đề cương ôn 10 hóa – FHGJKNKM – BÀI 12: HÔ HẤP TẾ BÀO I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM **1. Khái quát hô hấp – Studocu

BÀI 12: HÔ HẤP TẾ BÀO

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

**1. Khái quát hô hấp tế bào

  1. Khái niệm**
     Hô hấp tế bào là quá trình chuyển hóa năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của ATP.
     Quá trình hô hấp xảy ra ở ti thể (sinh vật nhân thực).

Hình 12: Sơ đồ tổng quát quá trình hô hấp tế bào
1. Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp tế bào với nguyên liệu là glucôzơ.
C 6 H 12 O 6 + 6O 2 → 6CO 2 + H 2 O + năng lượng (ATP + nhiệt)
1. Đặc điểm của hô hấp tế bào
 Hô hấp là một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử → phân tử glucôzơ được phân giải dần dần, năng lượng được
giải phóng từ từ.
 Tốc độ của quá trình hô hấp tế bào phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào.
1. Vai trò của hô hấp tế bào
 Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể và tế bào.
 Tạo ra các sản phẩm trung gian cung cấp cho các phản ứng hóa sinh trong cơ thể.
2. Các giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào

Đường phân Chu trình Crep
Chuỗi truyền
êlectron hô hấp

Nơi xảy ra Ở tế bào chất. Chất nền của ti thể.
Màng trong của ti
thể.
Chất tham gia Glucôzơ Axêtyl – CoA NADH, FADH 2

Sản phẩm
Axit piruvic, ATP,
NADH.

ATP, CO 2 , NADH,

FADH 2.

H 2 O, ATP.

Sự tham gia
của oxi
Không Có Có

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Ví dụ 1 (Câu 1 – SGK trang 66): Thế nào là hô hấp tế bào? Quá trình hít thở của con người có liên quan như
thế nào với quá trình hô hấp tế bào?

Ví dụ 2 (Câu 2 – SGK trang 66): Hô hấp tế bào có thể được chia thành mấy giai đoạn chính? Là những giai
đoạn nào? Mỗi giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào diễn ra ở đâu?

Ví dụ 3 (Câu 3 – SGK trang 66): Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh
hay yếu? Vì sao?

Ví dụ 4: Quá trình hô hấp có ý nghĩa sinh học là
A. đảm bảo sự cân bằng O 2 và CO 2 trong khí quyển.

B. tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống cho tế bào.
C. chuyển hoá gluxit thành CO 2 , H 2 O và năng lượng.
D. thải các chất độc hại ra khỏi tế bào.

Ví dụ 5: Khi nói về đặc điểm của hô hấp tế bào, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
(1) Là quá trình chuyển đổi năng lượng quan trọng của tế bào và cơ thể.
(2) Là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ những chất vô cơ đơn giản.
(3) Là quá trình phân giải các chất hữu cơ thành những chất vô cơ để giải phóng ra năng lượng ATP.
(4) Có bản chất là một chuỗi ôxi hóa khử với nhiều phản ứng hóa học diễn ra liên tiếp.
(5) Diễn ra trong nhân tế bào.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Ví dụ 7: Chất nào sau đây không được phân giải trong hoạt động hô hấp tế bào?
A. glucôzơ B. fructôzơ. C. xenlulôzơ. D. galactôzơ.

Ví dụ 8: Trong quá trình hô hấp tế bào, giai đoạn tạo ra nhiều ATP nhất là
A. đường phân. B. trung gian.
C. chu trình Crep. D. chuỗi truyền êlectron hô hấp.

Ví dụ 9: Năng lượng chủ yếu được tạo ra từ quá trình hô hấp là

A. ATP. B. NADH. C. ADP

D. FADH 2

Ví dụ 10: Trong hô hấp tế bào, ATP không được giải phóng ồ ạt mà từ từ qua các giai đoạn điều này có ý nghĩa
nhằm
A. thu được nhiều năng lượng hơn. B. tránh lãng phí năng lượng.
C. tránh đốt cháy tế bào. D. thu được nhiều CO 2 hơn.

Ví dụ 11: Tại sao tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucôzơ mà phải đi vòng qua hoạt động
sản xuất ATP của ti thể?

III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1: Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng tạo ra ở giai đoạn đường phân bao gồm
A. 1 ATP, 2 NADH B. 2 ATP, 2 NADH C. 3 ATP, 2 NADH D. 2 ATP, 1 NADH
Câu 2: Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm
A. ôxi, nước và năng lượng (ATP + nhiệt).
B. nước, đường và năng lượng (ATP + nhiệt).
C. nước, khí cacbonic và đường.
D. khí cacbônic, đường và năng lượng (ATP + nhiệt).
Câu 3: Quá trình hô hấp tế bào gồm các giai đoạn diễn ra theo trật tự nào sau đây?
(1) Đường phân.
(2) Chuỗi truyền êlectron hô hấp.
(3) Chu trình Crep.
(4) Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep.
A. (1) → (2) → (3) → (4). B. (1) → (3) → (2) → (4).
C. (1) → (4) → (3) → (2). D. (1) → (4) → (2) → (3).
Câu 4: Trong quá trình hô hấp tế bào, nước được tạo ra ở giai đoạn nào sau đây?
A. Đường phân.
B. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
C. Chu trình Crep.
D. Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep.
Câu 5: Ở sinh vật nhân sơ không có ti thể thì hô hấp tế bào diễn ra ở
A. ở tế bào chất và nhân tế bào. B. ở tế bào chất và màng nhân.
C. ở tế bào chất và màng sinh chất. D. ở nhân tế bào và màng sinh chất.
Câu 6: Quá trình hô hấp tế bào (hiếu khí) giống và khác với quá trình đốt cháy như thế nào?

Ví dụ 11: Theo em câu nói “pha tối của quá trình quang hợp hoàn toàn không phụ thuộc vào ánh sáng” có chính
xác không? Vì sao?

Ví dụ 12: Trong quang hợp, ôxi được tạo ra từ quá trình nào sau đây?
A. hấp thụ ánh sáng của diệp lục. B. quang phân li nước.
C. các phản ứng ôxi hóa khử. D. chuỗi truyền êlectron.

Ví dụ 13: Pha tối quang hợp xảy ra ở
A. chất nền của lục lạp. B. các hạt grana.
C. màng tilacôit. D. các lớp màng của lục lạp.

III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1: Những đặc điểm nào sau đây thuộc về pha sáng?
(1) Diễn ra ở màng tilacôit.
(2) Diễn ra trong chất nền của lục lạp.
(3) Diễn ra quá trình quang phân li nước để tạo thành ôxi.
(4) Nhất thiết phải có ánh sáng.
A. (1), (2), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (3).
Câu 2: Khi nói về quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đường được tạo ra trong pha sáng.
B. Khí ôxi được giải phóng trong pha tối.
C. ATP sinh ra trong quang hợp là nguồn năng lượng lớn cung cấp cho tế bào.
D. Ôxi sinh ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nước.
Câu 3: Năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối chủ yếu lấy từ
A. ánh sáng Mặt Trời.
B. ATP do các ti thể trong tế bào cung cấp.
C. ATP và NADPH từ pha sáng của quang hợp.
D. năng lượng trong các hợp chất hữu cơ trong tế bào.
Câu 4: Sản phẩm tạo ra trong chuỗi phản ứng sáng của quá trình quang hợp là
A. ATP; NADPH; O 2. B. C 6 H 12 O 6 ; H 2 O; ATP.
C. ATP; O 2 ; C 6 H 12 O 6 ; H 2 O. D. H 2 O; ATP; O 2.

Câu 5: So sánh pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp bằng cách hoàn thành bảng sau:

Đặc điểm so sánh Pha sáng Pha tối
Nơi xảy ra
Điều kiện diễn ra
Bản chất
Nguyên liệu
Sản phẩm
Tên gọi

Câu 6: Thiết lập sơ đồ mối quan hệ giữa quá trình hô hấp và quá trình quang hợp. Phân tích mối quan hệ đó.
Câu 7: Phân biệt quang hợp và hô hấp.