ngũ thực tế để xác định nhu cầu và phân loại đối tượng bồi dưỡng, cụ thể: Kế hoạch dài hạn: Kế hoạch phải được xây dựng trong nhiều năm và cần có sự phân loại giáo viên để xác định nhu cầu bồi dưỡng cho từng loại hình cụ thể. Kế hoạch ngắn hạn: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cập nhật những kiến thức phổ thông, ứng dụng khoa học công nghệ thông tin; chuẩn kiến thức, kỹ năng,... đồng thời khắc phục những yếu kém của đội ngũ giáo viên khi vận dụng phương pháp mới trong quá trình dạy học; kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, giải các bài tập,... với các hình thức như hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, nghiêm cấm không được sao chép. Ban Giám hiệu, tổ khối chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng với nội dung cụ thể; tổ chức phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng; tiến hành kiểm tra chéo hàng tuần; ra đề kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng và sơ kết, tổng kết từng nội dung bồi dưỡng. Tập trung bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn Bồi dưỡng về chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học dựa trên tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2009. Bồi dưỡng cho giáo viên nắm vững các kiến thức khoa học cơ bản liên quan đến các môn học có trong chương trình tiểu học. Bồi dưỡng các kiến thức có liên quan đến nghiệp vụ sư phạm. Chương trình nâng cao hai môn Toán, Tiếng việt và các môn học khác. Bồi dưỡng kiến thức về tin học qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng các phần mềm về phổ cập. Phần mềm quản lý nhà trường SMAS., xây dựng nội dung trang Website,.... Bồi dưỡng năng lực sư phạm Năng lực hiểu học sinh trong quá trình giảng dạy và giáo dục. Năng lực đánh giá là năng lực nhìn nhận sự thay đổi trong nhận thức, kỹ năng, thái độ của học sinh, từ đó nhìn nhận sự phát triển và sự chuyển biến của học sinh một cách đúng đắn để đánh giá đối tượng học sinh. Năng lực thiết lập mối quan hệ có tầm quan trọng đặc biệt vì đối tượng của lao động sư phạm là con người, quan hệ giữa giáo viên và học sinh là quan hệ hai chiều. Đòi hỏi giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm lý, trí tuệ, tình cảm, thể chất của trẻ, quan tâm đến từng học sinh nhất là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đối xử công bằng, gần gũi và khả năng tự kiềm chế cao. Giáo viên cần gây dựng cho học sinh lòng tin vào giá trị bản thân, luôn được mọi người tôn trọng. Năng lực thiết kế và triển khai hoạt động dạy học và giáo dục: Là một khâu quan trọng của quá trình sư phạm. Người giáo viên cần dành thời gian thích hợp cho việc thiết kế dạy học hay giáo dục. Đây là yếu tố khiến người giáo viên làm việc tự tin hơn, chủ động hơn và tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục hiệu quả hơn. Bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm Bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch dạy học, kỹ năng dạy học trên lớp; kỹ năng nhận thức và kỹ năng nghiên cứu khoa học; kỹ năng tổ chức quản lý giáo dục học sinh; kỹ năng hoạt động xã hội; kỹ năng đánh giá, kỹ năng giao tiếp; kỹ năng lập hồ sơ tài liệu giáo dục giảng dạy. Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy Hiệu trưởng giúp giáo viên nắm chắc bản chất của phương pháp dạy học mới. Yếu tố cốt lõi nhất của phương pháp dạy học mới chính là phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, người giáo viên không chỉ gợi mở, hướng dẫn cho học sinh phát hiện ra vấn đề mà còn cung cấp cho học sinh phương pháp, con đường, cách thức để học sinh tiếp cận, tự tìm ra chân lý, có bản lĩnh trước hiện thực cuộc sống đa dạng và phong phú như hiện nay. Bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp Bồi dưỡng về việc lập kế hoạch chủ nhiệm lớp gồm các mục: Đặc điểm tình hình của lớp, nội dung hoạt động và các chỉ tiêu phấn đấu, các biện pháp thực hiện, lập kế hoạch hàng tháng, hàng tuần. Bồi dưỡng về thực hiện công tác chủ nhiệm lớp: Bồi dưỡng về việc xây dựng tập thể học sinh tự quản, về tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, về việc liên kết giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh, về đánh giá kết quả giáo dục học sinh. Tổ chức hội thảo, thi giáo viên chủ nhiệm giỏi để qua đó nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên về công tác này. Hình thức tổ chức công tác Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Bồi dưỡng tập trung dài hạn: Tạo điều kiện cho giáo viên đi học để đạt chuẩn hoặc trên chuẩn về trình độ chuyên môn. Bồi dưỡng ngắn hạn: Động viên khuyến khích giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Sở, Phòng giáo dục và Đào tạo và nhà trường tổ chức. Tổ chức các hoạt động tại trường: Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, bồi dưỡng thông qua Hội giảng, Hội thảo, bồi dưỡng thông qua kèm cặp và rèn nghề, bồi dưỡng thông qua công tác tự học, tự bồi dưỡng. Với hình thức bồi dưỡng này, giáo viên cần: Xác định mục tiêu; các kiến thức, kỹ năng cần nắm vững; các hoạt động bồi dưỡng sẽ thực hiện; cách đánh giá kết quả đạt được sau bồi dưỡng; thời gian hoàn thành nội dung bồi dưỡng. Bồi dưỡng thông qua nghiên cứu và viết chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm. Bồi dưỡng thông qua việc tự học và tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên, giáo viên tự lựa chọn nội dung bồi dưỡng và ghi những nội dung đó vào hồ sơ bồi dưỡng, có lưu hành năm. Bồi dưỡng chuyên đề theo cụm và trực tiếp từ tổ cốt cán của Phòng Giáo dục và Đào tạo. c.Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp Chỉ đạo & hướng dẫn các giáo viên thực hiện việc bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức tự học, tự bồi dưỡng có sự hướng dẫn trao đổi của các giáo viên cốt cán. Nhà trường chỉ tập trung bồi dưỡng các nội dung mới (VD như TT 30 việc kiểm tra đánh giá HS..) những nội dung cần có sự thảo luận và thực hành trực tiếp. Thường xuyên kiểm tra việc lập kế hoạch BDTXCN của giáo viên để kịp thời trao đổi, tư vấn BDTX có hiệu quả TT Họ và tên GV Chức vụ Tên Mô đun Ghi chú 1 Bùi Thị Mật GVCN - 5A TH 1 - TH 2 - TH 3 - TH 7 K5 2 Thái Thị Luận GVCN - 5B TH 8 - TH 11 - TH 14 - TH 15 K5 3 Nguyễn Thị Minh Dung GVCN - 5C TH 10 - TH 16 - TH 20 - TH 24 K5 4 Phan Văn Quản GVCN - 5D TH 25 - TH 26 - TH 39 - TH 44 K5 5 Nguyễn Thị Liên GV TH 1 - TH 3 - TH 8 - TH 15 K5 6 Nguyễn Thị Kim Hà GV TH 21 - TH 22 - TH 23 - TH34 K5 7 Bùi Trần Thiên Hiển GV TH 10 - TH 16 - TH 39 - TH 44 K5 8 Lưu Thị Sen PHT TH 7 - TH 24 - TH 39 - TH 41 K5 9 Nguyễn Thi Lý GVCN - 4A TH 1 - TH 3 - TH 2 - TH 34 K4 10 Bùi Thị Tuyết GVCN - 4B TH 7 - TH 34 - TH 9 - TH 19 K4 11 Ngô Thị Bích Giang GVCN - 4C TH 7 - TH 19 - TH 33 - TH 34 K4 12 Phan Thị Kim Thân GVCN - 4D TH 7 - TH 12 - TH 23 - TH 24 K4 13 Nguyễn Thị Hương GVCN - 4E TH 8 - TH 11 - TH 15 - TH 34 K4 14 Nguyễn Thị Hồng GV TH 7 - TH 34 - TH 9 - TH 12 K4 15 Nguyễn Thiị Kim Anh GV TH 2 - TH 11 - TH 15 - TH 34 K4 16 Nguyễn Thị Tâm TPT TH 1 - TH 34 - TH 9 - TH 12 K4 17 Trương Thị Thuận GVCN - 3A TH 7 - TH 1 - TH 3 - TH 34 K3 18 Hồ Thị Xuân GVCN - 3B TH 7 - TH 15 - TH 3 - TH 34 K3 19 Đào Thị Thu Hiền GVCN - 3C TH 19 - TH 13 - TH 3 - TH 1 K3 20 Nguyễn Thị Sóng GVCN - 3D TH 7 - TH 12 - TH 17 - TH 34 K3 21 Đỗ Thị Minh Tầm GVCN - 3E TH 1 - TH 7 - TH 25 - TH 36 K3 22 Lê Thị Tuyết GV TH 7 - TH 9 - TH 12 - TH 34 K3 23 Trần Minh Quí GVTD TH 17 - TH 27 - TH 15 - TH 32 K3 24 Đỗ Thị Vinh HT TH 7 - TH 31 - TH 34 - TH 45 K3 25 Lê Vũ Thúy Hằng GVCN - 2A TH1 - TH 7 - TH 25 - TH 36 K2 26 Võ Thị Thu Hiền GVCN - 2B TH 24 - TH 12 - TH 16 - TH 32 K2 27 Nguyễn Thị Bình Minh GVCN - 2C TH 1 - TH 34 - TH 9 - TH 12 K2 28 Nguyễn Thị Hương GVCN - 2D TH 1 - TH 7 - TH 25 - TH 36 K2 29 Phạm Thị Anh GVCN - 2E TH 1 - TH 25 - TH 7 - TH 36 K2 30 Lê Thị Diện GV TH 1 - TH 34 - TH 9 - TH 12 K2 31 Trần Thị Hằng GV TH 1 - TH 7 - TH 25 - TH 36 K2 32 Lê Văn Trì GV ÂN TH 1 - TH 34 - TH 9 - TH 12 K2 33 Nguyễn Thị Vui PHT TH 7 - TH 12 - TH 13 - TH 23 K2 34 Nguyễn Thị Hương GVCN - 1A TH 1 - TH 2 - TH 7 - TH 24 K1 35 Nguyễn Thị Phương GVCN - 1B TH 3 - TH 15 - TH 19 - TH 23 K1 36 Vũ Thị Nhâm GVCN - 1C TH 7 - TH 12 - TH 19 - TH 28 K1 37 Phạm Thị Xuân GVCN - 1D TH 3 - TH 9 - TH 15 - TH 23 K1 38 Trần Thị Minh GVCN - 1E TH 1 - TH 7 - TH 15 - TH 19 K1 39 Ngô Thị Sen GV TH 1 - TH 2 - TH 3 - TH 7 K1 40 Trần Ngọc Nguyên GVMT TH 9 - TH 13 - TH 23 - TH 24 K1 41 Nguyễn Thị Thảo Hiền GVTA TH 1 - TH 9 - TH 14 - TH 23 K1 - Tăng cường tham mưu với các cấp bồi dưỡng Nội dung 1 phù hợp, tăng thời lượng: Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp Phấn đấu 100% cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có tư tưởng chính trị vững vàng, yên tâm công tác. Thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Vấn đề quan trọng và có tính chiến lược hàng đầu trong nhà trường là bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất đạo đức tư tưởng chính trị và năng lực công tác, hết lòng phục vụ sự nghiệp giáo dục, phục vụ nhân dân. Đồng thời phải tác động để giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng với chính bản thân mỗi giáo viên và mục tiêu phát triển của trường trong giai đoạn củng cố các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia mức độ 1, phấn đấu các chỉ tiêu của trường chuẩn quốc gia mức độ 2, trong đó chú trọng chất lượng học sinh giỏi, khá . Bồi dưỡng tư tưởng chính trị nhằm nâng cao nhận thức về giới, nhân sinh quan của người giáo viên nhằm tạo ra sự nhạy bén và khả năng thích ứng về mặt xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Những nhận thức đó tạo nên sức mạnh, niềm tin và lý tưởng của người giáo viên, từ đó giáo viên nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình đối với việc giáo dục trẻ em lứa tuổi tiểu học. Bồi dưỡng lòng nhân ái, tác phong sư phạm cho đội ngũ giáo viên: Bồi dưỡng tình thương yêu trẻ, lòng yêu nghề, sự kiên trì bền bỉ và ý chí khắc phục khó khăn trong việc học tập và rèn luyện, toàn tâm toàn ý với sự nghiệp giáo dục là biểu hiện của đạo đức cách mạng và lý tưởng nghề nghiệp. Những phẩm chất đó là kết quả của một quá trình học tập, rèn luyện và tự bồi dưỡng, tự hoàn thiện trong suốt cuộc đời. Thường xuyên tuyên truyền và quán triệt giáo dục trong các buổi họp Hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, giao ban hàng tuần, trong các đợt tập huấn, bồi dưỡng,...Kết hợp với việc tự nghiên cứu văn bản, xem thời sự, tài liệu tham khảo để nắm vững Luật và không vi phạm đạo đức nhà giáo. - Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị,đầu tư kinh phí cho công tác bồi dưỡng Dựa trên tiêu chí xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 về cơ sở vật chất để kiểm kê, xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch và đề xuất xây dựng khuôn viên, tường rào, làm cổng trường, tu sửa, trang trí các phòng học, các phòng chức năng,Đặc biệt, là hệ thống thiết bị đồ dùng dạy học, sách giáo khoa phải đảm bảo đầy đủ để phục vụ tốt cho việc dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Mua sắm máy chiếu, máy tính, lắp đặt mạng để ứng dụng công nghệ thông tin và truy cập thông tin trong công tác quản lý và soạn giảng cho cán bộ quản lý và giáo viên. d.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp - Công tác quản lí, chỉ đạo phải cụ thể, sát sao và hết sức linh hoạt, triển khai nghiêm túc và hiệu quả; việc đánh giá kết quả BDTX từ tổ chuyên môn đến nhà trường phải nghiêm túc, tránh bệnh hình thức, làm cho giáo viên có ý thức tích cực, tự giác tự học, tự bồi dưỡng và tham gia dự các đợt bồi dưỡng tập trung. Sử dụng kết quả bồi dưỡng thường xuyên trong đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và thực hiện chế độ chính sách khác, góp phần thiết thực trong công tác phát triển đội ngũ, Xác định các tiêu chí đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng. Phân công kiểm tra chéo các nội dung tự học, tự bồi dưỡng. Thường xuyên kiểm tra rà soát việc thực hiện kế hoạch để có điều chỉnh cần thiết. Hàng năm, Ban Giám hiệu ra đề, tổ chức cho giáo viên làm bài kiểm tra và lấy kết quả đó làm cơ sở để đánh giá và phân xếp loại. Định kỳ sơ kết, tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm. Báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên của từng giáo viên, tổ chyên môn phải theo đúng định kì để nhà trường nắm bắt kết quả thực hiện, kịp thời điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp với thực tế Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Với những kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn bồi dưỡng thường xuyên như trên tôi đã định hướng cho tổ trưởng nắm rõ chức năng và nhiệm vụ của tổ trưởng. Góp phần bồi dưỡng, đào tạo nguồn cán bộ từ thực tế thông qua các hoạt động chuyên môn. Các tổ trưởng lập kế hoạch và tổ chức cho tổ thực hiện các hoạt động giảng dạy, giáo dục theo kế hoạch của ngành, của trường theo đúng qui định góp phần thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua. Các tổ chuyên môn trong trường từ tổ 1 đến tổ 5 đã tổ chức tốt các buổi họp tổ. Nội dung sinh hoạt chuyên môn BDTX tiến bộ hơn so với những năm học trước. Sinh hoạt tổ đều đặn 1 lần / tuần và có chất lượng. Giáo viên đã chủ động tham gia thảo luận trong các buổi họp. Không còn tình trạng áp đặt từ tổ trưởng xuống các thành viên. Không còn các buổi sinh hoạt tổ dưới dạng hình thức và kém hiệu quả. Phong trào thi đua hai tốt của đơn vị tiến bộ rõ rệt. Có giáo viên giỏi học sinh giỏi huyện, tỉnh về phong trào. Cụ thể: về phong trào thi đua hai tốt * Chất lượng giảng dạy của giáo viên : Năm học 2013 – 2014: có 5 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 38 giáo viên được công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến. * Chất lượng của học sinh : Đến cuối năm chất lượng của các lớp được nâng lên rõ rệt, lớp 5 không có hoc sinh không hoàn thành chương trình tiểu họ các khối 1,2,3,4 chỉ còn 2 - 3 em cuối năm xếp loại chưa đạt / khối. Các buổi họp tổ chuyên môn các giáo viên đã tích cực thảo luận, tìm ra phương pháp , những điểm cần lưu ý khi dạy phân môn , tiết cụ thể trong từng bài, trong tuần mà chất lượng giảng dạy, học tập của trường đã tiến bộ hơn. II. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Các biện pháp bồi dưỡng thường xuyên giáo viên góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, có mối quan hệ tác động hỗ trợ lẫn nhau, giúp nhà trường khắc phục được những hạn chế của Đội ngũ giáo viên Tiểu học trong tình hình hiện nay. Chất lượng đội ngũ giáo viên xếp loại chuyên môn khá và giỏi có sự chuyển biến tích cực, chất lượng giáo viên xếp loại chuyên môn xếp loại khá giỏi tăng . Không còn giáo viên xếp loại chuyên môn yếu. Các hội thi, cuộc thi do trường, Phòng GD&ĐT tổ chức đều có giáo viên và học sinh đạt giải. Chất lượng học sinh có học lực khá, giỏi tăng 14,2%,.. Nhà trường tổ chức đánh giá kết quả BDTX của giáo viên: Giáo viên trình bày kết quả vận dụng kiến thức BDTX của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh tại tổ bộ môn thông qua các báo cáo chuyên đề. Điểm áp dụng khi sử dụng hình thức đánh giá này như sau: Tiếp thu: Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dụng Chương trình, tài liệu BDTX (5 điểm). Vận dụng: Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục (5 điểm) Cụ thể: * Nội dung 1: (10 điểm) Đánh giá qua : Kết quả học tập chính trị hè và thực hiện nội dung bồi dưỡng 1 của nhà trường. * Nội dung 2: (10 điểm) Đánh giá qua: Có sổ BDTX ghi chép kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng qua tham dự các chuyên đề do Sở giáo dục, phòng giáo dục và trường tổ chức (5 điểm) Vận dụng các kiến thức vào trong thực tế giảng dạy, công tác (đổi mới PPDH, công tác chủ nhiệm, làm ĐDDH, soạn giáo án,) * Nội dun