Dạy học phát triển năng lực giải quyết các bài toán thực tiễn – 123docz.net
Một phần của tài liệu TÌM HIỂU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY TOÁN LỚP 1 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN QUỐC TOẢN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG NĂM 2018
7. Cấu trúc của khóa luận
2.5. Dạy học phát triển năng lực giải quyết các bài toán thực tiễn
– Quá trình dạy học toán cần thực hiện sao cho để HS nắm vững được kiến thức toán
học, hướng tới vừa sử dụng thành thạo các kiến thức cơ bản của toán học và quy trình
chung để giải các bài toán thực tiễn. Việc hiểu sâu sắc và sử dụng thành thạo các kiến
thức cơ bản vào việc học tập và ứng dụng là điều kiện cần thiết cho việc vận dụng kiến
thức toán vào thực tiễn đạt được mục tiêu.
– Phải tạo cơ hội để học sinh được rèn luyện các kĩ năng chung, các kĩ năng gắn bó
chặt chẽ với năng lực giải quyết các bài toán thực tiễn, đặc biệt là kĩ năng chuyển đổi từ
tình huống thực tiễn thành mô hình toán học của tình huống đó.
– Chú trọng rèn luyện các thao tác tư duy cơ bản, phân tích, tổng hợp, tương tự hóa,
gắn với các hoạt động huy động, tổ chức, phân tích, liên kết (theo G. Polya) khi tìm kiếm
giải pháp giải quyết vấn đề (trên mô hình toán học đã có).
– Tạo điều kiện để HS tiếp xúc, giải quyết các bài toán thực tiễn trong học tập, trong
thực hành, tự mình tìm kiếm, sưu tầm, hình thành các bài toán thực tiễn.
– Xây dựng một hệ thống các bài toán thực tiễn(chứa trong mọi chương mục thuộc
nội dung môn Toán ở từng lớp).
Như đã được nêu trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 [4], năng lực giải
quyết vấn đề là một trong những năng lực chung cốt lõi được xác định cần hình thành
và phát triển cho HS. Việc đánh giá mức độ đạt được các yêu cầu về năng lực chung của
HS từng cấp học được thực hiện thông qua nhận xét các biểu hiện chủ yếu của các thành
tố trong từng năng lực.
Vì vậy, qua việc xác định quan niệm về năng lực giải quyết các bài toán thực tiễn
và tham khảo một số tài liệu liên quan tôi xác định một số hoạt động trong dạy học phát
triển năng lực giải quyết các bài toán thực tiễn cho HS như sau:
TT Các năng lực thành phần Hoạt động học tập khi giải quyết các bài
toán thực tiễn
thu nhận được thông tin từ
tình huống thực tiễn
1b – Xác định các thông tin toán học (liệt kê
những số liệu, dữ kiện toán học liên quan đến
bài toán)
2 Năng lực chuyển đổi thông
tin từ tình huống thực tiễn về
mô hình toán học
2a – Kết nối được các kiến thức, thông tin liên
quan
2b – Diễn đạt vấn đề bằng ngôn ngữ toán học
3 Năng lực tìm kiếm chiến
lược giải quyết mô hình
toán học
3 – Sử dụng những kiến thức, kĩ năng được học
để tìm kiếm chiến lược giải quyết mô
hình toán học
4 Năng lực thực hiện chiến
lược để tìm ra kết quả
4a – Lựa chọn, sử dụng phương pháp và công
cụ toán học phù hợp để giải quyết vấn đề đã
được thiết lập dưới dạng mô hình toán học
4b – Trình bày lời giải, lập luận chặt chẽ, logic
5 Năng lực chuyển từ kết quả
giải quyết mô hình toán học
sang lời giải của bài toán thực
tiễn
5a – Xem xét, lựa chọn kết quả đã tìm được
qua giải quyết mô hình toán học phù hợp với
đặc điểm của tình huống trong bài toán
5b – Trả lời yêu cầu của bài toán
6 Năng lực đưa ra các bài toán
khác (nếu có thể)
6 – Sử dụng các thao tác khái quát hóa hoặc
tương tự để đưa ra bài toán mới
Bảng 3: Các hoạt động phát triển năng lực giải quyết các bài toán thực tiễn
Các hoạt động này được cụ thể hóa như sau:
1a – Tìm hiểu, xác định vấn đề cần giải quyết:
HS cần tìm hiểu ngữ cảnh của bài toán để hiểu về tình huống thực tế có trong bài
toán, xác định rõ yêu cầu cần giải quyết của bài toán là gì?
1b – Xác định các thông tin toán học (liệt kê những số liệu, dữ kiện toán học liên
quan đến bài toán):
nhiều thông tin khác nhau, có những thông tin để mô tả rõ hơn về ngữ cảnh, có những
thông tin cần thiết cho việc tính toán. Vì vậy, HS cần phải biết trích xuất các thông tin
cần thiết để xác định những thông tin toán học (liệt kê những số liệu, dữ kiện toán học
liên quan đến bài toán) nhằm giúp cho việc chuyển sang mô hình toán học được thuận
lợi.
2a – Kết nối được các kiến thức, thông tin liên quan:
HS cần phải kết nối được các thông tin liên quan để xác định mối quan hệ toán
học, tạo điều kiện cho việc chuyển sang mô hình toán học.
2b – Diễn đạt vấn đề bằng ngôn ngữ toán học:
HS cần diễn đạt vấn đề bằng ngôn ngữ toán học để chuyển sang mô hình toán
học là những bài toán “toán học thuần túy” quen thuộc với HS.
3- Sử dụng những kiến thức, kĩ năng được học để tìm kiếm chiến lược giải quyết
mô hình toán học:
Sau khi có mô hình toán học, HS cần có các định hướng, các chiến lược để giải
quyết mô hình toán học đó.
4a – Lựa chọn, sử dụng phương pháp và công cụ toán học phù hợp để giải
quyết vấn đề đã được thiết lập dưới dạng mô hình toán học:
Sau khi tìm các chiến lược để giải mô hình toán học, HS cần lựa chọn chiến
lược phù hợp để giải quyết được mô hình toán học đó.
4b – Trình bày lời giải, lập luận chặt chẽ, logic:
HS cần trình bày lời giải mô hình toán học để có được kết quả cho việc trả lời
yêu cầu của bài toán.
5a – Xem xét, lựa chọn kết quả đã tìm được qua giải quyết mô hình toán học
phù hợp với đặc điểm của tình huống trong bài toán:
Các kết quả của mô hình toán học cần được đối chiếu với điều kiện để phù hợp
với tình huống thực tiễn.
2.5.1. Dạy học Toán theo năng lực giải quyết vấn đề
Mỗi hoạt động dạy học khi được thực hiện cần dựa trên nguyên tắc nào đó. Trên
cơ sở vận dụng lí thuyết cân bằng của J. Piaget “Đối với hầu hết mọi người, đào tạo có
những nhà phát minh, những nhà cải cách – chứ không phải những người chỉ biết tuân
thủ.” và Vùng phát triển gần của L.X. Vygotski “Vùng phát triển gần là khoảng cách
giữa trình độ phát triển hiện tại của người học được xác định qua việc giải quyết vấn đề
một cách độc lập và trình độ phát triển tiềm tàng được xác định thông qua sự hướng
dẫn của người lớn hay cộng tác cùng các thành viên cùng trang lứa có khả năng hơn”
việc dạy học toán theo năng lực giải quyết vấn đề cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản
sau:
Thứ nhất, HS phải được học thông qua việc quan sát các sự vật, hiện tượng xảy
ra hàng ngày, gần gũi với đời sống; HS thực hành qua đó thu nhận kiến thức mới.
Thứ hai, HS phải được trải qua quá trình tìm hiểu, suy nghĩ và lập luận; đưa ra
tranh luận trước tập thể những suy nghĩ và lập luận của mình. Từ đó các em tự điều
chỉnh nhận thức và lĩnh hội tri thức mới.
Thứ ba, những hoạt động do GV đề xuất cho HS được tổ chức theo một tiến trình
dạy học nhằm nâng cao dần mức độ tiếp thu tự lực và sáng tạo. Các hoạt động này phải
làm cho các nội dung học tập được nâng cao lên và dành phần lớn hoạt động ở trường
cho sự tự chủ của HS.
Thứ tư, qua các hoạt động, HS chiếm lĩnh dần các khái niệm toán học và kỹ năng
thực hành, kèm theo đó là củng cố và phát triển ngôn ngữ viết và nói. Khuyến khích HS
ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của riêng mình.
Thứ năm, GV hướng dẫn HS sử dụng các công cụ toán học thành thạo, từ đó HS
tự phát hiện ra các ưu, nhược điểm của chúng để linh hoạt lựa chọn, sử dụng cho phù
hợp.
Thứ sáu, dạy học Toán theo năng lực giải quyết vấn đề không chỉ quan tâm đến
kết quả mà còn quan tâm đến cả quá trình HS phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề và vận
dụng kiến thức để xử lí các tình huống trong thực tiễn cuộc sống.
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn đã nêu ở trên, theo chúng tôi, dạy học
môn Toán ở Tiểu học nói chung và môn Toán lớp 1 nói riêng theo năng lực giải quyết
vấn đề nghĩa là trong quá trình dạy học môn Toán, GV cần tổ chức các hoạt động dạy
học linh hoạt, hợp lí, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp để HS tư duy,
tự tìm tòi – khám phá kiến thức, sử dụng các kĩ năng để giải quyết vấn đề, phát hiện kiến
thức mới và thực hành, vận dụng vào thực tế cuộc sống.
tiên phong trong đổi mới – đổi mới cả tư duy cả phương pháp, hình thức dạy học, tích
cực nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân… nhằm giúp HS kiến tạo
tri thức của cho chính mình một cách linh hoạt, tích cực, chủ động và sáng tạo. GV cần
xây dựng một không gian học tập mà ở đó HS có cơ hội được quan sát, được tự mình
thực hành, trải nghiệm dựa trên vốn kiến thức, kinh nghiệm đã có của bản thân để tìm
ra phương án giải quyết các tình huống đặt ra trong quá trình học Toán và trong đời sống
hàng ngày. Với những trải nghiệm đó, HS không những được phát triển các năng lực
chung và năng lực toán học, nắm vững những kiến thức, kĩ năng toán học cần thiết mà
còn làm cho HS bước đầu nhận biết các biện pháp, cách thức vận dụng kiến thức toán
học vào giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, đồng thời giúp các em thực
sự tự tin vào kết quả học tập của chính mình.
Bên cạnh đó, việc GV đánh giá theo năng lực cũng góp phần nâng cao hiệu quả
dạy học theo năng lực giải quyết vấn đề cho HS, qua quan sát, đánh giá thường xuyên,
đánh giá định kì bằng các bài kiểm tra, các sản phẩm học tập… mà GV đánh giá quá
trình hoạt động học tập của HS để đạt được kết quả, có hướng điều chỉnh cách dạy phù
hợp hơn, hướng HS đạt được mục tiêu cuối cùng của môn học.