Dạy học phát triển năng lực là gì? Phương pháp dạy theo định hướng phát triển năng lực
Cùng với sự thay đổi của thời đại, thế hệ “hạt mầm tương lai” tiếp theo đã và đang được trang bị các điều kiện cần thiết để bắt kịp xu hướng toàn cầu và đón lấy cơ hội tốt nhất. Không còn những lớp học “đọc – chép” lý thuyết và nhồi nhét kiến thức, ngày nay dạy học phát triển năng lực đang là mô hình giáo dục phổ biến dần thay thế các phương pháp giáo dục truyền thống. Để hiểu rõ hơn, bố mẹ hãy cùng iSchool tìm hiểu trong bài viết sau!
>> Xem thêm:
Mục Lục
1. Dạy học phát triển năng lực là gì?
Năng lực là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ của mỗi cá nhân. Theo đó, dạy học phát triển năng lực là mô hình giáo dục hiện đại tập trung vào mục tiêu phát triển toàn diện cho học sinh.
Các chương trình học theo phương pháp này được thiết kế bài bản qua các hoạt động giảng dạy tích cực và sáng tạo dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của giáo viên. Với cách dạy lấy người học làm trung tâm này, các em sẽ có thể khám phá được tiềm năng của bản thân và phát huy tính chủ động, tự giác cùng tinh thần học hỏi không ngừng.
Khác với cách dạy truyền thống chỉ đơn thuần là tiếp thu kiến thức từ một phía và ghi nhớ lý thuyết, phương pháp phát triển năng lực đòi hỏi khả năng vận dụng những gì được học vào thực tế để giải quyết vấn đề. Nhờ đó, học sinh có thể phát triển mọi mặt tốt hơn.
>> Tham khảo thêm:
2. Đặc điểm của dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực có các đặc điểm riêng biệt khác với cách giáo dục truyền thống, được thể hiện qua các yếu tố:
- Tính cá nhân hoá và đa dạng hoá: Đây là phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Vì vậy, chương trình giảng dạy được thiết kế phân hoá dựa vào độ tuổi, nhu cầu và khả năng của từng đối tượng. Nhờ đó, cách giáo dục này tạo được hứng thú với học sinh để giúp các em tiếp thu kiến thức một cách vừa tầm, thoải mái và dễ chịu nhất. Ngoài các môn học chính thức theo quy định, học sinh có quyền tham gia các môn học tự chọn bằng bất cứ hình thức, thời gian và địa điểm nào (học nhóm, học online, học trực tiếp…).
- Tính ứng dụng và khả năng thực hành: dạy học phát triển năng lực giúp học sinh nắm vững kiến thức và hiểu rõ được bản chất qua các hoạt động thực hành. Nhờ đó, lý thuyết không chỉ “màu xám” mà được vận dụng để giải quyết các tình huống thực tế. Điều này giúp nâng cao được cả kiến thức, thái độ và các kỹ năng sống cho trẻ.
- Xác định khả năng của từng đối tượng: nhờ cách dạy tập trung và phân hóa năng lực, học sinh có thể xác định được năng lực và sự tiến bộ của bản thân. Từ đó, các em có thể tự điều chỉnh được mục tiêu phương pháp học tập hiệu quả cho bản thân.
- Tài liệu học tập chuyên môn: các giáo án được thiết kế riêng phụ thuộc vào năng lực và nhịp độ học tập của từng học sinh, giúp khuyến khích khả năng làm việc độc lập và phát huy tối đa các kỹ năng.
>> Tìm hiểu thêm: Chương trình dạy học tích hợp ở tiểu học
3. Ý nghĩa của dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thời đại ngày nay:
- Giúp khám phá tiềm năng, thế mạnh của mỗi học sinh;
- Khơi dậy hứng thú và niềm đam mê giúp các em chủ động và tiếp thu tốt hơn trong quá trình học tập;
- Nâng cao các kỹ năng cần thiết: giải quyết vấn đề, phản biện, làm việc nhóm, sáng tạo, hợp tác…
- Tiết kiệm thời gian và công sức nhờ lộ trình học tập trung, giúp tối ưu hoá các tiết học.
- Đảm bảo chất lượng đầu ra cho học sinh, phát triển năng lực và phẩm chất một cách toàn diện.
- Vận dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn, giúp giải quyết được nhiều vấn đề đồng thời thích nghi tốt với công việc và cuộc sống trong tương lai.
4. So sánh dạy học truyền thống và dạy học phát triển năng lực
Phương pháp dạy học phát triển năng lực có những ưu điểm vượt trội hơn so với cách dạy truyền thống thể hiện ở các tiêu chí sau:
Dạy học truyền thống
Dạy học phát triển năng lực
Mục tiêu dạy học
- Hướng đến việc tiếp thu kiến thức về mặt lý thuyết chủ yếu thông qua sách vở.
- Mục tiêu chung chung, không rõ ràng và chi tiết.
- Cụ thể, có thể quan sát và đánh giá được
- Mục tiêu rõ ràng theo năng lực và nhu cầu của người học.
- Có thể đánh giá được sau từng thời điểm.
- Kiến thức thông qua nguồn tài liệu phong phú và từ thực tiễn.
Nội dung dạy học
- Thiết kế chung cho mọi đối tượng học sinh.
- Chủ yếu học qua sách giáo khoa.
- Tập trung vào lý thuyết, chưa có các hoạt động vận dụng thực hành.
- Gắn với thực tế, các xu hướng hiện đại
- Thiết kế bài học phân hóa theo năng lực và trình độ.
- Kết hợp với thực tế và các xu thế hiện đại, giúp học sinh ứng dụng được trong các tình huống.
Phương pháp dạy học
- Giáo viên đóng vai trò là người truyền đạt chính, học sinh tiếp thu thụ động.
- Sử dụng các phương pháp truyền thống: ghi chép, thuyết trình…
- Học sinh là trung tâm
- Học sinh chủ động nghiên cứu dự án
- Giáo viên chú trọng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực như thực hành, trải nghiệm, tự học…
Hình thức dạy học
Truyền đạt lý thuyết chung cho cả lớp.
Học theo dạng nhóm và cá nhân, kết hợp các bài vận dụng thực tiễn.
Đánh giá kết quả học tập
- Dựa trên khả năng thuộc bài.
- Đánh giá định kỳ.
- Đánh giá độc lập với quá trình dạy học.
- Đánh giá dựa trên khả năng ứng dụng thực tiễn.
- Quá trình đánh giá được tích hợp trong khi học.
- Đánh giá mọi thời điểm.
Quản lý dạy học
Chú trọng vào nội dung giảng dạy
Chú trọng vào năng lực của học sinh
Sản phẩm dạy học
Người học thụ động, ít khả năng giao tiếp và phản biện.
Học sinh chủ động, tự tin, có tư duy phản biện và ham học hỏi.
5. Phương pháp dạy học phát triển năng lực
Hiện nay tại các cơ sở giáo dục áp dụng rất nhiều các phương pháp dạy học phát triển năng lực khác nhau. Dưới đây là một số cách dạy phổ biến mang đến hiệu quả rõ nét.
5.1. Tổ chức các hoạt động trong quá trình học tập
Các hoạt động trong giờ học có thể tạo hứng thú cho học sinh, giúp các em tiếp thu một cách tốt hơn. Giáo viên có thể hướng dẫn khởi động đầu giờ, thảo luận nhóm, đọc sách, chơi trò chơi… để người học chủ động nghiên cứu và ghi nhớ kiến thức. Các hoạt động này làm bầu không khí lớp học sôi nổi, đem đến hiệu quả tiếp thu tối ưu nhất.
5.2. Dạy học thông qua tương tác và hợp tác
Trong mô hình giáo dục này, học sinh là trung tâm của bài giảng. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn và hỗ trợ khi cần thiết. Vì vậy, sự tương tác hai chiều giữa người dạy và người học vô cùng quan trọng. Thầy cô sẽ liên tục đặt các câu hỏi đồng thời khai thác các ý kiến phản biện từ học sinh. Điều này giúp các em chủ động hơn trong học tập, rèn luyện được các kỹ năng cho bản thân như: phản biện, giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình… Qua các câu trả lời và ý kiến được trình bày, giáo viên sẽ hiểu rõ được sở trường và sở đoản của học sinh, từ đó có thể đồng hành tốt nhất trong quá trình học tập.
5.3. Dạy học có sự phân hoá
Mỗi người sinh ra đều có điểm mạnh, nhu cầu và sở thích khác nhau. Vì vậy, dạy học phát triển năng lực hướng đến và đề cao tính cá nhân hoá của từng học sinh. Các bài học được thiết kế phân hoá để phù hợp với trình độ tiếp thu và khả năng lĩnh hội kiến thức giúp người học thoải mái, không bị áp lực và hứng thú hơn với các bài học. Giáo viên cần biên soạn giáo án hợp lý, đồng thời sớm nhận diện các điểm mạnh của từng học sinh để phát triển tiềm năng của các em. Mô hình giáo dục này giúp đánh giá chính xác năng lực của mỗi người.
5.4. Hướng dẫn để học sinh tự học
Hiện nay, tự học là một kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp khơi gợi năng lực nghiên cứu, tư duy logic và tự giải quyết các vấn đề của học sinh. Để đạt được hiệu quả tối ưu nhất, giáo viên cần hướng dẫn và hỗ trợ các em trong quá trình tự học bằng cách đưa ra gợi ý, định hướng và cung cấp các tài liệu cần thiết… Thông qua phương pháp này, người học sẽ tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc và chắc chắn, hiểu rõ được bản chất vấn đề bởi không cần phải thông qua lối suy nghĩ của người khác.
5.5. Dạy học đi cùng với đánh giá
Đánh giá sau một quá trình là cách để xác định hiệu quả học tập, kịp thời chỉnh sửa những khuyết thiếu đồng thời phát huy các ưu điểm. Sự kiểm tra, đánh giá của thầy cô vừa hỗ trợ học sinh vượt qua các khó khăn, vừa tạo động lực giúp các em học tập tốt hơn. Điều này tạo điều kiện cho người học hiểu được tầm quan trọng và cần chú tâm cả kiến thức lẫn năng lực. Từ đó, các em sẽ chủ động hơn trong quá trình rèn luyện để cải thiện các kết quả đánh giá.
5.6. Dạy học gắn với thực tiễn
Các kiến thức không được vận dụng trên thực tế đều dễ dàng và nhanh chóng bị quên lãng. Vì vậy, các bài học cần mang tính ứng dụng cao, giúp học sinh cảm nhận được ý nghĩa của kiến thức và kỹ năng được học. Điều này giúp các em đam mê và hứng thú hơn trong các bài giảng. Bên cạnh đó, người học cũng có thể phát triển toàn diện và thích nghi tốt trong cuộc sống hằng ngày.
Trường Hội nhập Quốc tế iSchool với các bài học về phát triển năng lực cho học sinh
Trường Hội nhập Quốc tế iSchool không ngừng phát triển môi trường học tập mà ở đó học sinh là trung tâm thông qua Chương trình giáo dục Hội nhập Quốc tế. Đồng thời, iSchool đã và đang xây dựng đội ngũ giáo viên và nhân viên vững mạnh, chuyên nghiệp không chỉ được đào tạo chuyên sâu các phương pháp giảng dạy tiệm cận với những nền giáo dục phát triển, mà còn được bồi dưỡng tâm hồn, tư duy tích cực để đồng hành và khai phá tiềm năng của mỗi học sinh.
Trường luôn đặt mục tiêu xây dựng một thế hệ học sinh phát triển toàn diện về trí – thể – lực và một tâm hồn giàu tình thương, văn hoá bản sắc Việt Nam. Tất cả đều hướng đến một mục tiêu đào tạo nên những công dân toàn cầu độc lập, bản lĩnh và sẵn sàng đáp ứng những thay đổi nhanh chóng, đầy tính thách thức của thế giới ngày nay. Đặc biệt, tại iSchool có chương trình dạy học phát triển năng lực cho học sinh các cấp. Để biết thêm thông tin chi tiết, phụ huynh có thể liên hệ của iSchool qua:
- Điện thoại: 0789 166 588
- Email: [email protected]
Bài viết trên của iSchool đã tổng hợp thông tin về mô hình dạy học phát triển năng lực cho học sinh hiện nay. Mong rằng quý phụ huynh đã có cái nhìn tổng quan nhất về phương pháp giáo dục tích cực này để có thể lựa chọn cách học phù hợp với các em. Học sinh có thể khám phá tiềm năng bản thân và phát triển toàn diện khi được giáo dục đúng cách!
>> Các bài viết cùng chủ đề: