Đề cương ôn tập hành chính học

  1. Khái niệm quản lý hành chính nhà nước và phân tích đặc điểm cơ bản của hành chính nhà nước.

Khái niệm quản lý hành chính nhà nước: Quản lý hành chính nhà nước là một hoạt động của nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước với nội dung đảm bảo sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước với mục tiêu tổ chức và chỉ đạo trực tiếp thường xuyên công cuộc xây dựng đất nước. Với khái niệm này ta có thể thấy quản lý hành chính nhà nước trước hết là:

–                                 Một hình thức hoạt động của nhà nước.

–                                 Đối tượng thực hiện: Được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước.

–                                 Nội dung: Đảm bảo sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước.

–                                 Mục tiêu: Tổ chức và chỉ đạo trực tiếp thường xuyên công cuộc xây dựng đất nước.

Phân tích đặc điểm cơ bản của hành chính nhà nước:

Hành chính nhà nước có những đặc điểm cơ bản sau đây:

–         Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước.

Tính chấp hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thể hiện ở sự thực hiện trên thực tế các văn bản hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước. Ví dụ như đối với văn bản pháp luật cao nhất của nhà nước đó là hiến pháp, nó có tính phổ biến và áp dụng cho mọi người dân phải tuân theo. Việc tuân thủ và làm theo hiến pháp của mọi công dân đó là biểu hiện của tính chấp hành của hoạt động hành chính nhà nước (Ví dụ cụ thể: Khi một đứa trẻ được sinh ra thì nó đã có quyền của một con người được bố mẹ lên trụ sở UBND làm giấy khai sinh cũng như khi một người qua đời thì được khai tử. Khi một người ra đường tham gia vào giao thông thì phải tuân thủ luật lệ an toàn giao thông (như đi phía bên phải đường, đội mũ bảo hiểm…) và nếu như vi phạm thì sẽ bị phạt.

Tính điều hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở chỗ để đảm bảo cho các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực được thực hiện trên thực tế thì các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền. Ví dụ như khi một luật mới hay một quyết định được ban hành thì kèm theo đó chủ thể quản lý hành chính nhà nước cũng sẽ ban hành các văn bản thông tư hướng dẫn thực hiện luật.

–         Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chủ động và sáng tạo.

Điều này thể hiện ở việc các chủ thể quản lý căn cứ vào tình hình, đặc điểm của từng đối tượng quản lý cụ thể để đề ra các biện pháp quản lý thích hợp. Ví dụ như đối với đồng bào các dân tộc thiểu số thì các quy định về luật cũng như chính sách và việc áp dụng cũng có sự khác biệt đối với những đối tượng khác. Ví dụ như một số dân tộc người phụ nữ có tập tục búi tóc cao và như vậy khi tham gia giao thông thì họ không thể đội mũ bảo hiểm nhưng cũng không thể phạt họ như đối với các đối tượng khác. Hơn nữa, hầu hết các trường hợp vi phạm luật do thói quen phong tục tập quán của họ hay do thiếu hiểu biết pháp luật do trình độ nhận thức còn thấp của một bộ phận người dân tộc thiểu số đều được xử lý hết sức nhẹ nhàng trên tinh thần giảng giải và phân tích cho họ hiểu pháp luật của nhà nước và về những vi phạm của họ chứ ít có sự xử phạt nghiêm khắc hay cưỡng chế thi hành đối với những lỗi vi phạm hành chính thông thường. Điều này thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo và khôn khéo của chủ thể quản lý hành chính.

Tính chủ động sáng tạo còn thể hiện rõ nét trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính để điều chính các hoạt động quản lý nhà nước. Ví dụ như việc sửa đối hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã được thực hiện trên tinh thần lấy ý kiến đóng góp của toàn thể nhân dân, sau đó quốc hội sẽ thảo luận và thống nhất các điều luật và sự thay đổi cuối cùng để có một bản hiến pháp đầy đủ toàn diện và phù hợp nhất với tình hình thực tế và nguyện vọng của nhân dân. Việc quyết định lấy ý kiến của toàn thể nhân dân tham gia sửa đối hiến pháp thay vì một bộ phận chuyên thực hiện việc nghiên cứu, sửa đổi hiến pháp như trước đây thể hiện sự chủ động và sáng tạo của hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

–         Hoạt động hành chính nhà nước được đảm bảo về phương diện tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.

 Tất cả các cơ quan nhà nước đều tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước nhưng hoạt động này chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Đứng đầu là Chính phủ sau đến các Bộ và cơ quan ngang bộ và UBND các cấp.

–         Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có mục tiêu chiến lược, có chương trình và có kế hoạch để thực hiện mục tiêu.

Giống như hoạt động quản lý nói chung, hoạt động quản lý hành chính cũng có mục tiêu chiến lược, được cụ thể hóa bằng các mục tiêu nhỏ hơn, đồng thời có kế hoạch, chương trình và biện pháp để thực hiện mục tiêu đó. Ví dụ như thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo thì Chính phủ sẽ cụ thể hóa mục tiêu lớn này bằng các mục tiêu nhỏ hơn như mcuj tiêu đến năm 2015 không còn hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5%, tăng tỷ lệ lao động có việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp… Để thực hiện mục tiêu nhỏ này thì Chính phủ lại có các chương trình và kế hoạch nhỏ hơn trên nhiều mặt để thực hiện mục tiêu ví dụ như các chương trình 134, 135…

–                                 Quản lý hành chính nhà nước chủ yếu do đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện (công vụ).

  1. Nguyên tắc hoạt động của hành chính nhà nước? Phân tích nguyên tắc Đảng lãnh đạo.

Nguyên tắc hoạt động hành chính nhà nước là những quy tắc, những tư tưởng chỉ đạo, tiêu chuẩn hành vi đòi hỏi chủ thể quản lý hành chính nhà nước cần tuân thủ trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động hành chính nhà nước.

Phân tích nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong hành chính nhà nước:

Về cơ sở pháp lý:

Điều 4 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định: Đảng cộng sản Việt Nam – đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân Việt Nam, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.

Về nội dung nguyên tắc:

– Đảng đề ra đường lối, chủ trương, định hướng cho quá trình tổ chức hoạt động của hành chính nhà nước. Phân tích. VD

– Đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những người có phẩm chất, năng lực đảm nhận các chức vụ trong bộ máy hành chính nhà nước. Phân tích. VD

– Đảng kiểm tra hoạt động bộ máy  hành chính nhà nước. Phân tích VD

– Các cán bộ, Đảng viên gương mẫu trong quá trình hoạt động hành chính nhà nước Phân tích. VD

Nhận xét: Ðây là nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước, cần được vận dụng một cách khoa học và sáng tạo cơ chế Ðảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ trong quản lý hành chính nhà nước, tránh khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò lãnh đạo của Ðảng cũng như khuynh hướng hạ thấp vai trò lãnh đạo của Ðảng trong quản lý hành chính nhà nước.

Câu 3: Phân biệt mô hình hành chính công truyền thống và mô hình quản lý công mới?

Tiêu chí

Mô hình HCC truyền thống 

 

Mô hình quản lý công mới (hành chính phát triển)

 

Mục tiêu

– Hành chính công truyền thống bảo đảm đúng chu trình, đúng quy tắc, thủ tục hành chính (chú trọng đến đầu vào).

–      – Đánh giá việc quản lý hành chính thông qua xem xét mức độ thực thi các quy tắc, thủ tục hành chính.

– Bảo đảm kết qủa tốt nhất, hiệu quả cao nhất (chú trọng đến kết quả – đầu ra);

 

 

– Dùng các tiêu chí cụ thể để đánh giá kết quả quản lý hành chính.

 

Công chức

– Trách nhiệm của người công chức, nhà quản lý là giám sát việc thực hiện và giải quyết công việc theo quy chế thủ tục. Những quy định, điều kiện để công chức thực thi công vụ theo một hệ thống thứ bậc rất chặt chẽ, cứng nhắc theo quy định.

    – Thời gian làm việc của công chức được quy định chặt chẽ, có thời gian công (làm việc ở cơ quan) và thời gian tư (thời gian không làm việc ở cơ quan). Công chức mang tính trung lập, không tham gia chính trị, thực hiện một cách trung lập các chính sách do các nhà chính trị đề ra

 

– Trách nhiệm của người công chức, nhà quản lý chủ yếu là bảo đảm thực hiện mục đích, đạt kết quả tốt, hiệu quả cao. Những quy định, điều kiện để công chức thực thi nhiệm vụ có hình thức linh hoạt, mềm dẻo hơn.

   

– – Thời gian làm việc linh hoạt hơn, có thể họ làm việc trong một thời gian nhất định, có thể làm chính thức hoặc hợp đồng (có một phần thời gian làm công vụ tại nhà). Công chức cam kết về mặt chính trị cao hơn trong các hoạt động của mình, các hoạt động hành chính mang tính chính trị nhiều hơn.

 

Chính phủ

-Mọi công vụ được Chính phủ thực thi, giải quyết theo pháp luật quy định. Chức năng của Chính phủ nặng về hành chính xã hội, trực tiếp tham gia các công việc công ích xã hội.

 

  

– Chức năng của Chính phủ thuần tuý mang tính hành chính không trực tiếp liên hệ đến thị trường

 

– Các công vụ mang tính chính trị nhiều hơn, ảnh hưởng của chính trị ngày càng lớn trong hành chính. Chức năng tham gia trực tiếp các dịch vụ công cộng ngày càng giảm bớt mà thông qua việc xã hội hoá các dịch vụ đó để quản lý xã hội, nhưng vẫn có sự quản lý của Nhà nước.

   

– – Chức năng của Chính phủ đối mặt với những thách thức của thi trường.

 

 

Câu 4: Thế nào là thể chế HCNN? Các yếu tố cấu thành thể chế HCNN?

Khái niệm: Thể chế hành chính nhà nước là các quy định chung do Nhà nước xác lập trong Hiến pháp, Luật và các văn bản pháp quy tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước để thực hiện quản lý xã hội.

 

-Các yếu tố cấu thành thể chế hành chính nhà nước

1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của các cơ quan thuộc bộ máy hành chính Nhà nước từ Trung ương tới cơ sở, bao gồm:

– VB quy định tổ chức CP, Bộ

– VB quy định tổ chức UBND, Sở ban ngành

2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung của quản lý HC nhà nước trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội

          VD: về tổ chức bộ máy nhà nước thì Hiến pháp quy định có 4 cấp, cụ thể hoá là Luật Tổ chức bộ máy nhà nước, có NĐ của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn thi hành…).

3. Hệ thống văn bản quy phạm pl  quy định chế độ công vụ, công chức

                   Ví dụ:

–                                                       Luật CBCC 2008

–                                                       Luật viên chức năm 2010

–                                                        Các Nghị định, Thông tư về bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật…

4. Hệ thống các chế định về tài phán hành chính nhằm giải quyết tranh chấp hành chính giữa công dân với nền hành chính.

Ví dụ: Luật tố tụng hành chính

5. Hệ thống các thủ tục hành chính nhằm giải quyết các quan hệ giữa Nhà nước với công dân và với các tổ chức xã hội.

          Ví dụ: Bộ thủ tục hành chính chung, các thủ tục đăng ký hộ khẩu gồm những loại giấy tờ gì, ai làm…).

Câu 5: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thể chế HCNN?

  • Chế độ chính trị

Đối với Việt Nam, hệ thống chính trị bao gồm Đảng cầm quyền, Nhà nước và nhân dân vận động theo cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Mối quan hệ và sự vận động của hệ thống chính trị đó quyết định trực tiếp tới nội dung của thể chế hành chính nhà nước.

– Mọi thể chế hành chính nhà nước đều phải hướng theo sự chỉ đạo thông qua các Nghị quyết của Đảng theo các kỳ đại hội.

– Thể chế hành chính nhà nước cũng cần đảm bảo được vấn đề dân chủ của nhân dân trong khuôn khổ pháp luật vì nhà nước Việt Nam là nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa.

– Thể chế hành chính nhà nước cũng phải đảm bảo tính nhân đạo của nền hành chính nhà nước, bảo đảm quyền con người và quyền cdân

  • Nền kinh tế và vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tê

Thể chế kinh tế của mỗi quốc gia bao gồm hệ thống quy định pháp luật định hướng, can thiệp và điều tiết các hoạt động kinh tế nhằm làm cho nền kinh tế quốc dân vận động theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.

THCCNN phải đầy đủ, hoàn thiện và mang tính dự báo đối với sự phát triển của nền kinh tế

* Trình độ phát triển của quốc gia

– Thể chế hành chính nhà nước bao gồm các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thức đẩy xã hội phát triển theo định hướng của nhà nước;

– Khi xây dựng thể chế hành chính nhà nước để quản lý xã hội thì phải phù hợp với trình độ phát triển của các quan hệ xã hội trong từng giai đoạn, thời kỳ nhất định.

– Thể chế hành chính nhà nước cũng phải có tính năng vượt trội để định hướng cho sự phát triển của các quan hệ xã hội theo mong muốn của Nhà nước.

  • Văn hoá dân tộc

– Khi xây dựng thể chế hành chính nhà nước để quản lý xã hội cần tính đến những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nền văn hoá.

– Thể chế hành chính nhà nước bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc, đồng thời nó phải hạn chế và xoá bỏ những yếu tố tiêu cực trong xã hội.

  • Môi trường quốc tế

– Xây dựng và hoàn thiện thể chế phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế

– Hoàn thiện hệ thống thủ tục: thủ tục thuế quan, xuất nhập cảnh, đầu tư nước ngoài, đăng ký sở hữu trí tuệ…

– Hoàn thiện thể chế liên quan tới thị trường như thể chế về huy động vốn, tiền tệ, thị trường chứng khoán, bất động sản, thị trường lao động, thể chế về hoạt động của các cơ quan đối ngoại và những người làm công tác đối ngoại.

Câu 6: Trình bày dấu hiệu nhận biết công chức? Quan niệm công chức ở Việt Nam hiện nay?

  • Nhìn chung, công chức ở các nước trên thế giới có những dấu hiệu nhận biết chung như sau:

–                                                       Là công dân của nước đó;

–                                                       Được tuyển dụng bởi Nhà nước

–                                                       Làm việc trong các cơ quan nhà nước;

–                                                       Được trả lương từ ngân sách nhà nước;

–                                                       Làm các công việc mang tính chất thường xuyên, liên tục.

  • Quan niệm về công chức ở Việt Nam hiện nay

Khái niệm công chức: Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh nhất định, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Những nhận định sau đúng hay sai. Giải thích

– CBCC làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương. (sai, giải thích)

– CBCC là người làm việc trong bộ máy NN (sai, giải thích)

– CBCC là người đại diện cho nhà nước để thực thi quyền hành pháp (sai, giải thích)

– CBCC là những người làm việc trong biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước (đúng, giải thích)

Câu 7: Khái niệm cơ quan HCNN? phân biệt cơ quan HCNN có thẩm quyền chung và cơ quan HCNN có thẩm quyền riêng?

KN: Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan nhà nước với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, với cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức xác định nhằm thực hiện hoạt động quản lý hành chính trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Khái niệm

    CQHCNN TQ chung: Là cơ quan hành chính có chức năng và thẩm quyền quản lý mọi đối tượng, mọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi lãnh thổ được phân cấpVD:CP, UBND

    CQHCNN TQ riêng: Là cơ quan hành chính có chức năng và thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước ngành hoặc lĩnh vực theo sự phân công, phân cấp.

VD: Bộ, cơ quan ngang bộ, các sở ban ngành

P.vi tác động

  Mọi ngành, mọi lĩnh vực trong phạm vi lãnh thổ nhất định

  Một hoặc một vài ngành, lĩnh vực nhất định

Đối tượng điều chỉnh

   Mọi mối quan hệ xã hội phát sinh từ các đối tượng trong XH

   Một hoặc một vài mối quan hệ XH nhất định gắn với từng ngành, lĩnh vực

Cơ chế hoạt động

  Tập thể, quyết định theo đa số

  Thủ trưởng

H.thành lãnh đạo

  Bầu hoặc bầu + bổ nhiệm

  Chủ yếu bổ nhiệm

Ký VB

Lãnh đạo ký thay mặt

Lãnh đạo ký trực tiếp

 

Câu 8: Trình bày khái niệm Bộ máy nhà nước, Bộ máy hành chính nhà nước , Cơ quan hành chính nhà nước? Phân loại cơ quan trong HCNN?

-Khái niệm Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương và cơ sở hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước

–  Bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước với thẩm quyền, cơ cấu nhất định nhằm thực hiện quyền hành pháp của Nhà nước.

Khái niệm: Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan nhà nước với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, với cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức xác định nhằm thực hiện hoạt động quản lý hành chính trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Phân loại cơ quan hành chính nhà nước:

* Theo phạm vi thẩm quyền:

–                                                       Cơ quan có thẩm quyền chung: CP, UBNDCC

–                                                       Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn: Bộ Cq ngang Bộ, Sở ban ngành

* Theo căn cứ pháp lí để thành lập

– Các cơ quan Hiến định : CP, UBND, Các Bộ, Cq ngang bộ

– Cơ quan được thành lập trên cơ sở các đạo luật và văn bản dưới luật: gồm cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục, Cục, Vụ, Viện, Sở, phòng, ban.

* Theo phạm vi lãnh thổ

– Cơ quan hành chính ở TW: CP, Bộ cơ quan ngang Bộ

–  Cơ quan hành chính ở địa phương: UBNDCC và các Sở, ban, ngành

Câu 9:  Khái niệm chức năng HCNN, phân tích đặc điểm chức năng HCNN?

* Khái niệm: Chức năng HCNN là những phương diện hoạt động chủ yếu được hình thành thông qua quá trình phân công, chuyên môn hóa lao động của nền hành chính nhà nước nhằm thực thi quyền hành pháp

* Đặc điểm:

– Chức năng HCNN phụ thuộc vào mối quan hệ giữa hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước; Phân tích. VD

– Chức năng HCNN do Hiến pháp, Luật, các văn bản quy phạm khác quy định; Phân tích. VD

– Phân định chức năng HCNN tổng quan và chức năng của từng cơ quan HCNN cụ thể. Phân tích. VD

Câu 10: Trình bày về các phương pháp quản lí hành chính nhà nước? Lấy ví dụ minh họa?

Khái niệm: Phương pháp quản lí hành chính nhà nước là cách thức thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của bộ máy hành chính; cách thức tác động của chủ thể quản lí hành chính nhà nước lên các đối tượng quản lí nhằm đạt được hành vi xử sự cần thiết.

  • Nhóm phương pháp chung

–    Phương pháp kế hoạch hóa

  • Xây dựng chiến lược phát triển KTXH

  • Lập quy hoạch tổng thể và chuyên ngành

  • Dự báo xu thể phát triển

  • Đặt chương trình mục tiêu và xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn

  • Sử dụng pp này để tính toán các chỉ tiêu kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, các biện pháp cân đối

–    Phương pháp thống kê

  • Tiến hành điều tra, khảo sát, phân bổ sử dụng các pp tính toán

  • Thu thập số liệu, tổng hợp và chỉnh lý để tính toán tốc độ phát triển các chỉ tiêu quan trọng

  • Phân tích các nguyên nhân, dự báo tình hình của hiện tượng quản lí

–      Phương pháp toán học

  • Các cơ quan nhà nước sử dụng các máy điện toán  để thu thập số liệu xử lý và lưu trữ thông tin

  • Tính toán cân đối các liên ngành trong mọi lĩnh vực quản lí

–     Phương pháp tâm lí xã hội

Tác động vào tâm tư, tình cảm của người lđ, tạo cho họ không khí hồ hởi yêu thích công việc, gắn bó với tập thể hăng say làm việc, giải quyết các vướng mắc trong công tác, giúp đỡ giải quyết các khó khăn về cuộc sống

–     Phương pháp sinh lí học

Các cq hành chính nhà nước tiền hành bố trí nơi làm việc phù hợp với sinh lí con người, tạo ra sự thoải mái trong làm việc và tiết kiệm các thao tác không cần thiết nhằm nâng cao năng suất lao động như: bố trí phòng làm việc; bàn làm việc; ghế ngồi; màu sắc; ánh sáng…

  • Nhóm phương pháp chủ đạo

– Phương pháp thuyết phục

Là cách thức tác động của chủ thể quản lý hành chính nhà nước vào nhận thức, tình cảm nhằm nâng cao tính tự giác và khả năng làm việc của đối tượng quản lý.

– Phương pháp cưỡng chế

Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những cá nhân hoặc tổ chức nhất định trong những trường hợp mà pháp luật quy định.

– Phương pháp hành chính

Là cách thức điều hành của chủ thể quản lý hành chính nhà nước bằng việc đưa ra mệnh lệnh hành chính dứt khoát, bắt buộc thưc hiện đối với đối tượng quản lý

-Phương pháp kinh tế

Là cách thức tác động của chủ thể quản lý hành chính nhà nước lên lợi ích của  đối tượng quản lý thông qua việc sự dụng các đòn bẩy kinh tế.

Câu 11: Trình bày khái niệm quyết định HCNN và phân tích tính chất quyết định HCNN?

– Khái niệm: Quyết định quản lí hành chính nhà nước là QĐ của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước được ban hành trên cơ sở pháp luật nhà nước để giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình quản lí hành chính nhà nước.

* Tính chất quyết định quản lí hành chính nhà nước

– QĐQLHCNN mang tính quyền lực nhà nước. Phân tích. VD

– QĐQLHCNN mang tính pháp lí vì hệ quả pháp lí của quyết định là làm phát sinh, thay đổi chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Phân tích. VD

– QĐQLHCNN mang tính dưới luật, nội dung phù hợp với Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản quản lí của cơ quan quản lí cấp trên. Phân tích. VD

– QĐQLHCNN được ban hành để thực hiện quyền hành pháp của hệ thống hành chính nhà nước. Phân tích. VD

 

Câu 12: Trình bày khái niệm quyết định HCNN và phân loại quyết định HCNN?

Khái niệm: Quyết định quản lí hành chính nhà nước là QĐ của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước được ban hành trên cơ sở pháp luật nhà nước để giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình quản lí hành chính nhà nước.

  • Căn cứ vào thẩm quyền ban hành

–   Chính phủ : Nghị định, Nghị quyết liên tịch

–         Thủ tướng Chính phủ: Quyết định

–         Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Thông tư và thông tư liên tịch

–         UBND: Quyết định và chỉ thị

  • Căn cứ vào thời gian có hiệu lực của QĐ

– Có hiệu lực lâu dài đ­ợc áp dụng cho đến khi có quyết định hành chính khác thay thế.

– Có hiệu lực trong một thời gian nhất định – là những quyết định có ghi rõ thời hạn có hiệu lực, tuỳ thuộc vào thời gian giải quyết vấn đề.

– Quyết định hành chính có hiệu lực một lần chỉ giải quyết những nhiệm vụ cụ thể.

  • Căn cứ vào cấp ban hành

– Quyết định hành chính cấp Trung ­ương

– Quyết định hành chính nhà nư­ớc cấp địa phư­ơng

  • Căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh

– QĐHCNN về lĩnh vực văn hóa

– QĐHCNN về lĩnh vực y tế

– QĐHCNN về lĩnh vực giáo dục…

* Căn cứ vào tính chất và nội dung của QĐ

– QĐHC chung (QĐHCNN cơ bản)

– QĐHCNN mang tính quy phạm

– QĐHCNN cá biệt

Câu 13: Phân biệt quyết định hành chính quy phạm và quyết định hành chính cá biệt?

Chia sẻ:

Thích bài này:

Thích

Đang tải…